Vấn đề quan niệm của người dạy và người học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học văn học nước ngoài cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra ( chương trình ngữ văn 11, ban nâng cao) (Trang 60)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2.4.Vấn đề quan niệm của người dạy và người học

Thực tế, một khó khăn hiện nay trong dạy và học tác phẩm văn học nước ngồi nói chung, đó là quan niệm của người dạy và người học vẫn còn xem nhẹ phần VHNN. Cũng phải thừa nhận rằng, hầu hết các tác phẩm văn học nước ngồi khơng nằm trong giới hạn của các bài kiểm tra, thi học kì quan trọng. Vì thế, học sinh không chú trọng vào học tập những tác phẩm này.

Đối với giáo viên, dù hiểu tác những tác phẩm văn học nước ngoài đang giảng dạy là hay, có nhiều vấn đề cần phải được đem ra phân tích nhưng do hạn chế về thời gian, sự gị bó của qui định về chương trình nên cuối cùng cũng mang tâm lí khơng coi trọng tác phẩm VHNN.

2.3. Thực trạng và tồn tại trong giảng dạy văn học nƣớc ngoài ở trƣờng THPT

Vấn đề dạy văn học nước ngoài trong nhà trường hiện này khá nan giải. Do khối lượng lớn, tư liệu hạn chế, vốn liếng tri thức của giáo viên và học sinh cịn rất ít ỏi. Vì vậy mà việc dạy và học văn học nước ngoài ở trường THPT còn nhiều tồn tại.

2.3.1. Tồn tại trong giảng dạy văn học nước ngoài ở trường THPT

2.3.1.1. Độ “vênh” nhất định của phơng văn hố và tơn giáo

Sự khác biệt về văn hoá giữa các dân tộc trên thế giới cũng đưa đến những khó khăn nhất định trong tiếp nhận văn học nước ngoài. Đặc biệt là ở lứa tuổi các em học sinh THPT. Chẳng hạn, các em khơng dễ gì hiểu được quan niệm hiệp sĩ được phản ánh trong tác phẩm “Đôn-ki-hô-tê” của Xéc– van-téc trong khi ở nước ta chưa bao giờ nhà nước (kể cả trong lịch sử phong

Sự khác biệt về văn hoá mới chỉ là một phần, bên cạnh đó là sự khác biệt về tơn giáo. Ở nước ta có thể nói Nho giáo và Phật giáo đã thấm sau vào tinh thần dân tộc và có tác động khơng nhỏ đến suy nghĩ, hành động của các em học sinh. Trong khi quan niệm của Phật giáo lại khác xa với quan niệm của Kitô giáo ở Phương Tây, cho nên để các em hiểu rõ được quan niệm về “đức Chúa” trong những sáng tác của Huy-gô quả là không đơn giản.

2.3.1.2. Qui trình dạy hoc “khn mẫu, cứng nhắc”

2.3.2. Thực trạng về dạy học tác phẩm văn học nước ngoài

Về thực trạng dạy văn học nước ngoài ở trường THPT cũng có nhiều điều cần phải xem xét. Trong quá trình thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Du (Kiến Xương – Thái Bình), chúng tơi đã tìm hiểu, tiếp xúc với một số giáo viên và học sinh trong nhà trường để thấy được thực trạng của việc dạy và học văn học nước ngoài ở trường THPT.

- Thực trạng đầu tiên dễ nhận thấy là phần văn học nước ngồi khơng được chú trọng nhiều như phần văn học Việt Nam. Việc coi nhẹ mảng kiến thức về văn học nước ngồi khơng chỉ trong tư tưởng mà còn thể hiện qua hoạt động dạy học. Có giáo viên cho rằng: “Văn học nước ngồi khơng nằm

trong giới hạn thi đại học nên hầu hết học sinh đều không chú trọng vào mảng kiến thức này. Trong các kì thi cuối kì, phần văn học nước ngồi cũng khơng nằm trong giới hạn thi nên các em không học tập trung bằng phần văn học Việt Nam”. Đặc biệt, có giáo viên cịn cho biết thêm, trong một số bài dạy

về văn học nước ngoài, do đặc trưng về chương trình đối với mảng kiến thức như vậy nên nhiều giáo viên cũng dạy lướt qua những bài học này, dành thời gian dạy các tác phẩm văn học nước nhà.

