Kết quả của quá trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học văn học nước ngoài cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra ( chương trình ngữ văn 11, ban nâng cao) (Trang 113)

3.3.2.Bài thơ Tôi yêu em A.X .Pu-skin

4.5.Kết quả của quá trình thực nghiệm

4.5.1 Thời gian thực nghiệm

- Thời gian thực nghiệm: từ 21/11/2011 đến 30/11/2011. - Thời gian giảng dạy:

+ Đoạn trích Tình u và thù hận: 2 tiết học (tiết 2, 3) sáng thứ 2 ngày 28/11/2011.

+ Bài thơ Tôi yêu em: 1 tiết (tiết 3) sáng thứ 3 ngày 29/11/2011.

4.5.2 Kết quả thực nghiệm giảng dạy đoạn trích “Tình u và thù hận” trích vở kịch “Rơ-mê-ơ và Giu-li-ét” của Sếch-xpia và bài thơ “Tơi u em” trích vở kịch “Rơ-mê-ơ và Giu-li-ét” của Sếch-xpia và bài thơ “Tôi yêu em” của Pu-skin theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra

4.5.2.1 Kết quả thu được từ phía học sinh

Trong q trình thực nghiệm, khi ý tưởng dạy học đoạn trích Tình yêu

và thù hận và bài thơ Tôi yêu em theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra được giáo

viên chia sẻ với học sinh, học sinh lớp 11A3 và 11A5 trường THPT Nguyễn Du rất hào hứng. Học sinh háo hức khi được nhận những yêu cầu cần đạt được của bài học và hào hứng với các phương pháp tiến hành bài học mà giáo viên triển khai. Khi giáo viên tiến hành chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các

nhóm, học sinh các nhóm đều hứng thú. Đặc biệt, với đoạn trích Tình u và

thù hận, học sinh lớp 11A3 cịn tranh nhau đóng vai hai nhân vật Rơ-mê-ơ và

Giu-li-ét. Trong đó, có những nhóm, từng đơi một học sinh cịn thi đua đóng vai nhân vật để được là đại diện của nhóm tham gia diễn xuất.

Thời gian tiến hành thực nghiệm sau khi học sinh đã kết thúc các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, gần sát với thời gian học sinh khối 10, 11, 12 của trường THPT Nguyễn Du thi học kì I. Đây là thời điểm các em bắt đầu bước vào thời gian ôn tập chuẩn bị thi hết học kì. Tuy nhiên, các em học sinh vẫn hào hứng chuẩn bị cho bài học. Trong suốt q trình các nhóm chuẩn bị, chúng tôi đã theo dõi, quan sát sự chuẩn bị, tập kịch, thiết kế website của các em. Những học sinh được giao nhiệm vụ là thí sinh đóng vai hai nhân vật Rơ-mê-ơ và Giu-li-ét thường ở lại trường học sau buổi học để tập kịch.

Trong quá trình giảng dạy, học sinh nhiệt tình, sơi nổi với bài học. Các em tham gia thảo luận, tranh luận với nhau về vai diễn, về khả năng diễn xuất; tranh luận về cách thiết kế website, lựa chọn hình ảnh, bài viết. Với đoạn trích

Tình u và thù hận, các em còn đề xuất ý tưởng cho vai diễn. Các em phân

tích vai diễn, nhóm nào diễn xuất tốt, nhóm nào diễn xuất chưa tốt, thí sinh nào thể hiện đúng tâm trạng nhân vật, thí sinh nào diễn xuất chưa đạt. Các em cùng thảo luận tất cả các vấn đề về diễn xuất của nhân vật: từ việc học thuộc lời thoại đến quá trình chuẩn bị cho trang phục, từ diễn xuất nhập vai đến diễn

rất hay cho vai diễn. Trong đó có em Vũ Thị Vân Anh, khi em nhận xét ý kiến của các bạn tham gia đóng vai em có chia sẻ: “Theo em, khi nhân vật Giu-li- ét nhận ra có người ở dưới vịm cây và nói “Người là ai, mà khuất trong đêm

tối, chợt biết được điều tơi ấp ủ trong lịng?” thì khi nói lời thoại đó, nhân vật

