Tổng quan về gạo tại Việt Nam

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển thương mại công bằng đối với mặt hàng gạo của thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 62 - 69)

3.1.1.1. Tổng quan về sản xuất mặt hàng gạo tại Việt Nam 3.1.1.1.1. Điều kiện sản xuất, canh tác

Tổng quan về sản xuất mặt hàng gạo tại Việt Nam sẽ được phân tích thông qua 5 yếu tố đầu vào của sản xuất là điều kiện tự nhiên, lao động, vốn, khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng, từ đó cung cấp cái nhìn tổng quan nhất về sản xuất gạo tại Việt Nam.

a. Về điều kiện tự nhiên,

Nghề trồng lúa ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, trong đó các nhân tố quan trọng hàng đầu là đất đai, khí hậu và nguồn nước.

Việt Nam có điều kiện thuận lợi về đất đai với tổng diện tích gieo trồng lúa đạt vào khoảng 65% so với tổng diện tích đất trồng nông nghiệp hằng năm. Đặc biệt, nước ta có 2 vùng đồng bằng lớn là đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và đồng bằng sông

Cửu Long (ĐBSCL), đất nông nghiệp nơi đây do phù sa bồi đắp nên đất rất màu mỡ và giàu dinh dưỡng, tạo môi trường tốt cho cây lúa phát triển.

Xét về khí hậu, Việt Nam là nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, với lượng mưa 1500-2000 mm/năm, độ ẩm hằng năm trên 80%, phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của cây lúa. Bên cạnh đó, nhiệt độ trung bình 22-25˚C, tổng lượng bức xạ mặt trời 120-130kcal/cm2/năm cung cấp lượng bức xạ lớn, lượng ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt ẩm phong phú cho cây trồng.

Nước ta cũng có nguồn nước dồi dào, phong phú. Mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2.360 con sông có chiều dài hơn 10km. Tổng lượng dòng chảy của sông trung bình 880km3/năm, trong đó có 235 km3 hình thành trên lãnh thổ Việt Nam, vừa cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp, vừa mang lại lượng phù sa khổng lồ hình thành các đồng bằng cũng như các vùng chuyên canh nông nghiệp.

Ngoài ra, nước ta còn có nguồn nước ngầm khá phong phú, trữ lượng đã thăm dò vào khoảng 6-7 tỉ m3/năm, có vai trò cung cấp nước cho nông nghiệp vào mùa khô.

Tuy nhiên, nền nông nghiệp sản xuất lúa gạo phải đối mặt với một số thách thức. Đầu tiên là tình trạng đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do tác động của quá trình CNH - HĐH đất nước. Từ năm 2005 đến năm 2010, diện tích đất trồng lúa trên cả nước giảm 37.546 ha. Trong đó, khu vực ĐBSH giảm nhiều nhất, chiếm 4,4%. Con số này ở Đông Nam Bộ là 2,1% và các vùng khác là dưới 5%. Ngoài ra, tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam. Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp, thể hiện ở các mặt như: thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, tác động tiêu cực đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời gian gieo vụ, làm tăng nguy cơ sâu bệnh hại cây trồng,…

b. Về lao động

Số lượng lao động trong nông nghiệp rất đông đảo, mà chủ yếu là nông dân, chiểm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động quốc gia.

Bảng 3.1. Quy mô lao động trong nông nghiệp giai đoạn 2005-2012

Lao động 2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Số lượng

(nghìn người)

Tỷ trọng trong cơ

cấu lao động (%) 55,1 52,9 52,3 51,1 49,5 48,4 47,4 Qua đào tạo (%) 3,9 2,4 2,7 3,0

Nguồn: Tổng cục thống kê

Bảng thống kê trên cho thấy tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, mặc dù có xu hướng giảm dần qua các năm, vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn (khoảng 50% lao động cả nước), nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo rất thấp. Năm 2012, tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp năm 2012 là 1,23%; trình độ đại học chỉ đạt 0,21% (Tổng cục Thống kê, 2012, pp. 53). Mặc dù tỷ lệ này đang tăng dần theo từng năm, nhưng mức độ tăng vẫn còn thấp so với yêu cầu sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường, đồng thời lại có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng đồng bằng và miền núi.

c. Về nguồn vốn đầu tư

Những năm gần đây, Chính phủ, các cấp, các ngành đã có nhiều chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Bảng 3.2. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cho nông nghiệp theo giá hiện hành năm 2012

2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Vốn (tỷ đồng) 25715 33907 39697 44309 51062 55284 51740

Tỷ lệ (%) 7.49 6.37 6.44 6.25 6.15 5.98 5.23

Nguồn: Tổng cục thống kê

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy, giá trị vốn đầu tư cho nông nghiệp tăng lên rõ rệt qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ lại có xu hướng giảm dần.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực tam nông (nông nghiêp, nông thôn, nông dân) từ năm 2006 - 2008 là 146.575 tỷ đồng, bằng 45,24% tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ. Trong giai đoạn 2009 - 2011, con số này tăng lên 286.212 tỷ đồng, bằng 52,3% tổng vốn đầu tư phát triển (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2012).

Bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ chính phủ, các nguồn vốn khác đầu tư cho tam nông còn hạn chế. Theo kết quả Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2011, bình quân mỗi hộ ở nông thôn chỉ có 17 triệu đồng tích lũy, còn hộ nông nghiệp chỉ có 12,5 triệu đồng tích luỹ, tương đương khoảng 600 – 800USD/hộ/năm. Tích lũy thấp nên nông dân khó đầu tư máy móc thiết bị, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Mặt khác, nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn luôn ở mức rất thấp và có xu hướng giảm dần. Năm 2001, đầu tư cho nông nghiệp chiếm 8% trong tổng cơ cấu FDI nhưng đến năm 2012 chỉ còn 0,6% (Tổng cục Thống kê, 2012, pp. 53). Rủi ro cao, lợi nhuận thấp là lý do khiến dòng vốn FDI "chảy" vào khu vực nông nghiệp ngày càng ít.

d. Về khoa học công nghệ

Hiểu biết của nông dân về khoa học kỹ thuật (đặc biệt là về công nghệ sinh học) và về thị trường còn kém vì vậy họ rất dè dặt trong việc thay đổi các giống lúa, áp dụng những thành tựu mới vào sản xuất lúa gạo. Hơn nữa, phần lớn người nông dân luôn tin tưởng vào kinh nghiệm sản xuất thực tế lâu năm mà không hiểu được những cơ sở khoa học của từng lĩnh vực sản xuất. Vì thế, chất lượng gạo còn thấp không phù hợp với yêu cầu thị trường, làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo.

e. Về cơ sở hạ tầng cho nông thôn

Theo kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011 (Tổng cục Thống kê, 2011), cơ sở hạ tầng cho nông thôn đang từng bước được xây dựng và hoàn thiện, đáp ứng cho sự phát triển của khu vực nông thôn nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng:

• Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới điện đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống người nông dân. Tính đến ngày 01/07/2011, đã có 9054 xã có điện, chiếm 99,8% trong tổng số xã toàn quốc và tăng 0,9% so với con số năm 2006 và 13% so với năm 2001.

• Giao thông nông thôn đã có những bước tiến sâu sắc cả về số lượng và chất lượng, góp phần tăng thu hút vốn đầu tư vào khu vực này. Tính đến ngày 01/07/2011, đã có 8944 xã có đường ô tô, chiếm 98,6% số xã trong cả nước (con số này là 94,2% năm 2001); số lượng xã có đường bê tông hoặc rải nhựa là 1572 xã, tăng 24,7% so

với năm 2006. Tuy nhiên, sự gia tăng về số lượng và chất lượng đường giao thông lại không đồng đều giữa các vùng kinh tế nông nghiệp trong cả nước.

• Hệ thống tưới tiêu nâng cấp nhanh, nhưng chưa đồng đều và toàn diện. Đến năm 2011, đã có gần 16 nghìn trạm bơm nước phục vụ cho nông nghiệp, tăng 7.130 trạm so với năm 2010.

• Ngoài ra, cơ sở hạ tầng phục vụ cho giáo dục, y tế, văn hóa thông tin,… cũng được nâng cấp và cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây, góp phần cải thiện đáng kể đời sống của nông dân.

3.1.1.1.2. Năng suất, sản lượng:

Trong khi diện tích gieo trồng lúa có xu hướng giảm dần qua các năm, năng suất và sản lượng lúa lại tăng nhanh.

Từ 1990 đến 1999: năng suất lúa đạt từ 3,5 tấn – 4,05 tấn/ha. Diện tích gieo trồng tăng từ 6 triệu lên 7,7 triệu ha; sản lượng lúa tăng từ 19,5 đến 31 triệu tấn. Đồng ruộng tiếp tục được chỉnh trang đồng đều hơn, điều kiện tưới tiêu nước được cải thiện rõ, có tác dụng tới 80% diện tích lúa. Nhà nước và nhân dân cùng đầu tư vào khâu thủy lợi gấp 2 – 4 lần các khâu canh tác khác.

Từ 2000 đến nay, năng suất lúa đạt trên 5 tấn/ha. Đặc điểm mới ở giai đoạn này là cả diện tích canh tác lúa lẫn gieo trồng đều giảm cho công nghiệp hóa và đô thị hóa (GS. TS. Nguyễn Văn Luật, 2010).

3.1.1.2. Tổng quan về thương mại mặt hàng gạo tại Việt Nam 3.1.1.2.1. Giá trị kim ngạch và tốc độ phát triển:

Với chính sách đổi mới trong nông nghiệp được thực hiện đầu thập kỷ 80, sản xuất nông nghiệp đã cải thiện rõ rệt. Năm 1989, Việt Nam lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu gạo và từ đó đến nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam liên tục tăng mạnh. Hiện nay, Việt Nam cùng với Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan là 4 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), đến năm 2013, xuất khẩu gạo nước ta giảm mạnh nhất trong số các nước xuất khẩu gạo chủ chốt, khiến Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 3, sau Ấn Độ và Thái Lan. Khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 6,74 triệu tấn, giảm 12,9%, so với năm 2012.

