Dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học văn học nước ngoài cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra ( chương trình ngữ văn 11, ban nâng cao) (Trang 35 - 49)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.3.Dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra

1.2. Lí thuyết về chuẩn đầu ra

1.2.3.Dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra

1.2.3.1. Dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra

Yêu cầu của dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra là:

- Dạy học hướng đến hình thành các kĩ năng, thao tác (các chuẩn ) - Dạy học hướng đến đánh giá thực (authentic assessment) hay còn gọi là đánh giá thực hiện – đánh giá quá trình thực hiện, thông qua sản phẩm, nhiệm vụ học tập mà người học thực hiện theo mục tiêu dạy học.

- Dạy học hướng tới hình thành năng lực chun biệt của mơn học Theo UNESCO thì người học phải có 4 năng lực cơ bản là [11]: + Năng lực nhận thức

+ Năng lực hành động

+ Năng lực quản lí và lãnh đạo + Năng lực giao tiếp và truyền thông

1.2.3.2. Ưu điểm của dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra

- Giúp học sinh có thể hình dung trước, lường trước được mình sẽ đạt được gì về kiến thức kĩ năng, thái độ sau khi học xong chương trình, mơn học, bài học… thơng qua các phương pháp dạy học.

- Giúp học sinh biết cách sử dụng sử dụng các phương pháp học tập nào để đạt được các mục tiêu của bài học, môn học đã đặt ra.

- Giúp học sinh, đặc biệt là học sinh trung bình có thể biết được những chuẩn tối thiểu cần phải đạt sau khi kết thúc bài học, mơn học, chương trình học…

- Tạo cơ hội cho học sinh có năng khiếu có thể phát triển các kĩ năng đặc biệt của mình thơng qua các chuẩn.

- Giúp học sinh thấy rõ trong quá trình học tập chuẩn nào đã đạt được, chuẩn nào chưa đạt… để từ đó điều chỉnh quá trình học tập của mình để đạt được các chuẩn đã đặt ra.

- Làm cho quá trình đánh giá trở nên rõ ràng đối với người học. Và người học cũng dễ dàng thấy được mục đích của việc đánh giá. Việc đối chiếu với các chuẩn đầu ra của module môn học cũng giúp củng cố thêm điều này. Đồng thời dạy học theo chuẩn đầu ra cịn giúp cho học sinh có năng lực tự đánh giá quá trình học tập của mình thơng qua các chuẩn đầu ra được đặt ra.

- Kiểm tra, đánh giá dựa vào các chuẩn sẽ khách quan và công bằng hơn, hạn chế được những tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá như tính chủ quan của người kiểm tra, đánh giá…

- Góp phần để kiểm định, đánh giá lại quá trình dạy-học. Người dạy và người quản lí giáo dục có thể căn cứ vào một hệ thống chuẩn đầu ra để nghiệm thu đầu đã ra đó.

- Làm căn cứ để kiểm sốt định hướng q trình dạy-học bảo đảm từng khâu, bước dạy - học không lệch hay xa chuẩn.

1.2.3.3. Cách thiết kế chuẩn đầu ra trong quá trình dạy học

Một chương trình hay học phần có cấu trúc tốt thì phải thể hiện được rõ ràng chuẩn đầu ra và các bài tập đánh giá trong chương trình, học phần đó. Điều đó, địi hỏi người giáo viên ngồi thiết kế chuẩn đầu ra, phải thiết kế bài tập phù hợp và phân chia các tiêu chí sao cho người học có thể đạt được chuẩn đầu ra theo yêu cầu. Để đạt được các chuẩn đầu ra đó, giáo viên phải sử dụng các phương pháp dạy học, các phương tiện và tổ chức được hoạt động dạy học phù hợp trên lớp. Mối quan hệ giữa chuẩn đầu ra với phương pháp dạy học, bài tập đánh giá cũng làm cho quá trình dạy học trở nên minh bạch, rõ ràng đối với người học. Học sinh sẽ biết được học xong chương trình này, học phần này sẽ đạt được những gì, sẽ làm được thơng qua các phương pháp học tập. Đồng thời, các bài tập kiểm tra, đánh giá cũng giúp người học có thể tự kiểm tra việc đạt được chuẩn của mình ở mức độ nào.