Giu-li-ét phải thể hiện được sự hoảng hốt, bất ngờ khi giật mình thấy có người dưới vịm cây. Khi nhận ra đó là Rơ-mê-ơ thì nhân vật Giu-li-ét phải thể hiện được niềm vui, niềm hạnh phúc vì được gặp người mình yêu và đồng thời cũng phải thể hiện được sự lo sợ cho tính mạng của chàng”. Cịn em Hà Thu Thủy thì nhận xét: “Nếu em được đóng vai nhân vật Giu-li-ét thì khi nhân vật thốt lên hai tiếng “Ôi chao!” em sẽ thể hiện đó là một tiếng thở dài nhưng đồng thời đó cũng là câu cảm thán, thể hiện cảm xúc bị dồn nén bây giờ bật thốt ra thành lời”. Em Nguyễn Công Huân - người đã thể hiện nhân vật Rơ- mê-ơ đã giải thích cho vai diễn của mình như sau: “ Khi thể hiện nhân vật, em đã nhìn vào bạn đóng vai Giu-li-ét vì nhân vật Rơ-mê-ơ của em phải thể hiện tình yêu say đắm, mãnh liệt với nhân vật Giu-li-ét bằng cả lời nói và ánh mắt”. Em Phạm Văn Triều khi góp ý về vai diễn Rơ-mê-ơ thì cho rằng: “Khi nhân vật Rơ-mê-ơ nói riêng “Mình cứ nghe thêm nữa, hay mình nên lên tiếng

nhỉ?” thì nhân vật Rơ-mê-ơ phải thể hiện được sự phân vân, sự đắn đo khơng

biết có nên lên tiếng hay khơng của mình”. Và cịn rất nhiều ý kiến chia sẻ của các em học sinh về vai diễn trong quá trình thảo luận.

Với bài thơ Tôi yêu em, học sinh lớp 11A5 đã cùng nhau thảo luận để

thiết kế Publisher và Website. Học sinh đã thảo luận theo hướng cảm nhận về bài thơ. Có nhóm cho rằng đây là một lời tỏ tình, vì vậy, tờ rơi được thiết kế phải có nội dung, hình ảnh lãng mạn phù hợp với lời tỏ tình. Có nhóm cho rằng đây là một lời chia tay, nên tờ rơi cũng được thiết kế mang màu sắc đượm buồn phù hợp với lời chia tay của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Riêng về Website, đã có những ý tưởng cho rằng đây là một bài thơ cổ điển Nga nên hình ảnh trong Website phải mang đậm dấu ấn của đất nước Nga.

Như vậy, trong quá trình triển khai thực nghiệm, theo quan sát, học sinh đã dựa vào chuẩn cần đạt mà giáo viên đã phổ biến từ trước để tiến hành thực hiện nhiệm vụ của mình. Thơng qua q trình chuẩn bị và triển khai bài học của học sinh, học sinh đã đạt được một số chuẩn nhất định về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đặc biệt đó là kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng đọc hiểu văn bản; là thái độ trách nhiệm với công việc, tinh thần tập thể và phát huy được khả năng sáng tạo của chính học sinh.

b. Kết quả thu được từ phiếu điều tra

Sau khi bài học diễn ra, tơi có tiến phát phiếu điều tra cho học sinh. Mục đích của phiếu điều tra này nhằm thu được ý kiến của học sinh về bài học. Kết quả thu được từ phiếu điều tra như sau:

- Số phiếu phát ra: 105 phiếu (tổng số 105 học sinh của 2 lớp) - Số phiếu thu về: 105 phiếu.

* Ý kiến của học sinh đối với yêu cầu về kiến thức, kĩ năng thái độ (chuẩn cần đạt) của bài học

Để thu được ý kiến của học sinh về chuẩn kiến thức kĩ năng, thái độ của bài học, trong phiếu điều tra thực nghiệm, tôi đã đặt câu hỏi: Theo em, chuẩn cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học đặt ra có rõ ràng khơng?

Trong số 105 phiếu điều tra thu về thì tỉ lệ các câu trả lời của các em như sau: Mức độ Số lƣợng (ý kiến) Tỉ lệ (%) Rất rõ ràng 71 67,6 Tương đối rõ ràng 25 23,8 Rõ ràng 9 8,6 Không rõ ràng 0 0 Không hiểu 0 0

Bảng 4.1: Bảng thống kê ý kiến học sinh về chuẩn đầu ra đã công bố

Qua bảng trên ta thấy, có đến 71 học sinh trong tổng số 105 em học sinh của 2 lớp (67,6%) cho biết chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học đặt ra là rất rõ ràng đối với các em. Có 25 học sinh (23,8%) cho biết chuẩn của bài học là tương đối rõ ràng. Có 9 học sinh (8,6%) cho biết chuẩn của bài học là rõ ràng. Đặc biệt, khơng có học sinh nào có ý kiến là chuẩn của bài học

Tình yêu và thù hận của Sếch-xpia là không rõ ràng hoặc các em không hiểu.

