3.3.2.1. Thành lập và nâng cao hiệu quả của HTX và tổ chức nông dân
Tại nhiều vùng ở Việt Nam, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất lúa gạo chưa ổn định, chất lượng không đảm bảo, giá thành cao. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do các hộ nông dân sản xuất đơn lẻ, chưa liên kết, hợp tác với nhau và cũng chưa có tổ chức, đơn vị nào hỗ trợ, hướng dẫn nông dân sản xuất hiệu quả. Trong hoàn cảnh này, việc phát triển mô hình HTX là cần thiết. Để các HTX ngày càng phát triển và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người nông dân, cần áp dụng kết hợp nhiều biện pháp.
Thứ nhất, tái cấu trúc và phổ biến mô hình HTX.
Ở Việt Nam, hình thức HTX đã xuất hiện ở nhiều vùng tuy nhiên hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Trải qua các lần xây dựng và sửa đổi, Luật HTX năm 2012 được công bố ngày 3/12/2012, cập nhật các nguyên tắc thành lập và tổ chức hoạt động
của HTX theo 7 nguyên tắc cơ bản Liên minh HTX Quốc tế đã đề ra. Tuy nhiên, Luật chưa được tuyên truyền rộng rãi và gây chú ý đối với nông dân.
Để HTX phát triển như một phong trào, vai trò của Nhà nước và chính quyền địa phương là vô cùng quan trọng. Cần giúp cho nông dân nắm được chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển HTX, nâng cao nhận thức của họ về ích lợi của HTX để họ sẵn sàng tham gia xây dựng và tuân thủ các yêu cầu của HTX tại địa phương. Hơn nữa, các mô hình HTX kiểu cũ cần được tái cấu trúc theo mô hình mới và áp dụng các nguyên tắc TMCB để đem lại hiệu quả cao hơn.
Thứ hai, xây dựng và trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý HTX.
Ở các HTX Việt Nam hiện nay, năng lực của phần lớn cán bộ quản lý còn hạn chế, kém năng động. Trong khi đó tại nhiều địa phương, số thanh niên trẻ tốt nghiệp đại học khá nhiều, nếu tận dụng được nguồn trí thức này tham gia bộ máy lãnh đạo HTX thì vừa phát huy được năng lực của họ, vừa phát huy được nguồn lực chất xám tại chỗ.
Do vậy, Đảng, Nhà nước cần có chính sách, cơ chế khuyến khích, động viên họ tham gia HTX, đồng thời tạo điều kiện đào tạo, cho họ đi thực tế, học tập kiến thức và kinh nghiệm về sản xuất TMCB để về áp dụng tại địa phương.
Thứ ba, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các HTX.
Ông Tăng Minh Lộc - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cho rằng, điểm “tắc” nhất hiện nay của HTX tại Việt Nam chính là thiếu sự chỉ đạo, quan tâm thực sự tới mô hình HTX; đa phần các HTX phải tự bươn chải chứ chưa có chính sách nào giúp HTX có đột phá thực sự .
Vì thế, Nhà nước cần có các chính sách cụ thể hỗ trợ các HTX về đất làm trụ sở, nhà kho, khu chế biến, đóng gói và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo cũng như cần có riêng chính sách cho vay vốn với lãi suất thấp cho các HTX và nông dân địa phương. Đặc biệt, cần có chính sách và cơ chế kiểm soát chặt chẽ chất lượng và phân phối các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và giống lúa.
Cùng với Nhà nước, liên minh HTX các cấp cần phải sâu sát HTX, tư vấn hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho HTX về kế hoạch sản xuất, dịch vụ, công tác kế toán, xây dựng đề án, phương án sản xuất, dịch vụ, tư vấn về chính sách, pháp luật một cách cụ thể như: lợi thế so sánh của địa phương, HTX là gì, đầu tư và sản xuất loại gạo nào thì có lợi, có những chính sách pháp luật nào trong xây dựng và phát triển HTX, giúp các HTX xây dựng Điều lệ HTX một cách cụ thể sát với tình hình phát triển của địa
phương. Hơn nữa, giúp các giám đốc HTX mở rộng mối quan hệ kinh tế, xây dựng thương hiệu gạo, liên kết với các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu giống lúa, các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, các cửa hàng, siêu thị thông qua các hợp đồng kinh tế.
