Thực tiễn thực hiện biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản để đảm bảo thi hành án

Một phần của tài liệu các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự - thực tiễn tại quảng bình (Trang 51 - 56)

KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP

2.1.3.Thực tiễn thực hiện biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản để đảm bảo thi hành án

quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản để đảm bảo thi hành án

Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản là một trong các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.Với những thuận lợi và khó khăn nhất định, đây cũng là biện pháp được các chấp hành viên sử dụng khá phổ biến và trên thực tế đã phát huy hiệu quả. Theo số liệu thống kê về thi hành án dân sự cho thấy có đến 85% trong tổng số các vụ việc được tổ chức thi hành có liên quan đến đối tượng tài sản thi hành án hoặc bị xử lý để thi hành án là bất động sản hoặc tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo quy định của pháp luật.

Qua bảng thống kê số các vụ việc áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản để đảm bảo thi hành án qua các năm (bảng 2.3) có thể thấy Chi cục thi hành án dân sự thành phố Đồng Hới là đơn vị có số vụ ra quyết định dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản để đảm bảo thi hành án là cao nhất. Năm 2013 lên đến 8 vụ. Cao

nhất so với các đơn vị khác trên địa bàn. Mặt khác, từ khi Luật THADS 2008 có hiệu lực đến nay, Chi cục cục thi hành án dân sự thành phố Đơng Hới có tổng số vụ áp dụng biện pháp pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản là 26 vụ, tiếp đến là chi cục thi hành án dân sự huyện Quảng Ninh 20 vụ; Chi cục thi hành án dân sự Quảng Trạch 17 vụ , Chi cục thi hành án dân sự Lệ Thủy 15 vụ; Chi cục thi hành án dân sự Minh Hóa 10; Chi cục thi hành án dân sự Tuyên Hóa 10 vụ.

Tuynhiên, qua gần 04 năm thực hiện, việc áp dụng biện pháp này cũng bắt đầu bộc lộ một số vướng mắc, bất cập cần giải quyết triệt để. Qua thực tiễn thực hiện biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản, tác giả rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, Luật Thi hành án dân sự quy định: “Trong phạm vi nhiệm

vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc thi hành án và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên theo quy định của Luật này" (Điều 11). Tuy nhiên việc phối hợp như thế nào, trách nhiệm đến đâu cũng không được quy định cụ thể như đã phân tích ở biện pháp phong tỏa tài khoản. Luật nhắc đến là vậy, nhưng trên thực tế, có làm mới thấy có được sự hỗ trợ, hợp tác từ những cơ quan hữu quan thật không phải dễ.

Thứ hai, thực tế hiện nay để tạm dừng giao dịch tài sản của đối tượng

phải thi hành án, rất ít cơ quan thi hành án, Chấp hành viên ra quyết định và thông báo áp dụng biện pháp tạm dừng, mà thơng thường cơ quan thi hành án có văn bản gửi một số cơ quan chức năng có liên quan đề nghị tạm dừng giao dịch tài sản; văn bản của cơ quan thi hành án có những đặc điểm cơ bản sau:

Về hình thức: là một văn bản hành chính với một số tiêu đề trích yếu như: V/v Tạm ngưng giải quyết thủ tục chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố đối với căn nhà và phần đất của ông (bà)… tọa lạc tại...; Về việc hỗ trợ thi

hành án hay V/v không cho chuyển nhượng tài sản; Văn bản do thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan thi hành án hoặc Chấp hành viên ký.

Về nội dung: nêu căn cứ thi hành án, căn cứ xác minh,... và nội dung cơ bản là: Để đảm bảo quyền lợi cho người được thi hành án, tránh người phải thi hành án có tài sản nhưng cố tình tẩu tán, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Căn cứ quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 178, Luật Thi hành án dân sự, đề nghị quý cơ quan tạm ngưng thủ tục (hoặc không cho) chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố đối với tài sản ( nhà, phương tiện…), đến khi nào ông ( bà) …thi hành án xong.

Như vậy, việc đề nghị thực hiện việc tạm dừng giao dịch tài sản như trình bày trên là khơng đúng với quy định của Luật Thi hành án dân sự; về mặt pháp lý là một văn bản hành chính, mang tính chất trao đổi, phối hợp, hỗ trợ khơng có giá trị bắt buộc thi hành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, vì theo quy định của Luật Thi hành án dân sự tại các điều nêu trên thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp và thực hiện theo yêu cầu của cơ quan thi hành án, Chấp hành viên khi cơ quan thi hành án, Chấp hành viên thực hiện theo quy định của Luật này là Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng. Với việc ra văn bản đề nghị mà không ra quyết định tạm dừng thì có nhiều thuận lợi cho cơ quan thi hành án, Chấp hành viên như: thời gian thực hiện tạm dừng lâu dài, không bị khống chế về thời gian, không bị ràng buộc bởi việc phải kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng, không phải chịu trách nhiệm pháp lý như việc ra quyết định tạm dừng, nhưng sẽ gây ra những khó khăn, bất cập cho cơ quan tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp. Nếu khơng có sự nhìn nhận để thực thi đúng quy định của pháp luật về việc thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành án, có thể phát sinh những hệ quả pháp lý như:

