Vị trí, vai trị, đặc điểm của phần văn học nước ngoài trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học văn học nước ngoài cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra ( chương trình ngữ văn 11, ban nâng cao) (Trang 55 - 58)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1.3.Vị trí, vai trị, đặc điểm của phần văn học nước ngoài trong

2.1. Tổng quan về môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông và phần văn học

2.1.3.Vị trí, vai trị, đặc điểm của phần văn học nước ngoài trong

khoa Ngữ văn 11

Sách giáo khoa Ngữ văn 11 mới (cả bộ cơ bản và bộ nâng cao) đã tuyển chọn và giới thiệu 7 tác phẩm văn học nước ngoài bao gồm:

* 3 tác phẩm truyện:

- Đoạn trích Đam tang lão Gơriơ (trích tiểu thuyết Lão Gơriơ) – Ban- zắc - Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích tiểu thuyết Những người khốn khổ) – Huy-gô

- Truyện ngắn Người trong bao – Sê-khốp. * Có 2 tác phẩm thơ:

- Bài thơ Tôi yêu em – Pu-skin - Bài thơ số 28 – Tago.

* 1 tác phẩm kịch: Đoạn trích Tình u và thù hận trích vở kịch Rơ-mê-

ơ và Giu-li-et của Sếch-xpia.

Đây là những tác phẩm thực sự tiêu biểu, xuất sắc làm nên “gương mặt” của những tác giả văn học lớn trên thế giới.

Điểm dễ nhận thấy ở 3 tác phẩm truyện và kịch: Đoạn trích Đám tang

lão Gơrio, Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Truyện ngắn Người trong bao và đoạn trích Tình u và thù hận là tính chất “đại diện” của

nó. Mỗi đoạn trích có thể đại diện cho cả tác phẩm, mỗi tác phẩm có thể đại diện cho nhà văn, mỗi nhà văn có thể đại diện cho cả một nền văn học. Khi bạn nhắc đến văn học Pháp, hai nhà văn đầu tiên xuất hiện trong trí nhớ của bạn sẽ là Ban-zắc và Huy-gơ. Bàn về Huy-gơ bạn có thể kể tên những bài thơ tiêu biểu của ông như là Đêm đại dương, Mùa gieo hạt… nhưng không thể bỏ qua Những người khốn khổ. Có nhà phê bình sau khi đọc xong tiểu thuyết này còn dám quả quyết rằng: nếu vứt bỏ tất cả các tác phẩm khác mà giữ lại

Những người khốn khổ nghĩa là vẫn cịn Huy-gơ, nếu giữ lại mà bỏ đi Những người khốn khổ thì chẳng cịn gì là Huygơ nữa cả. Rõ ràng Huy-gơ là một nhà

thơ vĩ đại nhưng sự “vĩ đại nhất” của ông lại thuộc về bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ. Tác phẩm này đã đi vào lịch sử văn chương nhân loại như

một kiệt tác bất hủ. Ngay sau khi tập 2, 3 của bộ tiểu thuyết ra đời, dân chúng Pari đã đập vỡ cửa kính, xơng thẳng vào hiệu sách để cướp lấy bộ tiểu thuyết này. Nói như vậy để chúng ta thấy rõ hơn về ý nghĩa của Những người khốn

khổ đối với Huy-gô nổi tiếng văn học Pháp nói chung. Tuy nhiên cả một kiệt

tác lớn như vậy trong khi khuôn khổ của sách giáo khoa có hạn, vậy sẽ lựa chọn đoạn trích nào để đưa vào chương trình quả là một cơng việc khiến các nhà nghiện cứu phê bình và các nhà biên soạn sách giáo khoa phải đau đầu. Và chắc chắn đoạn trích đó phải thể hiện được nội dung tư tưởng của toàn bộ tác phẩm.

Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền đã thể hiện được tư

tưởng của Huy-gô về sức mạnh của tình thương, đây cũng chính là tư tưởng chủ đạo chi phối ngịi bút của ơng trong mọi trang văn của Những người khốn khổ.

Trong tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô, bi kịch của một người cha bất hạnh đã được đẩy lên cao độ của nỗi đau với cảnh tượng thê thảm về đám tang của lão Gơ riơ.