Hình 3.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam (1990-2012)

3.1.1.2.2. Cơ cấu và chất lượng sản phẩm:

Trong những năm qua, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tuy đã được cải thiện, song vẫn thấp hơn so với các nước xuất khẩu gạo chính trên thế giới như Thái Lan và Ấn Độ. Ngày 09/01/2014, báo cáo của VFA tại tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2013, ngành gạo Việt Nam vẫn chưa có đột phá về lượng và giá trị, gạo cấp thấp vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu. Cụ thể: gạo cao cấp là 2,29 triệu tấn (chiếm 34,32%); cấp trung bình hơn 1,35 triệu tấn (chiếm 20,31%); gạo cấp thấp là 1,15 triệu tấn (chiếm 17,23%); còn lại là các chủng loại khác. Như vậy, so với năm 2012, tỷ lệ gạo cao cấp (5% tấm) giảm tới 35,83%; gạo cấp trung bình (10 – 15% tấm) giảm 25,19%.

Về giá gạo xuất khẩu, nhìn chung, giá gạo của nước ta thấp nhất so với các nước Thái Lan, Ấn Độ.

Bảng 3.3. Giá xuất khẩu một số loại gạo Loại gạo

Giá xuất khẩu (USD)

Thái Lan Việt Nam Ấn Độ

100% phẩm cấp B 570 5% tấm 555 428 445 10% tấm (Thái Lan) 15% tấm (Việt Nam) 555 410 20% và 25% tấm 555 380 385 Tấm siêu hạng A1 550 340

Nguồn: USDA (Bộ Nông nghiệp Mỹ)

0 2000 4000 6000 8000 10000 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 sản lượng (nghìn tấn) kim ngạch (nghìn USD) 1990 1995 2000 2005 2010 2011 2012 Nguồn: Tổng cục thống kê

Chất lượng gạo kém, giá xuất khẩu thấp dẫn đến giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo nước ta cũng thấp hơn so với các nước xuất khẩu gạo khác. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng và giá gạo Việt Nam thấp là: thứ nhất, Việt Nam chưa xuất khẩu được nhiều giống có chất lượng nổi tiếng như: Nàng thơm Chợ Đào, Nàng Nhen thơm, Tài nguyên, Một bụi đỏ, Huyết rồng,…; thứ hai, chúng ta chưa xây dựng được thương hiệu gạo như các nước Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan mà mới chỉ có thương hiệu chung là gạo trắng, hạt dài bao nhiêu phần trăm tấm cho tất cả các loại gạo; thứ ba, chúng ta không đa dạng hóa các loại gạo xuất khẩu, mà chỉ tập trung vào gạo trắng phẩm cấp trung bình trong khi các đối thủ từ Ấn Độ và Thái Lan lại xuất khẩu rất đa dạng sản phẩm với thương hiệu riêng.

3.1.1.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu:

Kể từ năm 1989, sau hơn 20 năm xuất khẩu gạo, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng rộng lớn. Năm 1989, nước ta mới chỉ xuất khẩu gạo sang một số ít nước nhập khẩu chính thì đến năm 2007, Việt Nam đã mở rộng thị trường ra trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hiện nay, thị trường nhập chính của nước ta vẫn là châu Á, chiếm 77,7% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước năm 2012.

Bảng 3.4. Một số thị trường xuất khẩu gạo lớn năm 2012 Thị trường

Năm 2012 Tăng giảm so với năm 2011

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (%) Trị giá (USD)

Trung Quốc 2.085.686 898.430.092 +574,97 +459,11 Philippines 1.112.326 475.264.484 +14,07 -0,22 Indonesia 929.905 458.392.226 -50,62 -55,03 Malaysia 764.692 403.157.905 +44,16 +38,02 Bờ biển Ngà 479.590 203.373.535 +64,38 +46,51 Gana 307.749 149.625.081 +122,99 +94,24 Singapore 268.531 131.359.973 -30,42 -33,63 Hồng Kông 213.418 120.778.890 +42,33 +35,43 Nguồn: Tổng cục thống kê

Năm 2013, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với hơn 2,15 triệu tấn (bao gồm cả xuất khẩu qua các cửa khẩu và đường bộ phía Bắc), tăng nhẹ

khoảng 3% so với năm 2012 và chiếm hơn 1/3 tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài Trung quốc, các thị trường chính khác của gạo Việt Nam là: Bở biển Ngà (561 nghìn tấn, chiếm 8,5%), Philipin (504 nghìn tấn, chiếm 7,6%), và Malaysia (466 nghìn tấn, chiếm 7%).

Đối với thị trường châu Phi, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với Ấn Độ và Pakistan nhất là với loại gạo tấm 5%; nhưng lại phải đối mặt với sức ép cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan. Xét về lượng, trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi từ 1,2 đến 1,5 triệu tấn gạo.

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển thương mại công bằng đối với mặt hàng gạo của thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)