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cách thiết kế chuẩn đầu ra

Sơ đồ trên được giải thích cụ thể như sau:

* Viết chuẩn đầu ra:

Chuẩn đầu ra phải chỉ rõ mức thấp nhất mà học sinh có thể đạt được (gọi là mức ngưỡng). Nghĩa là, sau khi học xong chương trình, mơn học, bài học… tất cả học sinh phải đạt được yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, thái độ đã được đưa ra trong chuẩn. Vì thế, trong khi thiết kế, giáo viên phải xây dựng một số tiêu chuẩn trọng tâm, một số tiêu chuẩn thấp, và một số tiêu chuẩn cao hơn để học sinh khá giỏi có thể đạt được.

Trong chuẩn đầu ra phải chỉ rõ hệ thống các năng lực, các kĩ năng mà người học cần phải đạt được. Hệ thống năng lực theo UNESCO gồm 4 năng lực cơ bản [11]: Chuẩn đầu ra Hệ thống năng lực, kỹ năng Hệ thống các thao tác, hành vi vụ thể Hệ thống mục tiêu Hình thức tổ chức dạy học

Phƣơng pháp Phƣơng tiện Kiểm tra, đánh giá

- Năng lực nhận thức bao gồm: + Kiến thức và sự hiểu biết;

+ Khả năng cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ trong mơi trường thực tế và xã hội.

- Năng lực hành động bao gồm:

+ Khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống và học tập; + Khả năng phát triển các kĩ năng trong bối cảnh phát triển khoa học công nghệ;

+ Khả năng và thái độ trong học tập, lao động. - Năng lực quản lí và lãnh đạo bao gồm:

+ Khả năng làm việc độc lập; + Khả năng làm việc theo đội; + Khả năng ra quyết định.

- Năng lực giao tiếp và truyền thông + Khả năng giao tiếp;

+ Khả năng giao tiếp liên nhân cách;

+ Khả năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

Từ hệ thống năng lực như trên, người dạy phải chỉ ra hệ thống các thao tác và hành vi cụ thể trong quá trình học tập để người học có thể đạt được những năng lực và kĩ năng đã đặt ra.

Để xây dựng hệ thống kĩ năng theo chuẩn đầu ra ta có thể thiết kế theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.3. Sơ đồ phát triển kĩ năng theo chuẩn đầu ra

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THEO CHUẨN ĐẦU RA

Để viết được chuẩn đầu ra của chương trình có thể bắt đầu bằng cụm từ: “Mô ̣t người ho ̣c thành cơng từ chương trình này sẽ có khả năng…” Để viết được chuẩn đầu ra của học phần hay bài học, có thể bắt đầu bằng cụm từ:

“Hoàn thành thành công học phần này, bài học này, người học sẽ có khả năng…”

Những cụm từ này sẽ dẫn dắt giáo viên sử dụng các đô ̣ng từ hà nh đô ̣ng sao cho người học có thể thể hiện, phát huy khả năng mà họ đã học được hoặc đa ̣t đươ ̣c (đã ghi trong chuẩn đầu ra ). Ta có thể sử dụng các động từ liên hệ với chuẩn đầu ra về mặt kiến thức như: nhớ, biết, hiểu,... hoặc các động từ hoạt động như: giải quyết, đánh giá, phân tích, nhận xét… – để chỉ ra cách mà người học có thể thể hiện sự lĩnh hội kiến thức của mình.

Năng lực Kĩ năng 1 Kĩ năng 1 Kĩ năng 3 Kĩ năng 3 Kĩ năng 2 Nhiệm vụ thực hiện (kĩ năng) Thao tác thực hiện (hành vi cụ thể)

Các bước thực hiện, công cụ v.v.

Chung

Trong khi thiết kế chuẩn đầu ra, chỉ nên sử dụng mô ̣t đô ̣ng từ trên mỗi chuẩn đầu ra , sử dụng cấu trúc câu đơn giản , tránh sự giải thích sai lệch . Đặc biệt, trong chuẩn đầu ra được viết tránh sử dụng tiếng địa phương, tiếng lóng khi không cần thiết. Nếu cần thiết dùng , người giáo viên nên có câu giải thích để đảm bảo sự rõ ràng.