3.3.2.2. Phát triển tập trung vào một số loại gạo để tạo thương hiệu
Đầu tiên, để phát triển TMCB về gạo, Việt Nam cần tập trung vào một số giống lúa chất lượng cao và phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương để xây dựng thương hiệu như một số giống tiềm năng đang bán trong nước (Nàng thơm chợ Đào, Huyết rồng…). Các thương hiệu gạo được xây dựng này phải gắn liền với chất lượng gạo đặc thù để phân biệt và tạo thương hiệu riêng.
Hơn nữa, để quảng bá thương hiệu và chất lượng của các giống gạo này đến với người tiêu dùng thế giới, Việt Nam cần tổ chức và tham gia các hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm. Việc này cũng giúp đánh giá nhu cầu thị trường và phản ứng của người tiêu dùng nước ngoài đối với gạo thương hiệu Việt Nam.
Thêm vào đó, việc liên kết với các kênh phân phối gạo TMCB uy tín trong nước và quốc tế cũng giúp đẩy mạnh thương hiệu gạo Việt Nam trên trường quốc tế. Hiện nay, tại thị trường Việt Nam đã có chuỗi cửa hàng chuyên phân phối sản phẩm TMCB là Better Day, ngoài ra, việc mở rộng thương mại với các nước cũng tạo điều kiện cho gạo TMCB Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng gạo TMCB trên thế giới.
3.3.2.3. Phát triển sản phẩm phái sinh để tăng cường chuỗi giá trị
Bên cạnh việc nâng cao giá trị gạo Việt Nam bằng giải pháp cải tạo giống, đa dạng chủng loại, nhiều doanh nghiệp đã tích cực nghiên cứu, giới thiệu những sản phẩm sau gạo có giá trị gia tăng cao, thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Hiện tại, bột gạo là mặt hàng phái sinh có tiềm năng lớn, vừa là mặt hàng xuất khẩu vừa là sản phẩm góp phần tăng thêm giá trị gia tăng cho gạo Việt Nam tại các thị trường quốc tế. Sản phẩm ăn liền từ bột gạo khá đa dạng với gần 70 loại khác nhau bao gồm hủ tíu, phở, đủ loại bún, bánh đa, cháo với nhiều khẩu vị, cũng như cách đóng gói, trọng lượng khác nhau. Ngoài ra, bột gạo còn được Công ty bánh kẹo Á Châu đưa vào sản xuất bánh mì, sản phẩm mà ở bất cứ thị trường nào cũng có nhu cầu tiêu dùng cao. Nhiều loại thực phẩm chế biến có nguồn gốc phương Tây, vốn làm
từ bột mì, cũng đã được nhà sản xuất chuyển sang dùng nguyên liệu bột gạo, như nui, bột làm bánh.
Thị trường tiềm năng tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu các sản phẩm chế biến từ gạo đều tăng hơn 10%, mức tăng trưởng chủ yếu từ việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản. Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đánh giá ngành sản xuất thực phẩm công nghệ làm gia tăng đáng kể tỉ lệ sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa như gạo, bột gạo cho thấy đây là một triển vọng lớn, hướng đi thiết thực trong việc mang lại giá trị gia tăng gấp nhiều lần cho mặt hàng nông sản Việt Nam, giảm dần xuất khẩu thô với giá trị thấp .
Nếu đưa gạo TMCB vào sản xuất các sản phẩm phái sinh này sẽ thúc đẩy các sản phẩm này được chứng nhận TMCB, vừa tạo ra giá trị lớn hơn, vừa mở rộng được thị trường, đem lại giá trị gia tăng lớn hơn cho nông dân và doanh nghiệp.
Để làm được điều này, cần đẩy mạnh phát triển sản phẩm phái sinh từ gạo và sự liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và nông dân.
