Thống nhất nhận thức, đề cao trách nhiệm cho các chủ thể tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trẻ của trường đại học chính trị, bộ quốc phòng (Trang 74 - 78)

Sơ đồ 2.1 : Tổ chức bộ máy quản lý của Trường Đại học Chính trị

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động BD nghiệp vụ sư phạm cho GV của

3.2.1. Thống nhất nhận thức, đề cao trách nhiệm cho các chủ thể tham gia

quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trẻ

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Đây là biện pháp quan trọng, là cơ sở để thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động BD NVSP cho GV trẻ ở TĐHCT. Bởi vì, nhận thức là khâu đầu tiên, định hướng cho mọi hoạt động của con người; làm cho mọi hoạt động có ý thức, mang tính tự giác, tích cực và sáng tạo, nếu nhận thức đúng thì hành động mới đúng, hành động đúng mới đem lại hiệu quả cao trong mọi hoạt động và ngược lại.

Mục tiêu của biện pháp giúp cho Ban Giám hiệu NT, các cơ quan chức năng, khoa giáo viên, đơn vị, các lực lượng có liên quan thấm nhuần đường

lối giáo dục của Đảng, chiến lược phát triển nguồn lực con người của Đảng, Nhà nước và Quân đội, nắm được mục tiêu BD NVSP cho GV trẻ của NT; giúp cho lực lượng giáo dục, quản lý giáo dục các cấp nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng nghề cho GVT thông qua hoạt động BD NVSP, trách nhiệm quản lý và tổ chức tốt hoạt động này sẽ góp phần đắc lực vào việc thực hiện thành công mục tiêu GD - ĐT của NT. Đồng thời, giúp GVT nhận thức đầy đủ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng nghề thông qua hoạt động BD NVSP.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Nội dung của biện pháp cần tập trung vào những vấn đề cơ bản như: Quán triệt đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị, văn bản của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về BD NVSP cho GVT; quán triệt đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị, văn bản của Quân ủy Trung ương, BQP về GD - ĐT, đào tạo, BD NVSP; làm rõ các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp GD - ĐT trong Quân đội; quán triệt đầy đủ các quy chế GD - ĐT, đào tạo, BD…để nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của quản lý hoạt động BD NVSP cho GVT ở NT.

3.2.1.3. Yêu cầu và điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt biện pháp này các tổ chức, lực lượng cần tập trung thực hiện những vấn đề cơ bản sau:

Một là, Ban Giám hiệu NT cần thường xuyên tổ chức quán triệt sâu sắc

nghị quyết của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của BQP về công tác GD - ĐT; các văn bản hướng dẫn của Tổng Cục Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu về cơng tác GD - ĐT, NCKH. Trên cơ sở nắm chắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, yêu cầu phát triển của Quân đội trong những năm tiếp theo, nhiệm vụ GD - ĐT, NCKH của NT nói chung, hoạt động BD NVSP nói riêng, nhất là nhiệm vụ BD NVSP cho GVT để từ đó lãnh đạo, chỉ đạo tồn diện các hoạt động GD - ĐT và hoạt động BD NVSP cho GVT. Ban hành các chỉ thị, quy chế, quy định và hướng dẫn các lực lượng của NT tổ chức thực hiện thắng lợi hoạt động BD NVSP cho GVT.

Hai là, Phòng Đào tạo tham mưu giúp việc trực tiếp cho Ban Giám

hiệu NT về toàn bộ các hoạt động GD - ĐT trong đó có hoạt động BD NVSP. Phịng Đào tạo cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị quan trọng nhiệm vụ BD NVSP cho GVT; quán triệt giáo dục cho cán bộ, nhân viên hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động BD NVSP cho GVT ở NT. Xây dựng kế hoạch BD NVSP mục tiêu, yêu cầu đào tạo, phù hợp với thực tiễn hoạt động dạy - học của NT, có tính khả thi cao; chủ trì triển khai tổ chức thực hiện hoạt động BD NVSP thông qua các bộ phận nghiệp vụ, các cán bộ, nhân viên trong đơn vị hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi các khoa giáo viên về hoạt động BD NVSP. Để thực hiện tốt các chức năng, kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra, đánh giá kết quả, chủ trì rút kinh nghiệm hoạt động BD NVSP để khơng ngừng nâng cao chất lượng NVSP đáp ứng mục tiêu GD - ĐT của NT, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ CTV, giáo viên KHXHNV cho Quân đội.