Có thể sử dụng nguyên tắc phân loa ̣i Bloom để xây dựng các mức độ cần đạt về năng lực nhận thức. Mặc dù, nguyên tắc phân loại này được xây dựng khá lâu, song vẫn có ý nghĩa khi xây dựng các chuẩn. Theo bảng phân loại tư duy năm 1956 thì Bloom xác đ ịnh sáu mức độ của việc học là: Biết (nhớ), hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá . Hai mức độ đầu tiên liên quan đă ̣c biê ̣t đến kiến thức và sự hiểu biết, trong khi bớn mức độ cịn lại bao gồm những kỹ năng trí thức . Điều đó được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 1.1: Bảng phân loại tư duy của Bloom

Kĩ năng Khái niệm Từ khố

Biết Nhớ lại thơng tin Xác định, miêu tả, gọi tên, phân loại,

nhận biết, mô phỏng, làm theo…

Hiểu Hiểu nghĩa, diễn giải khái

niệm

Tóm tắt lại, biến đổi, biện hộ, giải thích, lĩnh hội, lấy ví dụ…

Vận dụng

Sử dụng thông tin hay khái niệm trong tình huống mới

Thiết lập, thực hiện, tạo dựng, mô phỏng, dự đốn, chuẩn bị…

Phân tích

chia nhỏ thơng và khái niệm thành những phần nhỏ hơn để hiểu đầy đủ hơn

So sánh/đối chiếu, phân chia, phân biệt, lựa chọn, phân tách…

Tổng hợp Ghép các ý với nhau để tạo

nên nội dung mới

Phân loại, khái quát hoá, cấu trúc lại…

Đánh giá Đánh giá chất lượng Đánh giá, phê bình, phán đốn,chứng

Đến năm 1999, TS. Lorin Anderson đã đề xuất phiên bản mới về phân loại tư duy của Bloom như sau:

Bảng 1.2: Bảng phân loại tư duy của Bloom theo đề xuất của TS. Lorin Anderson

Quá trình nhận thức Khái niệm Từ khóa

Nhớ Lấy những thơng tin chính thức từ bộ nhớ.

Biết, nhớ…

Hiểu Tìm ra ý nghĩa từ những tài liệu giảng dạy hoặc kinh nghiệm giáo dục.

Giải thích, tìm ví dụ minh họa, phân loại, tóm tắt, suy luận, so sánh, giải thích…

Vận dụng Sử dụng tiến trình Thi hành, thực hiện....

Phân tích

Chia khái niệm thành những phần nhỏ và chỉ ra mối liên hệ của chúng tới tổng thể.

Phân biệt, tổ chức, quy nạp….

Đánh giá Phán xét dựa trên các tiêu chí

và các chuẩn.

Kiểm tra, phê bình…

Sáng tạo

Tạo ra cái mới từ những thông tin cũ, hoặc nhận biết những yếu tố cấu thành của một cấu trúc mới

Tạo ra, lập kế hoạch, sản xuất…

Bảng phân loại trên được giải thích cụ thể như sau:

1.Nhận biết (Nhớ): là sự nhớ lại các dữ liệu, thơng tin đã có trước đây;

nghĩa là có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loại dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lí thuyết phức tạp. Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức, thể hiện ở chỗ học sinh có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên những thong tin có tính đặc thù của một khái niệm, một sự vật, một hiện tượng.

Có thể cụ thể hóa mức độ nhận biết bằng các yêu cầu:

- Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, định lí, định luật, tính chất.

- Nhận ra được (khơng cần giải thích) các khái niệm, hình thể, vị trí tương đối giữa các đối tượng trong các tình huống đơn giản.

- Liệt kê, xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố, các hiện tượng.

2. Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái

niệm, sự vật, hiện tượng; giải thích, chứng minh được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng; là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà học sinh đã học hoặc đã biết. Điều đó có thể được thể hiện bằng việc chuyển thông tin từ dạng này sang dạng khác, bằng cách giải thích thơng tin (giải thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng).