Thứ nhất, hoạt động nghiên cứu, sản xuất sản phẩm phái sinh từ gạo cần được đẩy mạnh.
Nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất, kinh doanh, giới thiệu những bước tiến mới trong việc công nghệ hóa các sản phẩm sau gạo, từ năm 2012, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đã khởi động tổ chức “Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ” để thúc đẩy hoạt động giới thiệu, quảng bá các sản phẩm từ gạo như các loại bột làm bánh pha sẵn, bánh đa cua, bánh mì từ gạo Huyết Rồng, cháo dinh dưỡng dành cho trẻ em và người cao tuổi. Các hoạt động này cần được đẩy mạnh hơn nữa, đặc biệt là quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra nước ngoài. Hơn nữa, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ gạo bằng các ưu đãi về thuế hay xúc tiến thương mại để đẩy mạnh việc nghiên cứu, sản xuất cũng như quảng bá hình ảnh ra thị trường quốc tế.
Thứ hai, cần đẩy mạnh sự liên kết giữa nông dân sản xuất gạo và các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phái sinh.
Gạo TMCB của nông dân là sản phẩm đầu vào của doanh nghiệp, vì thế cần xây dựng mối quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp, cũng như các chủ thể khác trong chuỗi giá trị để đảm bảo lợi ích cho các bên. Các doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm phái sinh cũng cần đẩy mạnh việc dán nhãn TMCB cho sản phẩm phái sinh của mình để phân phối theo các kênh TMCB trong nước và quốc tế.
3.3.2.4. Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức kinh tế tư nhân
Quá trình hình thành và phát triển TMCB ở Việt Nam nên kêu gọi sự tham gia của các tổ chức kinh tế tư nhân. Với những mối quan hệ của các công ty thương mại, chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều thị trường quốc tế. Với những ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư sẽ hỗ trợ tốt người nông dân để có được nguồn vốn ban đầu đầu tư cho sản xuất, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi, khi chúng ta vẫn chưa được chứng nhận TMCB nên chưa thể có được khoản giá phúc lợi hay các hỗ trợ từ người mua. Một loại hình tổ chức tư nhân nữa cần tham gia mạnh mẽ vào TMCB gạo là các công ty bảo hiểm. Hình thức bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa phổ biến và người nông dân cũng chưa ý thức tốt về vấn đề này; nhưng với TMCB, việc người nông dân tập trung trong các tổ chức sản xuất sẽ là điều kiện thuận lợi để đưa bảo hiểm đến với họ. Bảo hiểm nông nghiệp sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu được những rủi ro khi sản xuất và chất lượng gạo bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
3.3.2.5. Nâng cao nhận thức của nông dân, doanh nghiệp tích cực tham gia vào TMCB
Để người nông dân hiểu và tham gia vào TMCB, trước hết, nước ta cần phải tăng cường nhận thức của họ về những lợi ích và tính khả thi của TMCB. Khi người nông dân biết TMCB đem lại cho họ những gì (sự đảm bảo về giá, sản phâm đạt tiêu chuẩn TMCB, được hỗ trợ để nâng cao năng lực sản xuất,…) thì họ sẽ tham gia tích cực hơn. Bên cạnh đó, việc thành lập các tổ chức nông dân như HTX cũng sẽ thúc đẩy người sản xuất tham gia vào TMCB. Để các tổ chức này hoạt động thành công cũng như duy trì được mức độ tham gia của các nhà sản xuất thành viên trong TMCB, chúng ta cần phải có những biện pháp cụ thể đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động tổ chức và sự tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên. Ngoài việc thúc đẩy các HTX tham gia TMCB, nước ta cũng cần phải đào tạo các nhà sản xuất về TMCB. Các dự án phát triển TMCB cần lưu ý đào tạo cho nông dân không những về quy trình để sản phẩm đạt tiêu chuẩn TMCB, mà còn về hoạt động của các tổ chức TMCB, kế hoạch sản xuất TMCB, quá trình phân phối sau thu hoạch,… để người sản xuất tin tưởng hơn TMCB.