Ba là, các khoa giáo viên là lực lượng trực tiếp tiến hành hoạt động BD NVSP, trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, kỹ xảo, kỹ năng cho GVT của đơn vị mình. Qua hoạt động chuẩn bị, thuộc luyện, thơng qua bài giảng, các hình thức sau bài giảng xemina, tập bài rèn luyện cho GVT bản lĩnh chính trị, tác phong, phương pháp công tác của người GV theo mục tiêu đào tạo của NT. Vì vậy, nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, GV các khoa là một trong những biện pháp quản lý quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động BD NVSP cho GVT. Cho nên, chỉ huy các khoa giáo viên phải thường xuyên quán triệt nghiêm túc chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy, Ban Giám hiệu NT về nhiệm vụ BD NVSP cho GV, đặc biệt lực lượng GVT. Xây dựng đội ngũ cán bộ, GV của khoa đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có tinh thần thái độ trách nhiệm tốt, tích cực tìm tịi đổi mới nội dung, phương pháp phù hợp với từng loại đối tượng giảng dạy. Đẩy mạnh các hoạt động hội thi giảng bài cho GVT, đưa họ vào hoạt động sư phạm để củng cố kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, phát triển kỹ năng, kỹ xảo và các phẩm chất sư phạm của người GV theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Tất cả GV phải nhận thức đúng vai trị, trách nhiệm của mình trong việc nâng cao chất lượng GD - ĐT của NT. Nâng cao năng lực của GV, bằng việc nâng

cao trình độ NVSP của mình. Cùng với việc thường xuyên nâng cao tri thức lý luận cho GVT; cịn phải có trách nhiệm trong việc hướng dẫn, rèn luyện, BD kỹ năng sư phạm GVT cả trong khâu chuẩn bị thực hành và quá trình thực hành nhằm giúp cho họ hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Bốn là, GVT sau khi tốt nghiệp các trường được phân công, điều động

về các khoa của NT công tác thực hiện nhiệm vụ GD - ĐT, đại đa số yêu nghề, nhiệt huyết sự nghiệp “trồng người”. Nhưng vẫn có GVT chưa thực sự thiết tha với nhiệm vụ người GV của mình. Do đó, thiếu cố gắng trong việc rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ để trở thành người GV thực thụ; Qua trao đổi với lãnh đạo, chỉ huy của các khoa thấy rằng, số GVT chưa thực sự thiết tha với nhiệm vụ người GV của mình là do sự tác động của những yếu tố bên ngoài, như: Tổ chức phân cơng, tác động của gia đình, người thân, ban bè...Vì vậy, khơng phải tất cả GVT đều có ý thức về nghề nghiệp, xem nghề dạy học là sự lựa chọn của họ và cũng chưa có ai tư vấn cho họ về con đường nghề nghiệp nên chưa có nhận thức đầy đủ về nghề dạy học cùng với những yêu cầu cao về nghề này.

Cần phải làm cho họ sớm xác định con đường nghề nghiệp mà yên tâm công tác, phấn đấu. GVT, khơng phải họ đều có nhận thức đúng đắn về NVSP của người GV. Chính vì vậy, cần phải giáo dục cho họ nhận thức đầy đủ, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động BD, quản lý hoạt động BD NVSP cho GVT là nhiệm vụ phải làm với động cơ, thái độ nghiêm túc, tích cực, chủ động, tự giác của mỗi GVT trong học tập, rèn luyện nâng cao trình độ NVSP, những phẩm chất đạo đức, ý chí, xu hướng nghề nghiệp phù hợp với nghề sư phạm như đức tính trung thực, thẳng thắn, tính cơng bằng, lịng kiên trì, tính kiềm chế, tinh thần trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp của người GV, GVT trong Qn đội nói chung, Trường Đại học Chính trị nói riêng trong tình hình mới.

Các cơ quan chức năng, khoa giáo viên thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm thông qua các hoạt động, như: Quán triệt nhiệm vụ, lồng ghép các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về nâng cao chất lượng hoạt động BD NVSP cho GVT, các hoạt động tuyên truyền hướng vào việc tôn vinh nghề dạy học, hội thi nghiệp vụ sư phạm...để

nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượng làm công tác giáo dục, quản lý giáo dục về vị trí, vai trị của hoạt động BD NVSP, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của NT. Vấn đề này được 96,29% cán bộ, GV được điều tra xác định là biện pháp có tính rất khả thi và khả thi cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trẻ của trường đại học chính trị, bộ quốc phòng (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)