Kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trẻ của trường đại học chính trị, bộ quốc phòng (Trang 78 - 82)

Sơ đồ 2.1 : Tổ chức bộ máy quản lý của Trường Đại học Chính trị

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động BD nghiệp vụ sư phạm cho GV của

3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên

viên trẻ sát với nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, thực tiễn của Nhà trường và chức trách nhiệm vụ của giảng viên trẻ

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Kế hoạch hố hoạt động BD NVSP vừa là chức năng cơ bản trong quản lý giáo dục, vừa là một biện pháp chủ đạo quản lý hoạt động BD NVSP cho GVT ở TĐHCT.

Mục tiêu của biện pháp để xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, phương pháp quản lý và chỉ đạo soạn thảo, tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch BD NVSP cho GV nói chung, việc quản lý hoạt động BD NVSP nói riêng, thơng qua kế hoạch hóa chủ thể quản lý tiến hành các hoạt động tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, điều khiển, chỉ đạo trong việc huy động, phát huy các nguồn lực bảo đảm thực hiện các hoạt động BD NVSP theo mục tiêu đào tạo. Đây còn là cơ sở pháp lý để kiểm tra, đánh giá chất lượng quản lý hoạt động BD NVSP cho GVT ở NT hiện nay. Hoạt động BD NVSP phải được kế hoạch hoá một cách đầy đủ, chính xác, khoa học thơng qua các quyết định quản lý. Qua đó, dự báo, dự kiến các hoạt động với mục đích, nội dung, biện pháp rõ ràng, xác định các bước đi cụ thể bảo đảm thúc đẩy hoạt động BD NVSP đáp ứng được mục tiêu GD - ĐT của NT.

3.2.2.2. Nội dung và quy trình thực hiện biện pháp

NT có chiến lược, kế hoạch phát triển; trong đó có một phần đề cập đến phát triển đội ngũ GV nói chung; đặc biệt là hoạt động BD NVSP cho GV và GVT. Trên cơ sở chiến lược, kế hoạch của NT; Phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch BD GVT nói chung, BD, quản lý hoạt động BD NVSP cho GVT nói riêng theo từng năm học. Các khoa giáo viên có kế hoạch cơng tác năm học; đồng thời phải có kế hoạch BD NVSP riêng cho GVT; từng GVT có kế hoạch tự BD NVSP và quản lý thướng xuyên hoạt động này theo giai

đoạn, học kỳ, năm học...Các kế hoạch trên đây đều phải mang tính khoa học, thiết thực, khả thi.

Phương pháp xây dựng kế hoạch: Đây là bước mang tính chất kỹ thuật, giúp cho chủ thể quản lý dễ dàng thực hiện chức năng kế hoạch hóa của mình một cách thuận lợi. Thơng thường xây dựng kế hoạch hoạt động BD NVSP cho GVT ở Trường SQCT được tiến hành theo những bước cơ bản như sau:

Bước 1, căn cứ vào các hướng dẫn, chỉ thị, nghị quyết, mệnh lệnh huấn

luyện, yêu cầu của cấp trên về nhiệm vụ GD - ĐT, yêu cầu xây dựng Quân đội và phát triển của NT trong năm học đó và những năm tiếp theo, những nội dung thể hiện trong mục tiêu đào tạo của NT.

Bước 2, phân tích, đánh giá thực trạng điều kiện về các nguồn lực của

NT, đặc điểm của đội ngũ GV, GVT của các khoa và NT làm căn cứ để xác định nội dung, biện pháp quản lý. Các quyết định quản lý hoạt động BD NVSP cho GVT cần đi từ việc nhận định những yếu tố tác động khách quan, chủ quan; đánh giá những thuận lợi, khó khăn đối với việc thực hiện các hoạt động BD NVSP. Trong các kế hoạch dài hạn, kế hoạch chiến lược cịn phải tính đến bối cảnh quốc tế, trong nước, nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của Quân đội, thực trạng về đội ngũ, cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng đào tạo và các dự báo xu thế phát triển của NT trong tương lai. Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn đối với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển GD - ĐT nói chung và tổ chức, quản lý hoạt động BD NVSP cho GVT nói riêng.

