Mục tiêu và những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học văn học nước ngoài cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra ( chương trình ngữ văn 11, ban nâng cao) (Trang 49)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1.1.Mục tiêu và những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng môn

2.1. Tổng quan về môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông và phần văn học

2.1.1.Mục tiêu và những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng môn

văn cho học sinh trung học phổ thông

Theo những đổi mới về chiến lược giáo dục ở Việt Nam hiện nay, việc thiết kế mục tiêu của chương trình dạy học mơn Ngữ văn đã có những thay đổi căn bản. Đó là sự chuyển đổi từ chương trình mơn Văn – Tiếng Việt cải cách giáo dục được thiết kế theo nội dung hoặc các chủ đề cơ bản (content or topic basic approach) sang chương trình Ngữ văn THPT mới thiết kế theo yêu cầu cần đạt về năng lực hoặc kĩ năng cần thiết đối với người học (outcome basic approach).

Cách thiết kế chương trình này thể hiện quan điểm dạy học hướng tới mục tiêu phát triển năng lực ở người học. Điều này đặt ra những yêu cầu mới cho việc xây dựng các nội dung, phương pháp của học sinh trên các phương diện: kiến thức, kĩ năng và thái độ.

Những nét chính của chương trình Ngữ văn THPT như sau [23, tr.76]: Mục tiêu chung của môn Ngữ văn là trên cơ sở đã đạt được chương trình Ngữ văn THCS, bồi dưỡng thêm một bước năng lực Ngữ văn học sinh, bao gồm năng lực đọc hiểu các văn bản thông dụng (văn, thơ, truyện…), năng lực viết một số văn bản thông dụng và giao tiếp bằng lời nói trước cơng chúng. Đồng thời, cung cấp một hệ thống tri thức, phổ thông về văn học, lịch sử văn học và văn hóa, tạo một phần tích lũy ban đầu để hình thành năng lực đọc, viết, cảm thụ thẩm mĩ, phát triển tư duy. Học sinh cũng nắm được phương pháp học tập bộ môn, tạo thành tập quán tự học ngữ văn, biết tìm tịi,

phát hiện, suy nghĩ, giải quyết vấn đề, làm cơ sở cho sự phát triển trí tuệ và nhân cách suốt đời.

Với đặc trưng riêng của mình, mơn Ngữ văn THPT hướng tới bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu tiếng Việt, yêu văn hóa, văn học nước nhà và niềm tự hào về kho tàng văn hóa, văn học nhân loại; giáo dục lịng u nước và tự hào dân tộc, tinh thần nhân văn, lí tưởng, đạo đức cao thượng, thị hiếu thẩm mĩ tốt, hình thành cá tính lành mạnh, góp phần hình thành nhân cách người lao động trong thời đại mới.

Hiện nay, để đáp ứng những nhu cầu và nguyện vọng học tập khác nhau chương trình mơn Ngữ văn THPT được chia thành hai bộ phận là

chương trình chuẩn (dành cho đại đa số học sinh) và chương trình nâng cao

(dành cho những học sinh có nhu cầu học sâu hơn, cao hơn môn học). Giữa hai chương trình này có sự thống nhất mục tiêu về thái độ, các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng. Tuy nhiên, chương trình nâng cao thực chất là chương trình chuẩn + 20% nâng cao (trên các phương diện kiến thức và kĩ năng mơn học). Điều này được cụ thể hóa vào từng chương trình như sau:

Với chương trình chuẩn Ngữ văn THPT, sau khi học xong chương

trình, học sinh đạt được những yêu cầu cụ thể sau trên các mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ:

Về kiến thức

- Học sinh có được tri thức tổng quát, tương đối hệ thống về các tác phẩm văn học tiêu biểu, về một số tác gia văn học lớn, về các thể loại văn học tiêu biểu của văn học Việt Nam và văn học thế giới, bước đầu có một số tri thức cơ bản về lí luận văn học, văn hóa và ngơn ngữ học.

- Học sinh có tri thức chung về văn bản, phong cách văn bản và giáo tiếp, về lịch sử tiếng Việt, đặc điểm loại hình tiếng Việt, chuẩn tiếng Việt.

- Học sinh có tri thức về q trình làm văn, có tri thức về các phép suy luận logic, về các hình thức nghị luận văn học và nghị luận xã hội, biết thêm

Về kĩ năng

- Học sinh có năng lực đọc hiểu độc lập các loại văn bản thông dụng, có năng lực cảm thụ thẩm mĩ đáng tin cậy, biết phân tích, đánh giá tác phẩm văn học theo trình độ phổ thơng có phương pháp và sáng tạo.