Phát sinh tranh chấp, khiếu nại của tổ chức, cá nhân cho là quyền và lợi ích của họ bị xâm hại do việc thực hiện hay từ chối công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch khi có văn bản đề nghị tạm dừng giao dịch tài sản

của cơ quan thi hành án. Nếu thực hiện công chứng, chứng thực tức là không thực hiện theo đề nghị của cơ quan thi hành án, đối tượng được thi hành án khiếu nại việc thực hiện công chứng, chứng thực là vi phạm pháp luật vì cho rằng đã khơng thực hiện trách nhiệm phối hợp theo quy định tại Điều 11 của Luật Thi hành án dân sự, nên đã tạo điều kiện cho đối tượng phải thi hành án trốn tránh nghĩa vụ thi hành án và đã xâm hại đến quyền và lợi ích của họ.

Nếu từ chối công chứng, chứng thực và thực hiện theo đề nghị tạm dừng của cơ quan thi hành án, khi các bên yêu cầu đã cung cấp đầy đủ hồ, giấy tờ và chứng minh được tài sản đủ điều kiện tham gia giao dịch, việc từ chối là vi phạm pháp luật về công chứng, chứng thực, đối tượng yêu cầu có quyền khiếu nại (theo Điều 63 Luật Cơng chứng), nếu có căn cứ cho rằng việc từ chối cơng chứng là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình và gây thiệt hại cho các bên liên quan thì cơng chứng viên phải bồi thường thiệt hại.

Khi đã xảy ra tranh chấp, khiếu nại thì việc giải quyết phải mất nhiều thời gian, công sức của nhiều cơ quan, nhiều cấp và trong giải quyết khó xác định được trách nhiệm của cơ quan thi hành án, Chấp hành viên; của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp và của cá nhân người yêu cầu thi hành án, được thể hiện như:

Đối với cơ quan và người thực hiện công chứng, chứng thực không thực hiện theo đề nghị tạm dừng của cơ quan thi hành án và thực hiện công chứng, chứng thực theo yêu cầu là không vi phạm pháp luật và cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án không đúng quy định của Luật Thi hành án dân sự (không ra quyết định) và đương nhiên không phát sinh trách nhiệm pháp lý. Trường hợp thực hiện theo đề nghị của cơ quan thi hành án, từ chối công chứng, chứng thực, khi có căn cứ cho rằng việc từ chối là trái pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Đối với cơ quan thi hành án Chấp hành viên, theo quy định của Luật Thi hành án dân sự có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, tức là có quyền ra quyết định tạm dừng, đồng thời phải chịu trách nhiệm về việc áp dụng biện pháp đó, trường hợp ra văn bản đề nghị sẽ không phát sinh trách nhiệm.

Đối với người yêu cầu thi hành án, đồng thời yêu cầu áp dụng biện pháp, nếu yêu cầu không đúng, phát sinh thiệt hại thì phải bồi thường, nhưng cơ quan thi hành án không thực hiện việc ra quyết định áp dụng biện pháp tạm dừng thì khơng phát sinh trách nhiệm pháp lý.Quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước sẽ không được bảo vệ do hiệu lực pháp lý của văn bản đề nghị sẽ không được thực thi triệt để như một quyết định được điều chỉnh bởi Luật Thi hành án dân sự.Để pháp luật được nghiêm minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, thực hiện tốt việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân, trong hoạt động của cơ quan, đơn vị và cá nhân với trách nhiệm của mình phải thực hiện nghiêm quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản còn bộc lộ một số hạn chế như:

Việc đăng ký các giao dịch, kê khai thu nhập, tài sản chưa thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để nên việc quản lý, nắm bắt các thông tin về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và các tài sản, thu nhập khác của người phải thi hành án khơng thực hiện được, khơng có cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc tra cứu, sử dụng khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự về tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. Mặt khác, pháp luật chưa quy định chế tài cụ thể đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên trong việc cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập của người phải thi hành án khi áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản nên nhiều trường hợp họ đã không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên.

Bên cạnh đó, quy định thời hạn áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản như hiện nay trong nhiều trường hợp là quá ngắn để thực hiện.

Với nội đung trao đổi này, tác giả muốn nói lên một thực tế đã và đang xảy ra để chúng ta cùng nhìn nhận và với vai trị trách nhiệm của mỗi người giải quyết công việc ngày càng tốt hơn, hiệu quả phục vụ ngày càng cao hơn.

2.2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bảođảm thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự - thực tiễn tại quảng bình (Trang 51 - 56)