Tổng quan TMCB tại Thái Lan

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển thương mại công bằng đối với mặt hàng gạo của thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 45 - 46)

Rất khó để xác định thời điểm bắt đầu của TMCB tại Thái Lan, một vài tổ chức ở Thái Lan đã trực tiếp tham gia vào TMCB và sản xuất hữu cơ từ nhiều năm nay. Có 3 luồng phát triển về lịch sử của TMCB tại Thái Lan. Cùng với sự ra đời của TMCB toàn cầu, luồng đầu tiên bắt đầu với tổ chức tôn giáo mà chủ yếu liên quan đến nền tảng Kitô giáo từ châu Âu như là Tổ chức Dịch vụ Kitô giáo (hiện nay là Thai Tribal Craft) với mục tiêu tạo ra những cơ hội và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những nhà sản xuất nghèo và thiệt thòi tại Thái Lan. Thành lập vào năm 1973, tổ chức này xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ những bộ lạc nghèo ở phía Bắc Thái Lan sang châu Âu qua mạng lưới của họ. Luồng thứ hai và thứ ba bắt đầu khi một trong những tổ chức trước đó tách khỏi nhóm Kitô giáo và một số tổ chức hỗ trợ tập trung hơn vào những vấn đề về phát triển bắt đầu tham gia vào TMCB. Vào thời điểm đó, cũng có một số người khởi xướng từ nước ngoài giới thiệu tổ chức TMCB của họ tại Thái Lan

43.95% 4.86% 4.58% 12.90% % 16.16 0.88% 0.89% 15.78% Châu Phi Mỹ Châu Âu Trung Đông Châu Á

Châu Đại Dương Úc các thị trường khác

để giúp đỡ cộng đồng địa phương bằng cách lập công ty và bán sản phẩm của những cộng đồng này theo các cách khác nhau (hội chợ, cửa hàng độc lập, thương mại điện tử) (Thibault Le Minoux, 201, pp. 6). Loại sản phẩm chính của các tổ chức này là thủ công mỹ nghệ ví dụ như ThaiCraft, Thai Tribal Craft, Sawang Boran, Lofty Bamboo. Tất cả các tổ chức này đều được thành lập và hoạt động trên lĩnh vực của mình và cho tới nay, chưa có sự liên kết nào giữa các tổ chức đó để tạo ra một mạng lưới TMCB ở Thái Lan.

Ban đầu, người tiêu dùng các sản phẩm TMCB chỉ là người dân ở các nước phát triển như là châu Âu hay Mỹ; tuy nhiên, hiện nay, xu hướng tiêu dùng mở rộng ra thị trường nội địa. Ngày càng có nhiều người muốn các sản phẩm tốt cho sức khỏe, điều này khiến cho tiềm năng của thị trường nội địa tăng nhanh. Do đó, các tổ chức TMCB được hình thành và phát triển với định hướng ban đầu là các nước phát triển, nay tập trung nhiều vào thị trường nội địa ngày càng tiềm năng.

Hiện nay, Thái Lan đã có 29 nhà sản xuất và trung gian thương mại được Tổ chức dán nhãn TMCB thế giới FLO-CERT chứng nhận TMCB, gồm có các nhà sản xuất và trung gian thương mại về gạo, cà phê, đường, hoa quả, trà, mật ong và thủ công mỹ nghệ với số lượng chứng nhận lớn nhất thuộc về gạo. Sự phát triển của TMCB tại Thái Lan là nhờ sự đóng góp rất lớn của các tổ chức TMCB tại địa phương, điển hình là Green Net, Sawang Boran, Thai Tribal Craft và Lanna Coffee (Chi tiết xem tại PHỤ LỤC 5).

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển thương mại công bằng đối với mặt hàng gạo của thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)