- Học sinh biết sử dụng chuẩn xác vốn từ vựng tiếng Việt thông dụng, biết khai thác, sử dụng vống từ tiếng Việt trong đọc văn, làm văn.

- Hoàn thiện kĩ năng làm văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, đặc biệt là kĩ năng làm văn nghị luận xã hội và văn học, thể hiện được quan điểm cá nhân trong khi làm bài.

Về thái độ tình cảm

- Ý thức làm phong phú sự giàu đẹp, trong sáng của tiếng Việt, giao tiếp tư duy tiếng Việt thành thạo, có hiệu quả, có văn hóa.

- Lịng u tiếng Việt, yêu văn hóa, văn học Việt Nam và thế giới. - Tinh thần nhân văn, lí tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức cao thượng, thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh, biết tu dưỡng phầm chất văn hóa cá nhân, hình thành cá tính lành mạnh.

Với chương trình nâng cao Ngữ văn THPT, ngồi việc thống nhất với

chương trình chuẩn, chương trình nâng cao có một số điểm khác biệt và nâng cao hơn. Cụ thể như sau:

Về kiến thức, học sinh được học tập thêm:

- Một số văn bản văn học Việt Nam và nước ngồi có cùng thẻ loại nhưng chưa được học trong chương trình chuẩn.

- Một cách hệ thống và hoàn chỉnh hơn những kiến thức về tác giả, tác gia văn học lớn, tác phẩm lớn của văn học dân tộc, những kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học và văn hóa.

- Một vốn từ vựng tiếng Việt, nhất là vốn từ biểu đạt các biểu tượng, điển cố, khái niệm để đọc hiểu các văn bản.

- Một số kiến thức lí thuyết về tạo lập văn bản về tư duy logic và vận dụng các lập luận như phản bác, tranh luận vào các vấn đề văn học, xã hội, tư tưởng.

- Một số kiến thức thực hành tiếng Việt.

Về kĩ năng, học sinh được chú trọng rèn luyện hơn:

- Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt ở mức thành thạo, có khả năng thích ứng cao với các yêu cầu khác nhau trong đọc hiểu và tạo lập văn bản.

- Các kĩ năng đọc hiểu, khái qt, phân tích, tóm lược, trích dẫn, ghi nhớ, sáng tạo đáng tin cậy đối với nhiều loại văn bản.

- Các kĩ năng cảm thụ vẻ đẹp không chỉ của văn chương hình tượng, mà của cả văn chương chính luận, khoa học, phê bình.

- Các kĩ năng diễn đạt chuẩn mực và bước đầu có cá tính trong các bài văn tự sự, thuyết minh, nghị luận.

Trên đây là những mục tiêu có tính chất tổng quát chung cho môn học Ngữ văn ở THPT. Những thay đổi về mục tiêu mơn học theo hướng ích dụng hơn, cần thiết hơn cho sự thành công trong cuộc sống của người học đã góp phần hình thành và phát triển các năng lực và giá trị của con người Việt Nam trong thời kì cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Quan điểm dạy Ngữ văn để giúp học sinh giao tiếp và tư duy có hiệu quả, phục vụ thiết thực cuộc sống sau khi ra trường được thể hiện qua một số những đổi mới về nội dung cũng như cách xây dựng chương trình mơn Ngữ văn mới ở cấp THPT:

- Đưa vào chương trình những văn bản nhật dụng (có nội dung gắn bó với những vấn đề thiết thực của đời sống hàng ngày), những văn bản hành chính (thơng dụng và thiết yếu trong đời sống hàng ngày).

- Có số giờ dành cho các nội dung mang tính địa phương như: phương ngữ, văn hóa và văn học địa phương.

- Giảm bớt số bài học có yêu cầu cảm thụ văn chương hay những kiến thức có tính lí thuyết hàn lâm.

- Tăng những kiến thức liên quan tới nhiều môn học, nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội.

- Chú trọng phát triển cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và đặc biệt là tăng yêu cầu thực hành nói và viết tiếng Việt cũng như việc vận dụng các kiến thức, kĩ năng có tính chất tích hợp liên mơn, đa môn vào thực tiễn nói, viết tiếng Việt.

- Đặc biệt chú trọng tới việc học tập các nội dung và rèn luyện các kĩ năng có tác dụng tích cực tới học sinh trên phương diện giao tiếp, ứng xử (có văn hóa, biết đối thoại, biết tương tác trên cơ sở nhân ái, trách nhiệm, luật pháp…) và trên một số phương diện khác như: thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn (linh hoạt, sáng tạo trong học tập, lao động, sinh sống, hòa nhập tự nhiên, xã hội…), tư duy và hành động có hiệu quả (tự học, tự giải quyết vấn đề, mạnh dạn trong suy nghĩ, hành động, tổ chức hoạt động…), biết tự tin, tự khẳng định, tự đánh giá, phê phán.