Cịn với Sê-khốp, một nhà văn hiện thực xuất sắc của nước Nga sống ở cuối thế kỷ XIX, ông đã để lại hơn 500 truyện ngắn và truyền vừa suất sắc. Lựa chọn tác phẩm Người trong bao để giới thiệu về Sê-khốp đã giúp người đọc không chỉ thấy được những nét đắc sắc trong phong cách nghệ thuật của nhà văn mà còn thể hiện được những vấn đề nổi cộm nhất trong xã hội Nga đương thời.

Cịn đối với Sếch–xpia thì Rơ-mê-ơ và Giu–li-ét là vở bi kịch đầu tiên của ông, một vở bi kịch lớn đã làm nên tên tuổi và nhà soạn kịch tài ba này. Đặt trong hoàn cảnh lịch sử ra đời của vở kịch, cách đây hơn bốn thế kỉ, vở kịch có một nội dung tiến bộ. Nó tố cáo những gơng cùm phong kiến đã giam

kiến ngu muội bày ra những ngăn cách giả tạo và gây hằn thù chém giết; nó đã phá lễ giáo hẹp hịi và nền đạo đức “giả dối”. Đoạn trích Tình u và thù

hận được lựa chọn đưa vào chương trình phổ thơng đã nêu lên một quan niệm

mới đối với tình u, đối với hạnh phúc của con người. Đó là tình u có sức mạnh vượt lên trên thù hận. Vì thế, đoạn trích đã truyền tải đến người đọc chủ đề, nội dung cơ bản của vở kịch.

Phương Tây có sự khác biệt lớn về văn hố so với phương Đơng và điểm khác biệt lớn nhất chính là những cuộc cách mạng tư tưởng văn hoá thường xuyên được diễn ra. Hệ quả của nó là dẫn đến sự ra đời nối tiếp của những trào lưu văn hoá mới: chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa phục hưng, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực…Đặc điểm văn hoá này chi phối và tác động mạnh mẽ tới tất cả mọi ngành nghệ thuật trong đó có sáng tác văn học. Bởi vậy mà các tác phẩm văn chương thế giới đặc biệt là văn học Pháp thường được ra đời và găn liền với các trào lưu văn hố lớn. Do đó khi dạy tác phẩm này giáo viên cần chú ý đặt tác phẩm vào trong trào lưu văn hoá thế giới để tạo độ hoá được những dấu hiệu thi pháp của thời đại mà những dấu hiệu đó liên quan chi phối đến nội dung tư tưởng và nghệ thuật của các nhà văn. Chẳng hạn, khi bàn về Huy-gô không thể không nhắc đến trường phái lãng mạn và ơng chính là chủ sối của trường phái này, Khi nói về Ban zắc, chúng ta hãy nghĩ ngay đến những đặc trưng thi pháp của chủ nghĩa hiện thực phê phán xuất hiện ở thế kỷ XIX.

Sự khác biệt về văn hoá giữa các dân tộc trên thế giới cũng đưa đến những khó khăn nhất định trong tiếp nhận văn học nước ngoài. Đặc biệt là ở lứa tuổi các em học sinh THPT. Các em khơng dễ gì hiểu được quan niệm hiệp sĩ được phản ánh trong tác phẩm Đôn-ki-hô-tê trong khi ở nước ta chưa bao giờ nhà nước (kể cả trong lịch sử phong kiến) tỏ ý khen ngợi hay đề cao vai trò của kiểu người này. Sự khác biệt về văn hoá mới chỉ là một phần, bên cạnh đó là sự khác biệt về tôn giáo. Ở nước ta có thể nói Nho giáo và Phật

giáo đã thấm sau vào tinh thần dân tộc và có tác động khơng nhỏ đến suy nghĩ, hành động của các em học sinh. Trong khi quan niệm của Phật giáo lại khác xa với quan niệm của Kitô giáo ở Phương Tây, cho nên để các em hiểu rõ được quan niệm về “đức Chúa” trong những sáng tác của Huy-gô quả là không đơn giản.

2.2. Những khó khăn khi giảng dạy tác phẩm văn học nƣớc ngoài ở trƣờng THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học văn học nước ngoài cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra ( chương trình ngữ văn 11, ban nâng cao) (Trang 55 - 58)