Như vậy ta thấy, tất cả học sinh đều cho ý kiến rằng chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học là rõ ràng đối với các em.

* Sự phù hợp giữa chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ với năng lực của học sinh

Để thu được ý kiến của học sinh về sự đáp ứng của chuẩn kiến thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ với năng lực của các em, trong phiếu điều tra tôi đặt câu hỏi: Theo em chuẩn cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học

đặt ra có phù hợp với năng lực của em không? Kết quả thu được từ phiếu

điều tra như sau:

Mức độ phù hợp Số lƣợng (ý kiến) Tỉ lệ (%)

Rất phù hợp 44 41,9

Phù hợp 53 50,5

Bình thường 8 7,6

Không phù hợp 0 0

Bảng 4.2: Bảng thống kê số lượng ý kiến về mức độ phù hợp giữa năng lực của học sinh với chuẩn đầu ra đã công bố

Nhận xét: Như vậy, từ bảng trên ta thấy theo ý kiến của học sinh thì

đoạn trích Tình u và thù hận của Sếch-xpia và bài thơ Tôi yêu em của Pu-

skin được tổ chức giảng dạy theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra là phù hợp với năng lực của các em. Theo kết quả điều tra cả 2 lớp thì có đến 44 học sinh (41,9%) trả lời là cách thức này rất phù hợp với năng lực của các em. Có 53

học sinh (50,5%) trả lời là phù hợp và chỉ có 8 học sinh (7,6%) có câu trả lời là “bình thường”. Điều đó có nghĩa là cách tổ chức dạy học này rất có ý nghĩa trong việc giúp các em tiếp thu bài học. Đây là một cách tổ chức dạy học khá mới và ít được áp dụng ở trương phổ thơng. Nhưng việc tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra khơng gây khó khăn cho việc các em tiếp thu bài giảng. Sự phù hợp giữa năng lực học tập của học sinh với yêu cầu cần đạt sẽ giúp các em tiếp nhu bài học tốt hơn.

* Khả năng đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh

Để thu được kết quả về khả năng đạt được chuẩn sau khi học xong bài học, trong phiếu điều tra, tôi đưa ra câu hỏi: Nếu thấy chuẩn là phù hợp và rõ

ràng, sau khi học xong bài học, em thấy mình có khả năng đạt được bao nhiêu phần trăm so với chuẩn đặt ra? Kết quả thu được từ phiếu điều tra như

sau:

Mức độ Số lƣợng (ý kiến) Tỉ lệ (%)

Trên 80% 33 31,4

Từ 50 – 70% 58 55,2

Dưới 50% 14 13,4

Không đạt được yêu cầu 0 0

Bảng 4.3: Bảng thống kê số lượng ý kiến đánh giá của học sinh về khả năng đạt chuẩn của bản thân

Nhận xét: Từ kết quả trên, học sinh đã cho biết khả năng đạt được chuẩn thơng qua q trình tự đánh giá của bản thân. Trong tổng số 105 học sinh được điều tra, có đến 33 em (31,4%) tự tin khẳng định mình có thể đạt được trên 80% yêu cầu đặt ra của chuẩn. Có 58 học sinh (55,2%) học sinh cho biết em có khả năng đạt được từ 50 – 70% yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học. Và chỉ có 14 học sinh (13,4%) chia sẻ rằng em chỉ có thể đạt được dưới 50% chuẩn đã đặt ra. Thông qua kết quả điều tra này, giáo viên có

thể tìm hiểu lí do tại sao học sinh không đạt được chuẩn và giúp đỡ, định hướng để các em có thể đạt được yêu cầu đã đặt ra.

Như vậy, thông qua ba câu hỏi từ phiếu điều tra, ta thấy chuẩn đầu ra không chỉ phù hợp với năng lực của các em mà chuẩn rõ ràng còn giúp các em tiếp thu bài học tốt hơn, học tập chủ động, tích cực và hứng thú hơn. Đồng thời, với một chuẩn đầu ra rõ ràng, học sinh có thể tự đánh giá được năng lực và khả năng học tập của mình để từ đó điều chỉnh phương pháp học tập nhằm đạt được yêu cầu tối thiểu đã đặt ra.