- Thực trạng thứ hai là do tính chất đại diện của mỗi tác phẩm văn học nước ngoài được đưa vào trường phổ thông như đã nói ở trên nên học sinh học xong tác phẩm chỉ như “cưỡi ngựa xem hoa” mà không thấy hết được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm. Trong quá trình phỏng vấn 10 học sinh lớp 11A3

trường THPT Nguyễn Du với câu hỏi: “Em có nhớ tên nhân vật chính trong đoạn trích Người cầm quyền khơi phục uy quyền khơng?” thì có đến 7 em trả lời là “khơng”. Có 2 em cố gắng lắm mới nhớ được tên nhân vật và chỉ có duy nhất 1 em trả lời ngày được tên nhân vật sau khi được hỏi.

- Thực trạng thứ ba là dạy xong tác phẩm mà học sinh khơng hiểu dạy tác phẩm đó để làm gì? Nhiều học sinh ở trường THPT Nguyễn Du sau khi học xong tác phẩm Đơn-ki-hơ-tê cịn cho rằng đây là một “người điên”.

Chính vì những khó khăn và tồn tại đó mà phần văn học nước ngoài được đưa vào trường phổ thơng chưa đạt được hiệu quả cao. Vì thế việc giảng dạy văn học nước ngồi địi hỏi phải có phương pháp phù hợp, khắc phục được những tồn tại trong việc dạy và học trong những năm qua để học sinh cảm thụ được những cái hay, cái đẹp của nền văn học thế giới.

CHƢƠNG 3

QUY TRÌNH DẠY HỌC THEO HƢỚNG TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA VÀ XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA PHẦN VĂN HỌC NƢỚC NGỒI

CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11, BAN CƠ BẢN

Dựa trên lý luận về chuẩn đầu ra và thực trạng dạy học môn Ngữ văn hiện nay ở trường THPT, luận văn đề xuất quy trình dạy học theo hướng tiếp

cận chuẩn đầu ra phần văn học nước ngồi chương trình Ngữ văn 11, ban cơ bản. Từ quy trình này, luận văn đi sâu vào xây dựng chuẩn đầu ra phần văn học nước ngoài. Chuẩn đầu ra ở đây được xây dựng theo những yêu cầu về năng lực người học cần đạt sau khi học xong phần văn học nước ngoài. Từ chuẩn đầu ra ở cấp độ học phần, luận văn thiết kế dạy học một số bài văn học nước ngồi chương trình Ngữ Văn 11 theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra.

3.1. Quy trình dạy học theo hƣớng tiếp cận chuẩn đầu ra phần văn học nƣớc ngồi

Mục đích của việc dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra là giúp học sinh hình thành được các năng lực sau khi kết thúc học phần. Để đạt được mục đích đó, khơng có một quy trình nào được coi là khn mẫu cho q trình dạy học. Luận văn chỉ xin đề xuất một quy trình chung, có thể áp dụng có hiệu quả trong q trình dạy học văn học nước ngồi theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra. Quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra phần văn học nước ngoài được thực hiện theo các bước. Cụ thể các bước được trình bày trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1. Quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra phần văn học nước ngồi

PHÂN TÍCH -A- THIẾT KẾ -B- PHÁT TRIỂN -C- TRIỂN KHAI -D- ĐÁNH GIÁ -E- Phân tích nhu cầu Phân tích kĩ năng Mơ tả nhiệm vụ Chọn nhiệm vụ Phân tích nhiệm vụ Phân tích năng lực Cách tiếp cận

dạy học thống mục tiêu Xây dựng hệ khả năng thực Công cụ đo

hiện Kế hoạch dạy học Nội dung bài học Kế hoạch dạy học Giáo án PT hỗ trợ Thử nghiệm Dạy học bài 1,2,3... Dạy kĩ năng 1,2,3.. KTĐG thường xuyên Thu thập kết quả dạy học

Đánh giá kĩ năng Phân tích số liệu, kết

quả

Đề xuất điều chỉnh (đánh giá cải tiến)

Sơ đồ trên là quy trình chung trong việc dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra của phần văn học nước ngồi. Quy trình này được hiểu như sau:

- Bước 1: phân tích. Giáo viên phải phân tích các vấn đề sau:

+ Phân tích nhu cầu: bao gồm nhu cầu của người học đối với môn học, nhu cầu của xã hội đối với môn học và người học.

