Đổi mới giáo dục và yêu cầu đặt ra đối với giáo viên trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở yên sở quận hoàng mai hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 37 - 39)

10. Cấu trúc của luận văn

1.5. Đổi mới giáo dục và yêu cầu đặt ra đối với giáo viên trung học cơ sở

quản lý đội ngũ giáo viên ở trƣờng trung học cơ sở

1.5.1. Đổi mới giáo dục hiện nay

Đất nƣớc bƣớc vào thời kì đổi mới, ý thức đƣợc vai trò quan trọng của giáo dục trong việc phát triển nhân cách con ngƣời cho xã hội, góp phần tích cực và quan trọng đƣa đất nƣớc cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020, cùng với đổi mới kinh tế, Nhà nƣớc đã quyết định đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phải thực hiện đồng bộ từ tƣ duy, quan điểm giáo dục, chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục đến đào tạo giáo viên và cơ chế quản lý giáo dục. Tƣ duy giáo dục là quá trình nhận thức bản chất, quy luật vận động, phát triển của giáo dục, là quá trình tƣ duy bằng khái niệm và q trình làm giáo dục có sự thống nhất giữa nói và làm giáo dục theo khoa học. Triết lý giáo dục của chúng ta là: Nền giáo dục vì mọi ngƣời, của mọi ngƣời, cho mọi ngƣời; nhà trƣờng đem lại hạnh phúc đi học cho trẻ em; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi ngƣời đều có thể học tập; học để phát triển, hoàn thiện nhân cách, để sống tốt đẹp hơn.

Yêu cầu đổi mới giáo dục THCS phải đặt trong tổng thể đổi mới căn bản, toàn diện nền GD&ĐT, đó là: đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tƣ tƣởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD&ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân ngƣời học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.

Phát triển GD&ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Phát triển GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới.

Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ƣơng tám khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ ra mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thơng: tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cơng dân, phát hiện và bồi dƣỡng năng khiếu, định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tƣởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.

Đổi mới công tác quản lý giáo dục bao gồm nhiều nội dung, từ việc đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hƣớng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của ngƣời học đến đổi mới căn bản hình thức và phƣơng pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo trung thực, khách quan; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hƣớng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, đảm bảo dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lƣợng; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; đổi mới cơ chế chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của tồn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tƣ để phát triển GD&ĐT; nâng cao chất lƣợng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo.

- 28 -

Theo tác giả Bùi Minh Hiền: “Mục đích, yêu cầu về phát triển đội ngũ GV THCS là nhằm phát triển đội ngũ GV THCS đảm bảo đủ về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao đƣợc bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lƣơng tâm nghề nghiệp và trình độ chun mơn của các nhà giáo góp phần từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giáo dục cơ sở đáp ứng yêu cầu của sự phát triển giáo dục THCS và đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng” [27].

Nhƣ vậy, có thể xác định các yêu cầu cơ bản của quản lý đội ngũ GV THCS hiện nay là:

- Xây dựng đội ngũ GV đảm bảo đủ về số lƣợng, tức là: phải tính tốn đƣợc số lƣợng GV THCS cần có dựa trên qui mơ học sinh phát triển theo thời gian để đảm bảo mỗi lớp đƣợc bố trí biên chế khơng q 1,90 GV [4];

- Hợp lý về cơ cấu: Ở đây, hƣớng tới xây dựng và phát triển đội ngũ GV THCS cân đối về cơ cấu bộ môn, cơ cấu lứa tuổi,…

- Đảm bảo đạt chuẩn về chất lƣợng: Tức là phải thực hiện việc đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ GV đạt chuẩn cơ bản về trình độ đào tạo đối với GV THCS, nâng dần tỉ lệ GV trên chuẩn đào tạo, đạt chuẩn về phẩm chất năng lực theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GV trung học, cập nhật về các yêu cầu đổi mới giáo dục;

- Đảm bảo chế độ chính sách đối với GV THCS theo các qui định hiện hành, chú ý việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ nhằm giúp họ an tâm công tác, phát huy đƣợc tính tích cực của mỗi GV trong thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở yên sở quận hoàng mai hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)