1.3.2.1. Quá trình phát triển TMCB về gạo
Gạo có vai trò vô cùng quan trọng, là loại lương thực phổ biến của gần một nửa dân số thế giới. Có lịch sử tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, nền nông nghiệp trồng lúa gắn liền với văn hóa, lịch sử và truyền thống của nhiều quốc gia. Gạo còn đem lại nguồn thu nhập và cuộc sống cho hàng triệu nông dân, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, những người sống chủ yếu dựa vào sản xuất lúa gạo.
Vào những năm 1960, do sự bất ổn và biến động trong thị trường các sản phẩm nông nghiệp, người nông dân không có đủ thu nhập để trang trải cuộc sống. Những người sản xuất nhỏ phải chấp nhận bán gạo với mức giá thấp, không đủ bù đắp chi phí vì không có phương pháp bảo quản gạo trong một thời gian dài để đợi mức giá cao hơn. Đời sống của họ trở nên vô cùng khó khăn. Ở Thái Lan, quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, 68% người sản xuất gạo ở phía Đông Bắc phải gánh chịu khoản nợ gấp ba lần thu nhập hàng năm của họ. Thiếu hụt về tài chính và năng suất ngày càng giảm làm cho thu nhập của người nông dân ngày một thấp. Họ không thể thoát khỏi cảnh nợ nần, dẫn đến sự gia tăng của các tệ nạn xã hội. Ở Ấn Độ, áp lực nợ nần quá lớn khiến nhiều người phải lựa chọn cái chết để giải thoát. Trong hoàn cảnh đó, sự ra đời và phát triển của TMCB là vô cùng cần thiết như một lối thoát cho những người nông dân này.
Cuối những năm 1980, hội chợ thương mại Claro (một thành viên của Tổ chức TMCB thế giới WFTO với nhiệm vụ giúp đỡ các nước thế giới thứ ba tiêu thụ những sản phẩm nổi tiếng của họ) đã được thành lập và lần đầu tiên liên kết với Tổ chức hỗ trợ nông dân Surin (Surin Farmers Support - SFS), một tổ chức viện trợ nhằm cải thiện điều kiện sống cho những người nông dân đang phải sống trong nợ nần ở phía Đông Bắc tỉnh Surin, Thái Lan. Những người nông dân ở đây đã được giúp đỡ với phương pháp sản xuất hữu cơ, sự trợ giúp của các ngân hàng gạo và thị trường tiêu
thụ trực tiếp. Nhờ sự hợp tác giữa SFS và bốn nhóm sản xuất gạo, gạo TMCB, đặc biệt là gạo thơm Hom Mali (gạo jasmine) và gạo vàng Lueng On, đã được xuất khẩu lần đầu vào năm 1991. Claro đã liên kết với Hiệp hội TMCB châu Âu (EFTA) phân phối gạo đến các tổ chức phi chính phủ về TMCB, như Solidar Monde ở Pháp và Oxfam Bỉ. (Nguyễn Mai Trang, 2009, pp. 21-23)
Sau đó, các thành viên của EFTA tiếp tục liên kết thành công với các tổ chức TMCB ở Thái Lan, Ấn Độ và một số quốc gia khác. Theo sau sự thành công đó, cùng với sự thành công của chiến lược thị trường tổ chức tại các cửa hàng thế giới, tổ chức dán nhãn TMCB quốc tế FLO đã giới thiệu tiêu chuẩn về gạo lần đầu tiên vào năm 2000. Bản sửa đổi gần đây nhất “Tiêu chuẩn gạo đối với tổ chức các nhà sản xuất nhỏ” được ban hành ngày 16 tháng 2 năm 2009. Ngoài ra, tháng 4 năm 2012, FLO đã ban hành “Tiêu chuẩn TMCB về ngũ cốc cho tổ chức các nhà sản xuất nhỏ”, trong đó có gạo. Các tiêu chuẩn TMCB cho người sản xuất một mặt là các yêu cầu tối thiểu mà người sản xuất phải đạt được để được chứng nhận TMCB, mặt khác khuyến khích họ tiếp tục cải thiện điều kiện làm việc, chất lượng sản phẩm, sự bền vững của môi trường và liên kết lại với nhau trong các hợp tác xã hay tổ chức các nhà sản xuất. Sự ra đời và phát triển của các tiêu chuẩn này cho thấy sự phát triển và ngày càng phổ biến của TMCB đối với gạo.
1.3.2.2. Những thành tựu đạt được của TMCB về gạo
Điều mà TMCB đem đến là sự đảm bảo một mức giá công bằng cho người nông dân đối với gạo của họ đồng thời khuyến khích cải thiện môi trường thông qua giúp đỡ người nông dân tiếp cận với phương thức sản xuất hữu cơ. TMCB đã đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người nông dân sản xuất gạo trên toàn thế giới.