+ Phân tích kĩ năng: giáo viên cần phải phân tích rõ các kĩ năng mà người học phải có sau khi học xong học phần như kĩ năng đọc – hiểu văn bản, kĩ năng làm việc nhóm (đội), kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc độc lập…

+ Mô tả các nhiệm vụ: Giáo viên phải mô tả, hình dung trước các nhiệm vụ định giao cho học sinh.

+ Lựa chọn các nhiệm vụ: các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra phải phù hợp với năng lực của học sinh, với những quan niệm về văn hóa, tơn giáo ở địa phương, phù hợp với cơ sở vật chất ở môi trường học tập. Vì vậy, giáo viên phải lựa chọ những nhiệm vụ cụ thể, hợp lí giao cho học sinh để từ nhiệm vụ đó học sinh có thể đạt được đến mức tối đa các yêu cầu về năng lực và kĩ năng của các em.

+ Phân tích nhiệm vụ: Sau khi lựa chọn nhiệm vụ, giáo viên phải phân tích các nhiệm vụ ấy giao cho từng học sinh một cách hợp lí để học sinh có thể phát huy được năng lực của mình.

+ Phân tích năng lực: Năng lực được đề cập đến ở đây là cả 4 nhóm năng lực (năng lực nhận thức, năng lực hành động, năng lực quản lí và lãnh đạo, năng lực giao tiếp và truyền thơng). Giáo viên cần phải phân tích năng lực để chỉ ra được trong học phần, học sinh có thể đạt được những năng lực nào, những năng lực nào được chú trọng phát triển.

- Bước 2: thiết kế. Giáo viên phải thiết kế các vấn đề sau:

+ Cách tiếp cận dạy học: giáo viên phải thiết kế các hướng tiếp cận, các phương pháp dạy học để triển khai trong quá trình dạy học (chú ý phương

pháp phải triển khai cụ thể theo từng bài một cách hợp lí, có sự kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực).

+ Xây dựng hệ thống mục tiêu: Dựa trên mục tiêu của môn học, học phần, giáo viên thiết kế mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện học tập của học sinh để các em hướng tới và phấn đấu.

+ Công cụ đo khả năng thực hiện: Công cụ đo ở đây có thể là các tiêu chí để chấm điểm trong q trình hoạt động nhóm; các bản nhận xét hoạt động của các nhân, của nhóm; đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân.

+ Kế hoạch dạy học: giáo viên phải thiết kế kế hoạch dạy học hợp lí, khoa học theo khung phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bước3: phát triển. Cụ thể là:

+ Nội dung dạy học: từ những nội dung bài học cụ thể, giáo viên phân tích các nội dung, tìm kiếm các tư liệu để phát triển nội dung dạy học truyền tải tới học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức, phát triển các kĩ năng có hiệu quả nhất.

+ Kế hoạch dạy học: hướng dẫn học sinh xây dựng các kế hoạch học tập cụ thể trong phần văn học nước ngồi của chính các em.

+ Giáo án: Thiết kế giáo án của từng bài học cụ thể

+ Phương tiện hỗ trợ: Giáo viên lựa chọn các phương tiện dạy học để hỗ trợ trong quá trình dạy học

+ Thử nghiệm: Nếu có điều kiện, hãy thử nghiệm những gì mình đã thiết kế bằng cách dạy thử ở một nhóm học sinh hay tham khảo ý kiến của các giáo viên cùng bộ môn…

- Bước 4: triển khai: Đây là một quá trình quan trọng trong quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra phần văn học nước ngồi. Q trình này bao gồm các cơng việc như sau:

+ Dạy kĩ năng ở các bài học cụ thể

+ Kiểm tra, đánh giá thường xuyên sau mỗi bài học, học phần

+ Thu thập kết quả dạy học: ý kiến của học sinh về quá trình dạy học, ý kiến góp ý của giáo viên bộ môn.

- Bước 5: đánh giá: Đánh giá cả quá trình triển khai dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra phần văn học nước ngoài bao gồm:

+ Đánh giá kĩ năng (các kĩ năng đã thiết kế đạt được ở mức độ nào) + Phân tích số liệu, kết quả (ý kiến góp ý của giáo viên và ý kiến của học sinh)

+ Đề xuất điều chỉnh (Đánh giá cải tiến): Sau khi tiến hành giảng dạy, giáo viên dựa vào những kết quả thực tế thu được và góp ý của các giáo viên bộ môn, kiểm tra khách quan quá trình đã thực hiện để rút kinh nghiệm và điều chỉnh ở những lần triển khai sau hoặc học phần tiếp theo.