Bước 3, xác định các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch quản lý

hoạt động BD NVSP cho GVT của NT. Trong đó, cần xác định rõ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, tài chính ngân sách GD - ĐT đảm bảo cho kế hoạch mang tính khả thi, hiệu quả.

Bước 4, hình thành kế hoạch, xây dựng sơ đồ khung của kế hoạch. Tùy

theo tính chất từng loại kế hoạch và cấp quản lý cụ thể mà thiết kế, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ BD GV nói chung, quản lý hoạt động BD NVSP cho GVT nói riêng cho phù hợp. Kế hoạch cần phải xác định rõ được mục tiêu BD, mục tiêu của từng giai đoạn, đợt hoặc tổng thể hoạt động BD NVSP

cho GVT theo từng cấp quản lý, từng giai đoạn, từng năm học, học kỳ; xác định thứ tự thời gian tiến hành, nội dung hoạt động BD NVSP, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, lực lượng tiến hành, người phụ trách. Quy định hiệp đồng, phối hợp giữa các lực lượng; việc kiểm tra, đánh giá và chế độ báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động; những biện pháp điều chỉnh, triển khai tiếp tục công việc; quy định việc rút kinh nghiệm, tổng kết, đánh giá kết quả. Trong các nội dung đó, việc xác định mục tiêu hoạt động BD NVSP là mục tiêu tổng thể, xuyên suốt, mục đích hoạt động BD NVSP mà chủ thể quản lý mong muốn đạt được.

Yêu cầu kế hoạch: Hệ thống kế hoạch của các cấp, các bộ phận là một

chỉnh thể thống nhất về mục tiêu từ tổ chức đến cá nhân, kế hoạch cấp dưới phải phục tùng kế hoạch cấp trên; phải quán triệt sâu sắc mục tiêu đào tạo và kế hoạch của trên, vận dụng một cách khoa học của cấp mình, hướng dẫn tỉ mỉ cho cấp dưới. Các đối tượng cụ thể phải có hệ thống kế hoạch khố học, năm học, học kỳ và từng môn học. Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung hoạt động BD NVSP cho GVT; các kế hoạch phải tường minh, có tính khả thi, phải thống nhất, phù hợp với quá trình dạy học, phải được phê chuẩn và phổ biến cho lực lượng quản lý và GVT. Phải xác định rõ lực lượng tham gia, biện pháp tiến hành trong từng hoạt động; kế hoạch phải định tính, định lượng được về chất lượng. Q trình thực hiện kế hoạch phải có kiểm tra, giám sát, kịp thời điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.

3.2.2.3. Yêu cầu và điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện nội dung biện pháp này, các chủ thể và đối tượng quản lý cần làm tốt một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, Ban Giám hiệu NT, nghiên cứu, quán triệt sâu sắc chỉ thị, nghị

quyết của cấp trên và của NT về BD NVSP; thông tư, hướng dẫn, chương trình BD NVSP cho GV đại học của Bộ Giáo dục đào tạo, BQP; nhiệm vụ, mục tiêu và tình hình thực tế để chỉ đạo các cơ quan chức năng tham mưu, đề xuất, chủ trì việc xây dựng chương trình, kế hoạch BD NVSP cho GVT. Tổ chức triển khai cho các cơ quan chức năng, khoa giáo viên và GVT xây dựng kế hoạch hành động ở cấp mình cho phù hợp. Kiện tồn lực lượng, chỉ đạo

bảo đảm các điều kiện cho quản lý hoạt động BD NVSP các cấp. Thường xuyên bám sát tình hình, ban hành và triển khai thực hiện các quyết định quản lý theo thẩm quyền. Tăng cường công tác kiểm tra, rút kinh nghiệm và điều chỉnh, bổ sung chương trình, kế hoạch BD NVSP cho GVT ở NT.