Về phía doanh nghiệp, Chính phủ có thể đưa ra các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và trở thành trung gian thương mại cho TMCB. Những chính
sách khuyến khích đầu tư cho sản xuất TMCB có thể kể đến như: ưu đãi về đất đai (miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê; hỗ trợ thuê đất; miễn giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục đất sử dụng đất); hỗ trợ đầu tư (hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong và ngoài nước; hỗ trợ phát triển thị trường; hỗ trợ dịch vụ tư vấn; hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ; hỗ trợ cước phí vận tải). Những chính sách sẽ góp phần làm giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, và từ đó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất cho TMCB.
3.3.2.6. Chính phủ hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển TMCB về gạo 3.3.2.6.1. Hỗ trợ tài chính, nghiên cứu cho TMCB
Về nghiên cứu TMCB: Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định vùng sản xuất TMCB mặt hàng gạo cho phù hợp. Không những vậy, Chính phủ cũng có thể hỗ trợ TMCB bằng cách tổ chức các cuộc hội thảo TMCB, huy động sự hợp tác của các tổ chức phi Chính phủ quốc tế, hoặc các nước đã sản xuất và tiêu thụ thành công sản phẩm của TMCB để từ đó giúp người sản xuất và doanh nghiệp tiếp thu được kinh nghiệm về sản xuất, phân phối các sản phẩm TMCB.
Về hỗ trợ tài chính, nhà nước cũng cần dành ngân sách:
• Hỗ trợ tín dụng cho người sản xuất và các doanh nghiệp tham gia vào TMCB. • Đầu tư, xây dựng cải tạo đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện
hạ thế, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước của các vùng sản xuất TMCB.
• Đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông cao cấp, dạy nghề cho lao động nông thôn sản xuất TMCB; biên soạn, in án, phân phát miễn phí các tài liệu về TMCB cho người nông dân.
• Hỗ trợ kinh phí chuyển đổi sản xuất, phí dán nhãn TMCB, phí lưu kho các sản phẩm sau thu hoạch cho các nhà sản xuất TMCB.
• Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm TMCB.
3.3.2.6.2. Tạo môi trường thuận lợi phát triển cho TMCB gạo
Cùng với các tổ chức phi lợi nhuận và các doanh nghiệp tư nhân cũng như các nhà sản xuất chính trong TMCB, chính phủ có thể thúc đẩy tiêu thụ gạo TMCB trong nước thông qua các chiến dịch nâng cao ý thức người tiêu dùng, hỗ trợ sự phát triển của các thị trường buôn bán sản phẩm TMCB tại các tỉnh, thành trong cả nước và
tích cực mua gạo TMCB cho các chương trình của mình như các chương trình cứu trợ.
Ngoài ra việc thiết lập các tiêu chuẩn TMCB và các chứng nhận cũng như giúp đỡ xây dựng một tổ chức cấp chứng nhận quốc gia khi gạo TMCB sản xuất với số lượng đủ lớn sẽ giúp tăng mức chủ động và giảm thiểu chi phí dán nhãn cho người sản xuất. Ngoài ra, thành lập Ủy ban quốc gia về TMCB với sự tham gia của các đối tác kinh tế, hiệp hội, người tiêu dùng, các cơ quan hành chính, các tổ chức TMCB làm nhiệm vụ điều phối chung và xúc tiến TMCB gạo nói riêng và TMCB nói chung.
KẾT LUẬN
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đem lại thu nhập cho phần lớn dân cư, đặc biệt là nền nông nghiệp trồng lúa. Tuy nhiên, nền sản xuất lúa gạo ở nước ta chưa hiệu quả, gạo Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới; trong khi sản lượng gạo xuất khẩu khá cao, giá trị thu được lại tương đối thấp. Hơn nữa, trong kênh phân phối, người nông dân luôn chịu thiệt thòi, đời sống của họ gặp nhiều khó khăn, môi trường sống cũng chưa được đảm bảo. Trong hoàn cảnh đó, việc phát triển TMCB là một hướng đi đúng đắn sẽ góp phần giải quyết các vấn đề tồn đọng về kinh tế, xã hội và môi