Những mục tiêu này cũng được chia thành nhiều mức độ và cụ thể hóa vào mục tiêu của từng lớp, từng phân môn, từng cụm bài và từng bài học Ngữ văn.

2.1.2. Tổng quan về phần văn học nước ngồi trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thơng

Văn học nước ngồi có tầm ảnh hưởng rất to lớn với nền văn học dân tộc. Đó là nguồn tư liệu quý báu cho các nhà văn, nhà lí luận phê bình và cho tồn thể bạn đọc. Tiếp cận với tác phẩm văn học nước ngồi chúng ta khơng chỉ tìm hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật mà cịn tìm thấy cả một kho tàng lí luận sáng tác hết sức quan trọng, đặc biệt là phần lí luận mới về thi pháp thể loại (chủ yếu là thi pháp học thể trữ tình giúp người đọc người học nâng cao được năng lực tiếp nhận, phân tích tác phẩm thơ và thi pháp học các thể loại tự sự giúp người đọc người học hiểu được các tác phẩm từ sử thi cho đến truyện và tiểu thuyết). Ở nước ta các tác phẩm văn học nước ngoài đã được dịch thuật in ấn và xuất bản. Trong số đó có nhiều tác phẩm

được đưa vào chương trình ngữ văn THPT. Các tác phẩm văn học nước ngồi đã góp phần khơng nhỏ trong việc bồi đắp tư tưởng tình cảm, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, năng lực cảm thụ văn chương của các em học sinh.

Các tác phẩm văn học nước ngoài được đưa vào chương trình phổ thơng bao gồm nhiều thể loại: Sử thi, truyện (truyện ngắn và tiểu thuyết), thơ, kịch, chân dung văn học. Sử thi là thể loại văn học được ra đời vào buổi bình minh của nhân loại, thời kỳ hình thành các bộ tộc và dân tộc ở nhiều nước, kể lại những sự kiện vẻ vang nhất, trọng đại nhất và hào hùng nhất trong lịch sử cộng đồng. Hai tác phẩm sử thi nổi tiếng Ramayana - Ấn Độ và sử thi Ôđixê – Hi Lạp đã được chọn lọc đưa vào chương trình phổ thơng với những đoạn trích tiêu biểu. Chiếm số lượng nhiều hơn cả vẫn là các tác phẩm truyện (bao gồm truyện ngắn và tiểu thuyết) thuộc nhiều nền văn học khác nhau: Nga, Pháp, Trung Quốc. Thơng qua việc tìm hiểu phân tích các tác phẩm này học sinh được biết nhiều hơn về văn hoá cũng như con người của các dân tộc trên thế giới, đồng thời các em được bồi đắp nhận thức về cuộc sống. Bên cạnh những bài thơ được đưa vào chương trình ngữ văn THPT từ những năm trước, chương trình Ngữ văn mới đã đưa vào nhiều thể loại mới của nhiều dân tộc khác nhau. Đáng chú ý nhất là thể thơ Haicu của Nhật Bản một thể thơ với hình thức ngơn từ giản dị, ngắn gọn, trong sáng nhưng khá cơ đọng xúc tích. Thể loại chân dung văn học cũng mới được đưa vào chương trình ngữ văn THPT, tạo nên một diện mại đa dạng cho văn học nước ngoài trong nhà trường phổ thơng.

Có thể thấy rõ các tác phẩm thi ca được chọn lọc theo cách hoặc đại diện cho cả một thời đại phát triển đến trình độ cổ điển (thơ Đường) hoặc tượng trưng một phong cách dân tộc (thơ Hai cư của Nhật) hoặc kiệt tác của đại thi hào (thơ Puskin – Nga, Tagore - Ấn). Điều đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cũng như mở rộng tầm nhìn cho học sinh…

2.1.3. Vị trí, vai trị, đặc điểm của phần văn học nước ngoài trong Sách giáo khoa Ngữ văn 11 khoa Ngữ văn 11

Sách giáo khoa Ngữ văn 11 mới (cả bộ cơ bản và bộ nâng cao) đã tuyển chọn và giới thiệu 7 tác phẩm văn học nước ngoài bao gồm:

* 3 tác phẩm truyện:

- Đoạn trích Đam tang lão Gơriơ (trích tiểu thuyết Lão Gơriơ) – Ban- zắc - Đoạn trích Người cầm quyền khơi phục uy quyền (trích tiểu thuyết Những người khốn khổ) – Huy-gô

- Truyện ngắn Người trong bao – Sê-khốp. * Có 2 tác phẩm thơ:

- Bài thơ Tôi yêu em – Pu-skin - Bài thơ số 28 – Tago.