Hai là, Phịng Đào tạo chủ trì và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan,

khoa giáo viên, để xây dựng kế hoạch BD NVSP tổng thể, quản lý hoạt động BD NVSP phù hợp và là cơ sở để các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai nhiệm vụ BD NVSP cho GVT của đơn vị mình. Việc tổ chức thực hiện, điều hành cần quản lý một cách chặt chẽ; tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, kịp thời phát hiện những sai sót; đồng thời có biện pháp hướng dẫn, giúp đỡ các khoa giáo viên và GVT giải quyết các vướng mắc khó khăn, chấn chỉnh những sai phạm hoặc thiếu sót trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch. Sau mỗi đợt BD NVSP, học kỳ, năm học cần sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác xây dựng, điều hành thực hiện các quyết định quản lý hoạt động bồi d??ng NVSP cho GVT . Việc sơ kết, tổng kết quản lý hoạt động BD NVSP có thể làm riêng hoặc tiến hành cùng với sơ kết, tổng kết công tác GD - ĐT ở các cấp của NT.

Ba là, các khoa giáo viên, GV, GVT cần tổ chức quán triệt sâu sắc kế

quản lý hoạt động BD NVSP là một bộ phận quan trọng của kế hoạch đào tạo của NT, trên cơ sở đặc điểm tình hình, nhiệm vụ của đơn vị mình, phân tích đánh giá số lượng, chất lượng đội ngũ GV nói chung, GVT nói riêng trong khoa. Tiến hành xây dựng kế hoạch, phân công, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ bộ môn xây dựng kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện, thời gian và biện pháp quản lý hoạt động BD NVSP cụ thể cho GVT của bộ mơn mình.

Quá trình thực hiện kế hoạch, khoa giáo viên cần phân công, giao nhiệm vụ rõ ràng, xác định rõ trách nhiệm của GV, nhất là GV được phân công, hướng dẫn, giúp đỡ GVT về BD NVSP phải đạt chuẩn về trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm theo quy định, có biện pháp kích thích, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho GVT hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chỉ huy khoa, tổ bộ môn thường xuyên theo dõi kiểm tra hoạt động BD NVSP cho GVT của

khoa mình, kịp thời bổ sung, điều chỉnh, tổ chức rút kinh nghiệm khâu quản lý hoạt động BD NVSP, chú trọng BD GVT còn hạn chế về năng lực sư phạm, ít kinh nghiệm sư phạm và NVSP.

Bốn là, GVT trên cơ sở kế hoạch BD NVSP chung của đơn vị, từng GVT

phải xây dựng kế hoạch BD và tự quản lý kế hoạch BD NVSP cho bản thân mình cụ thể, tỉ mỉ, khoa học, phải xác định được những công việc theo sự phân công và phải xác định rõ mục tiêu đạt được và mục tiêu phấn đấu của mình.

Khi xây dựng kết hoạch tự BD NVSP, GVT cần phải chuẩn bị chu đáo, đầy đủ cả về tâm thế, kiến thức, cơ sở vật chất, tài liệu…; từng GVT tiến hành xây dựng kế hoạch trình thủ trưởng khoa phê duyệt. Khi thực hiện từng giai đoạn, từng đợt BD NVSP, đòi hỏi GVT phải ln có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm cao, tự giác, say mê với động cơ nội tại bên trong thúc giục; phải biết vận dụng hệ thống tri thức đã được tích lũy vào hoạt động tự BD NVSP, để rèn luyện kỹ năng kỹ, xảo sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn, hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách cũng như kỹ năng nghề nghiệp. Tích cực tìm hiểu, thu thập thông tin, tư liệu làm cơ sở cho viết báo cáo thu hoạch, làm tiền đề quan trọng cho việc đánh giá kết quả BD NVSP qua mỗi giai đoạn, học kỳ, năm học.

Kết thúc từng đợt BD NVSP, từng GVT phải tự mình rút kinh nghiệm, đánh giá được ưu và khuyết điểm trong thực hiện kế hoạch tự BD NVSP của mình, kịp thời có biện pháp khắc phục khuyết điểm, thực hiện có hi?u quả kế hoạch tự BD NVSP của mình trong giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trẻ của trường đại học chính trị, bộ quốc phòng (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)