Có thể cụ thể hóa mức độ thơng hiểu bằng các u cầu:

- Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân các khái niệm, định lí, định luật, tính chất, chuyển đổi được từ hình thức ngơn ngữ này sang hình thức ngơn ngữ khác (ví dụ: từ lời sang cơng thức, kí hiệu, số liệu và ngược lại).

- Biểu thị, minh họa, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, định nghĩa, định lí, định luật.

- Lựa chọn, bổ sung, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó.

- Sắp xếp lại các ý trả lời câu hỏi hoặc lời giải bài toán theo cấu trúc logic.

3. Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn

cảnh cụ thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lí hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.

Yêu cầu áp dụng được các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lí, định luật, công thức để giải quyết một vấn đề trong học tập hoặc của thực tiễn. Đây là mức độ thông hiểu cao hơn mức độ thơng hiểu trên.

Có thể cụ thể hóa mức độ vận dụng bằng các yêu cầu: - So sánh các phương án giải quyết vấn đề.

- Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được.

- Giải quyết được những tình huống mới bằng cách vận dụng các khái niệm, định lí, định luật, tính chất đã biết.

- Khái quát hóa, trừu tượng hóa từ tình huống đơn giản, đơn lẻ quen thuộc sang tình huống mới, phức tạp hơn.

4. Phân tích: Là khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần

thơng tin nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.

Yêu cầu chỉ ra được các bộ phận cấu thành, xác định được mối quan hệ giữa các bộ phận, nhận biết và hiểu được nguyên lí cấu trúc của các bộ phận cấu thành. Đây là mức độ cao hơn vận dụng vì nó địi hỏi sự thấu hiểu cả về nội dung lẫn hình thái cấu trúc thơng tin, sự vật, hiện tượng.

Có thể cụ thể hóa mức độ phân tích bằng các u cầu:

- Phân tích các sự kiện, dữ kiện thừa, thiếu hoặc đủ để giải quyết được vấn đề.

- Xác định được mối quan hệ giữa các bộ phận trong toàn thể. - Cụ thể hóa được các vấn đề trừu tượng.

- Nhận biết và hiể được cấu trúc các bộ phận cấu thành.

5. Đánh giá: Là khả năng xác định giá trị của thơng tin: bình xét, nhận

định, xác định được giá trị của một tư tưởng, một nội dung kiến thức, một phương pháp. Đây là một bước mới trong lĩnh vực lĩnh hội kiến thức được đặc trưng bởi việc đi sâu vào bản chất của đối tượng, sự vật, hiện tượng. Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định; đó có thể là các tiêu chí bên trong (cách tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngồi (phù hợp với mục đích).

Yêu cầu xác định được các tiêu chí đánh giá (người đánh giá tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu chí) và vận dụng được để đánh giá.

Có thể cụ thể hóa mức độ đánh giá bằng các yêu cầu:

- Xác đinh được các tiêu chí đánh giá và vận dụng để đánh giá thông tin, sự vật, hiện tượng, sự kiện.

- Đánh giá, nhận định giá trị của các thông tin, tư liệu theo một mục đích, yêu cầu xác định.

- Phân tích những yếu tố, dữ kiện đã cho để đánh giá sự thay đổi về chất của sự vật, sự kiện.

Đánh giá, nhận định được giá trị của nhân tố mới xuất hiện khi thay đổi các mối quan hệ cũ.

Các công cụ đánh giá có hiệu quả phải giúp xác định được kết quả học tập ở mọi cấp độ nói trên để đưa ra một nhận định chính xác về năng lực của người đánh giá về chuyên môn liên quan.

6. Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin; khai

thác, bổ sung thông tin từ các nguồn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới. Yêu cầu tạo ra được một hình mẫu mới, một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ phân lớp thông tin). Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh vào các hành vi, năng lực sáng tạo, đặc biệt là trong việc hình thành các cấu trúc và mơ hình mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học văn học nước ngoài cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra ( chương trình ngữ văn 11, ban nâng cao) (Trang 35 - 49)