Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trẻ của trường đại học chính trị, bộ quốc phòng (Trang 84 - 87)

Sơ đồ 2.1 : Tổ chức bộ máy quản lý của Trường Đại học Chính trị

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động BD nghiệp vụ sư phạm cho GV của

3.2.4. Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng

nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trẻ của Trường Đại học Chính trị, Bộ Quốc phịng.

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BD NVSP là một khâu quan trọng trong tồn bộ q trình quản lý BD GV, là một biện pháp quan trọng để quản lý tốt hoạt động BD NVSP cho GVT ở TĐHCT, BQP.

Mục tiêu kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BD NVSP là nắm được việc thực hiện chương trình BD NVSP, kế hoạch BD NVSP và chất lượng công tác quản lý hoạt động BD NVSP. Để kịp thời đo đạc và thực hiện điều chỉnh các sai lệch trong các quyết định quản lý để thực hiện tốt mục tiêu quản lý đã đề ra. Kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động BD NVSP còn nhằm mục tiêu tăng cường tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của lực lượng quản lý hoạt động BD NVSP. Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động BD NVSP của GVT giúp người quản lý xác định mức độ nắm được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và khả năng vận dụng vào thực tế giảng dạy của GVT theo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng của GV. Qua đó, điều chỉnh chương trình GD - ĐT, hoạt động giảng dạy của GV, quản lý hoạt động BD NVSP của GVT.

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BD NVSP, bảo đảm kết quả được đánh giá chính xác, khách quan, tồn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm và phát triển hoạt động BD NVSP của GVT, không nên chú trọng đánh giá điểm số, mà quan trọng hơn là tìm hiểu quá trình dẫn đến kết quả đó, đánh giá những tiến bộ mà họ đạt được. Từ đó, giúp cho GVT biến q trình đánh giá thành quá trình tự đánh giá. Để việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BD NVSP khách quan, cần có đầy đủ, đồng bộ các văn bản quy định về quản lý

và đánh giá kết quả, có thang điểm, tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng nội dung thực hành. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BD NVSP của GVT, đòi hỏi cán bộ, GV được phân công giúp đỡ GVT phải công tâm, khách quan, công bằng khi đánh giá sự tiến bộ, trưởng thành của họ về NVSP.

3.2.4.2. Nội dung và quy trình thực hiện biện pháp

Nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BD NVSP cần tập trung vào những vấn đề cơ bản, như: Kiểm tra, đánh giá việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch BD NVSP; kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động BD NVSP của GVT; kiểm tra ý thức, thái độ của GVT khi tham gia hoạt động BD NVSP; kiểm tra việc đánh giá kết quả hoạt động BD NVSP của GVT…

3.2.4.3. Yêu cầu và điều kiện thực hiện biện pháp

Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BD NVSP của GVT cần thực hiện tốt một số yêu cầu cơ bản sau:

Một là, Ban Giám hiệu NT lãnh đạo, chỉ đạo, điều khiển, quản lý mục tiêu BD GVT, NT cần thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả ho?t động BD NVSP thông qua hệ thống các cơ quan chức năng, khoa giáo viên. Có chủ trương lãnh đạo và kế hoạch BD cho đội ngũ cán bộ, GV về lý luận khoa học quản lý giáo dục nói chung; hệ thống kiến thức, kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý hoạt động BD NVSP cho GVT nói riêng, nhất là cán bộ chủ trì ở các cơ quan chức năng và khoa giáo viên để: “ Đánh giá kết hoạt động BD NVSP cho GVT đảm bảo trung thực, khách quan” [41, tr.31].

Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức các hội nghị chuyên đề bàn về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BD NVSP nhằm sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm quản lý hoạt động BD NVSP, làm cơ sở cho việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ BD NVSP cho GVT ở NT một cách thiết thực, tỉ mỉ, chính xác và hiệu quả.

Hai là, Phịng Đào tạo, cơ quan Khảo thí và Đảm bảo chất lượng GD -

ĐT, các cơ quan chức năng có liên quan khác, có nhiệm vụ tham mưu đề xuất với Ban Giám hiệu NT về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý GD - ĐT nói chung, trong đó có cơng tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BD NVSP

cho GVT ở NT. Đồng thời, trực tiếp theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra các khoa giáo viên trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, biện pháp và các quyết định về quản lý hoạt động BD NVSP cho GVT ở NT.

Chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng, khoa giáo viên để xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động BD NVSP cho GVT phải tồn diện, bao gồm cả các tiêu chí đánh giá về kiến thức, sự phát triển về trí tuệ, phát triển về các kỹ năng xã hội, đặc biệt là sự phát triển về kỹ năng sư phạm của GVT. Việc dựa vào nhiều tiêu chí để đánh giá, trong đó đặc biệt chú ý đến việc đánh giá kỹ năng sư phạm sẽ có những tác động tích cực đến hoạt động BD NVSP cho GVT. Phân cấp chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ các khoa giáo viên nắm vững hệ thống văn bản pháp quy về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BD NVSP cho GVT đã được ban hành; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ trong quá trình tổ chức thực hiện. Kịp thời phát hiện những sai lệch, hạn chế, bất cập để đề xuất những chủ trương, biện pháp quản lý thiết thực, hiệu quả.

Tổng hợp và báo cáo kết quả công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BD NVSP cho GVT với Ban Giám hiệu NT theo đúng chế độ quy định. Đồng thời, tích cực chỉ đạo, thực hiện tốt công tác thi đua, tuyên truyền cổ động về kết quả hoạt động BD NVSP nhằm khích lệ động viên kịp thời những điển hình tiên tiến, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động BD NVSP.

Ba là, các khoa giáo viên, GV giúp đỡ và trực tiếp tham gia hoạt động

BD NVSP cho GVT thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động của GVT trong thời gian BD NVSP; việc chấp hành các quy chế, quy định về GD - ĐT, về BD NVSP. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BD NVSP cho GV, GVT thông qua các hoạt động dạy học, thực hành, thực tập, thi, kiểm tra. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong quản lý kết quả hoạt động BD NVSP cho GVT. Thông qua dự mẫu các hoạt động GD - ĐT, các hình thức dạy học GVT viên để nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả, đối chiếu với tiêu chí cho điểm xếp loại. Trên cơ sở đó cán bộ khoa, bộ mơn về tiến hành hướng dẫn và đánh giá kết quả hoạt động BD NVSP cho GVT của đơn vị mình. Kết quả đánh giá dân chủ, được công bố công khai.

Thông qua kiểm tra, đánh giá để BD, hướng dẫn cho GVT về phương pháp, hình thức các nội dung thực hành, tự quản lý mọi hành động BD NVSP của mình. Thường xuyên theo dõi, nắm chắc thơng tin phản hồi từ phía học viên và CBQL để có sự điều chỉnh phương pháp trong q trình giảng dạy, tổ chức, quản lý hoạt động BD NVSP cho GVT ở NT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trẻ của trường đại học chính trị, bộ quốc phòng (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)