Trên đây là quy trình chung của việc dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra phần văn học nước ngoài. Tùy từng điều kiện, tùy đối tượng học sinh mà giáo viên có những điều chỉnh để hiệu quả dạy học văn học nước ngoài được nâng cao hơn.

3.2. Xây dựng chuẩn đầu ra phần văn học nƣớc ngồi chƣơng trình Ngữ Văn 11, ban cơ bản

Từ quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra phần văn học nước ngoài, luận văn đi vào thiết kế, xây dựng chuẩn đầu ra của phần văn học nước ngồi chương trình Ngữ văn 11, ban cơ bản. Nội dung chuẩn đầu ra ở đây được xây dựng theo từng cấp độ. Trong đó cấp độ 1 là các năng lực mà học sinh cần đạt được. Như đã nói, năng lực được đề cập đến ở đây là 4 nhóm năng lực: năng lực nhận thức, năng lực hành động, năng lực quản lý và lãnh đạo, năng lực giao tiếp và truyền thông. Chuẩu đầu ra cấp độ 2 là các tiêu chí nhận diện năng lực ở từng nội dung bài học cụ thể của phần văn học nước ngoài. Cụ thể như sau:

STT Nội dung chuẩn đầu ra cấp độ 1 (các năng lực)

Nội dung chuẩn đầu ra cấp độ 2

(Các tiêu chí nhận diện của năng lực và các yếu tố cầu thành ngành học)

1 Năng lực nhận thức

1.1. Kiến thức cơ bản về văn học

1.1.1. Nội dung cơ bản của phần văn học nước ngồi chương trình Ngữ văn 11, ban Cơ bản

a. Nhận biết được phần văn học nước ngồi chương trình Ngữ Văn 11, ban Cơ bản bao gồm các tác phẩm văn học lớn của những tác giả nổi tiếng trên thế giới. b. Giải thích được vai trị và vị trí của các tác giả U.Sếch-pia, Pu-skin, Sê-khốp, V.Huy-gô, Ph.Ăng-ghen trong nền văn học thế giới.

c. Xác định và giải thích nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa các tác phẩm: Đoạn trích Tình u và thù hận (Sếch-

spia) bài thơ Tôi yêu em (Pu-skin), truyện ngắn Người

trong bao (Sê-khốp), đoạn trích Người cầm quyền khôi

phục uy quyền (Huy-gô), văn bản nghị luận Ba cống

hiến vĩ đại của Các Mác (Ph. Ăng-ghen)

d. So sánh, đánh giá được các tác phẩm văn học nước ngoài với các tác phẩm văn học cùng thời, cùng đề tài, cùng thể loại.

e. Mô tả được sự đóng góp của các tác phẩm và các tác giả đối với nền văn học thế giới.

1.1.2. Kiến thức sâu, rộng ở một số nội dung cơ bản của phần văn học nước ngồi

a. Mơ tả được các tác phẩm tiêu biểu của:

(1) Các tác giả: Sếch-xpia, Pu-skin, Sê-khốp, Huy-gơ, Ph. Ăng-ghen.

XIX

b. Trình bày được các chủ đề, các vấn đề khó của văn học Anh, Pháp, Nga, Đức thế kỉ XVIII-XIX.

c. Trình bày được nội dung cơ bản, giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của các tác phẩm tiêu biểu của các nền văn học Anh, Pháp, Nga, Đức thế kỉ XVIII-XIX

d. Giải thích được ảnh hưởng của các tác phẩm tiêu biểu và các tác giả đối với nền văn học thế giới.

1.2. Khả năng cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ trong mơi trường học tập và thực tế cuộc sống

a. Chọn được các nguồn thông tin liên quan đến môn Ngữ Văn, phần văn học nước ngoài và các bài học văn học nước ngoài như kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội… của các quốc gia trên thế giới.

b. Tổ chức được các cơ sở dữ liệu từ các nguồn khác nhau (sách, báo, tạp chí, truyền hình, mạng internet, thực tế tham quan…)

c. Đánh giá được tính ổn định, chính xác của các nguồn dữ liệu.

d. Sử dụng được các nguồn cơ sở dữ liệu sau khi đánh giá tính ổn định.

2 Năng lực hành động

2.1. Khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế học tập, nghiên cứu và thực tiễn cuộc sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học văn học nước ngoài cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra ( chương trình ngữ văn 11, ban nâng cao) (Trang 60)