* Cơ hội cho học sinh tham gia bài học

Khi tiến hành triển khai thực nghiệm tổ chức dạy học văn học nước ngoài theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra, tôi đã chú ý đến việc tạo cơ hội nhiều nhất cho tất cả các em tham gia vào bài học. Cơ hội tham gia vào bài học ở đây thể hiện ở việc các em được tham gia chuẩn bị bài học, được chia sẻ ý kiến của mình về bài học, được lắng nghe và nhận xét, tiếp thu bài học….Để thu kết quả khách quan từ ý kiến của học sinh đánh giá về việc các em được tham gia vào bài học như thế nào tôi đã đặt câu hỏi trong phiếu điều tra: “Em đánh giá về việc em được tạo cơ hội tham gia vào bài học như thế nào?”. Sau đây là kết quả thu được từ phiếu điều tra:

Mức độ tạo cơ hội Số lƣợng (ý kiến) Tỉ lệ (%)

Rất nhiều cơ hội 46 43,8

Nhiều cơ hội 51 48,6

Ít cơ hội 8 7,6

Khơng có cơ hội 0 0

Bảng 4.4: Bảng thống kê số lượng ý kiến học sinh về mức độ cơ hội được tham gia trong bài học

Nhận xét: Nhìn vào kết quả từ phiếu điều tra được xử lí từ bảng trên ta thấy, theo ý kiến của các em học sinh thì cách dạy bài đọc - hiểu Tình yêu và

chuẩn đầu ra thông qua việc sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực (nhóm phương pháp dạy học hợp tác) đã tạo được nhiều cơ hội cho các em tham gia vào bài học. Trong số 105 học sinh của 2 lớp được điều tra có đến 46 học sinh (43,8%) cho biết em có rất nhiều cơ hội được tham gia vào bài học, có 51 học sinh (48,6%) cho biết các em có nhiều cơ hội được tham gia. Trong số 105 học sinh, chỉ có 8 em (7,6%) cho biết các em ít có cơ hội được tham gia. Điều đó cho thấy phần lớn học sinh thấy mình có nhiều cơ hội được tham gia vào bài học một cách chủ động. Trong số các em cho biết em ít có cơ hội được tham gia vào bài học có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng trong một lớp học với trên 90% học sinh tham gia hào hứng vào bài học thì mơi trường đó cũng sẽ có tác động nhiều đến các em để các em chủ động tiếp thu bài tốt hơn ở những giờ học sau nếu được tiếp tục triển khai theo cách thức này.

* Ý kiến của học sinh về hiệu quả của phương pháp dạy học

Khi triển khai thực nghiệm dạy học văn học nước ngoài theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra, tôi đã chú ý đến các phương pháp dạy học. Và để thu được ý kiến của học sinh về hiệu quả của các phương pháp học tập, trong phiếu điều tra tôi đã đưa ra câu hỏi: Cách dạy học bài đọc – hiểu đoạn trích

“Tình u và thù hận”/ “Tôi yêu em” có giúp em thực hiện những mong muốn, kì vọng của bản thân trong từng bài học này không? Kết quả thu được

từ 105 phiếu điều tra thu về như sau:

Mức độ Số lƣợng (ý kiến) Tỉ lệ (%)

Rất hiệu quả 70 66,7

Hiệu quả 29 27,6

Bình thường 6 5,7

Khơng chắc chắn 0 0

Bảng 4.5. Bảng thống kê số lượng ý kiến học sinh về phương pháp dạy học

Nhận xét: Nhìn vào kết quả từ phiếu điều tra được xử lí từ bảng trên ta thấy, theo ý kiến của các em học sinh thì các phương pháp dạy hoc được áp dụng trong dạy học bài đọc - hiểu Tình yêu và thù hận của Sếch–xpia và bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin đã đáp ứng được những mong muốn, kì vọng của các em về bài học. Cụ thể là trong số 105 học sinh của 2 lớp có đến 70 học sinh (66,7%) cho rằng phương pháp là rất hiệu quả. Có 29 học sinh (27,6%) học sinh cho rằng phương pháp dạy học là hiệu quả. Chỉ có 6 học sinh (5,7%) các em cho rằng các phương pháp này bình thường. Đặc biệt, khơng có học sinh nào cho rằng phương pháp dạy học khơng hiệu quả. Điều đó cho thấy học sinh rất mong muốn được thâm nhập vào các tác phẩm văn học bằng những phương pháp dạy học tích cực.

* Ý kiến của học sinh về bài dạy và mong muốn của học sinh với giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học văn học nước ngoài cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra ( chương trình ngữ văn 11, ban nâng cao) (Trang 113)