* 1 tác phẩm kịch: Đoạn trích Tình u và thù hận trích vở kịch Rơ-mê-

ơ và Giu-li-et của Sếch-xpia.

Đây là những tác phẩm thực sự tiêu biểu, xuất sắc làm nên “gương mặt” của những tác giả văn học lớn trên thế giới.

Điểm dễ nhận thấy ở 3 tác phẩm truyện và kịch: Đoạn trích Đám tang

lão Gơrio, Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Truyện ngắn Người trong bao và đoạn trích Tình u và thù hận là tính chất “đại diện” của

nó. Mỗi đoạn trích có thể đại diện cho cả tác phẩm, mỗi tác phẩm có thể đại diện cho nhà văn, mỗi nhà văn có thể đại diện cho cả một nền văn học. Khi bạn nhắc đến văn học Pháp, hai nhà văn đầu tiên xuất hiện trong trí nhớ của bạn sẽ là Ban-zắc và Huy-gô. Bàn về Huy-gô bạn có thể kể tên những bài thơ tiêu biểu của ông như là Đêm đại dương, Mùa gieo hạt… nhưng khơng thể bỏ qua Những người khốn khổ. Có nhà phê bình sau khi đọc xong tiểu thuyết này còn dám quả quyết rằng: nếu vứt bỏ tất cả các tác phẩm khác mà giữ lại

Những người khốn khổ nghĩa là vẫn cịn Huy-gơ, nếu giữ lại mà bỏ đi Những người khốn khổ thì chẳng cịn gì là Huygơ nữa cả. Rõ ràng Huy-gô là một nhà

thơ vĩ đại nhưng sự “vĩ đại nhất” của ông lại thuộc về bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ. Tác phẩm này đã đi vào lịch sử văn chương nhân loại như

một kiệt tác bất hủ. Ngay sau khi tập 2, 3 của bộ tiểu thuyết ra đời, dân chúng Pari đã đập vỡ cửa kính, xơng thẳng vào hiệu sách để cướp lấy bộ tiểu thuyết này. Nói như vậy để chúng ta thấy rõ hơn về ý nghĩa của Những người khốn

khổ đối với Huy-gô nổi tiếng văn học Pháp nói chung. Tuy nhiên cả một kiệt

tác lớn như vậy trong khi khuôn khổ của sách giáo khoa có hạn, vậy sẽ lựa chọn đoạn trích nào để đưa vào chương trình quả là một công việc khiến các nhà nghiện cứu phê bình và các nhà biên soạn sách giáo khoa phải đau đầu. Và chắc chắn đoạn trích đó phải thể hiện được nội dung tư tưởng của tồn bộ tác phẩm.

Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền đã thể hiện được tư

tưởng của Huy-gơ về sức mạnh của tình thương, đây cũng chính là tư tưởng chủ đạo chi phối ngịi bút của ơng trong mọi trang văn của Những người khốn khổ.

Trong tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô, bi kịch của một người cha bất hạnh đã được đẩy lên cao độ của nỗi đau với cảnh tượng thê thảm về đám tang của lão Gơ riơ.

Cịn với Sê-khốp, một nhà văn hiện thực xuất sắc của nước Nga sống ở cuối thế kỷ XIX, ông đã để lại hơn 500 truyện ngắn và truyền vừa suất sắc. Lựa chọn tác phẩm Người trong bao để giới thiệu về Sê-khốp đã giúp người đọc không chỉ thấy được những nét đắc sắc trong phong cách nghệ thuật của nhà văn mà còn thể hiện được những vấn đề nổi cộm nhất trong xã hội Nga đương thời.

Còn đối với Sếch–xpia thì Rơ-mê-ơ và Giu–li-ét là vở bi kịch đầu tiên của ông, một vở bi kịch lớn đã làm nên tên tuổi và nhà soạn kịch tài ba này. Đặt trong hoàn cảnh lịch sử ra đời của vở kịch, cách đây hơn bốn thế kỉ, vở kịch có một nội dung tiến bộ. Nó tố cáo những gơng cùm phong kiến đã giam

kiến ngu muội bày ra những ngăn cách giả tạo và gây hằn thù chém giết; nó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học văn học nước ngoài cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra ( chương trình ngữ văn 11, ban nâng cao) (Trang 49)