Thứ nhất, thu nhập của họ tăng lên và rất nhiều trong số họ đã thoát khỏi nợ. Một ví dụ điển hình là Sunstar, Liên đoàn các nhà sản xuất nhỏ ở vùng Khaddar, Ấn Độ. Kể từ khi được chứng nhận TMCB bởi FLO vào năm 2004, chất lượng đất trồng được cải thiện đáng kể và đời sống của 900 nông dân thành viên của Sunstar được nâng cao. (Sunstar - Federation of Small Farmers of Khaddar Area, n.d)
Theo báo cáo đánh giá TMCB của FLO năm 2011 và 2012, số lượng nông dân tham gia TMCB về gạo trên toàn thế giới năm 2010 là 5400 nông dân; chỉ sau một năm, con số này đã tăng lên 9.200 nông dân với diện tích canh tác tương ứng là 12.400 ha và 14.600 ha. Cũng theo báo cáo đánh giá TMCB của FLO năm 2007, 2008 và
2011, tổng khả năng sản xuất gạo TMCB cũng tăng lên rất nhanh, từ 17.500 MT năm 2007 đến 30.200 MT năm 2010.
Khi được chứng nhận gạo TMCB, người nông dân có thể bán gạo ở mức giá đảm bảo cho cuộc sống và khả năng sản xuất của họ. Mức giá trong hợp đồng phải cao hơn giá thị trường tại địa phương ít nhất 10%. Ngoài mức giá tối thiểu, đảm bảo bao gồm chi phí sản xuất bền vững cho sản phẩmTMCB, họ còn nhận đượcthêm mức giá phúc lợi.
Theo báo cáo đánh giá về TMCB của FLO năm 2007, 2008 và 2011, tổng mức giá phúc lợi mà người nông dân sản xuất gạo TMCB nhận được từ năm 2007 đến năm 2010 lần lượt là 178.060, 283.000, 212.000 và 209.000 EUR. Mức giá phúc lợi này được đầu tư cho các dự án phát triển xã hội, môi trường và kinh tế; đem lại phúc lợi xã hội cao hơn cho người nông dân.
Thứ hai, môi trường sống và điều kiện lao động của người nông dân cũng như công bằng xã hội được cải thiện đáng kể.
Trong TMCB, người sản xuất phải tham gia vào những tiêu chuẩn nghiêm ngặt liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ nguồn nước, rừng đầu nguồn và hệ sinh thái, chống xói mòn và lãng phí. Hơn nữa, sự phát triển của các phương thức canh tác hữu cơ cũng giúp cải thiện đáng kể môi trường sống và sức khỏe con người. Mức giá TMCB giúp người sản xuất nhỏ chi trả cho chứng nhận hữu cơ và các công cụ nông nghiệp bền vững. Nó cũng cho phép các hợp tác xã giúp đỡ các thành viên mới trong ba năm chuyển sang sản xuất hữu cơ. Báo cáo cho thấy canh tác hữu cơ làm tăng sự đa dạng sinh học trên cánh đồng, ngăn cản dòng chảy hóa học làm hỏng hệ thống cung cấp nước, và cho phép kết hợp các kỹ thuật nông nghiệp.
Các tiêu chuẩn về lao động đảm bảo điều kiện lao động cho người nông dân và công bằng xã hội. Các tiêu chuẩn này dẫn chiếu công ước của Liên đoàn lao động quốc tế về điều kiện lao động như là nguồn tham khảo chính, bao gồm các tiêu chuẩn về chống phân biệt đối xử, tự do lao động, bảo vệ trẻ em và cấm sử dụng lao động trẻ em, tự do hiệp đoàn và thương lượng tập thể, điều kiện lao động, sức khỏe và an toàn lao động (Fairtrade International, 2011, pp. 21-26). Nhờ các tiêu chuẩn này mà đời sống của người nông dân tham gia vào TMCB được cải thiện, xã hội trở nên tốt đẹp hơn, công bằng xã hội được nâng cao. Hơn nữa, bình đẳng giới cũng được thúc đẩy thông qua sự tăng lên của tỷ lệ phụ nữ tham gia TMCB; theo báo cáo đánh giá TMCB của FLO năm 2011 và 2012, tỷ lệ này tăng từ 16% năm 2008 lên 29% năm 2011.
1.3.2.3. Triển vọng phát triển TMCB về gạo trên thế giới
TMCB đang dần trở thành một hướng đi mới cho thương mại gạo trên thế giới. Triển vọng phát triển TMCB sẽ là gia tăng sản lượng, nhu cầu về gạo và gia tăng tỷ lệ gạo hữu cơ.
Thứ nhất, về sự gia tăng sản lượng và nhu cầu gạo TMCB.
TMCB đang dần trở thành xu hướng phát triển của thương mại gạo trên thế giới với những lợi ích mà nó đem lại cho người nông dân, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Sự gia tăng nhanh chóng của các tổ chức TMCB quốc tế và khu vực đã cho thấy xu hướng này. Cho tới nay, riêng FLO - CERT đã chứng nhận cho 32 nhà sản xuất gạo TMCB trên thế giới, trong đó chủ yếu là các nhà sản xuất Thái Lan và Ấn Độ. Gạo TMCB được tiêu thụ ở Mỹ, Canada và hầu hết các nước châu Âu. Hiện nay có rất nhiều loại gạo đã được công nhận là gạo TMCB trong đó nổi tiếng có gạo Jasmine, gạo Glutinous của Thái Lan hay gạo Basmati của Ấn Độ... với lượng tiêu thụ ngày càng tăng.
Hình 1.6. Sản lượng gạo TMCB
Nguồn: Báo cáo hàng năm của FLO từ năm 2005 đến 2012
Theo hình 1.7, từ năm 2004 đến năm 2012, sản lượng gạo TMCB liên tục tăng lên, đặc biệt tăng nhanh trong giai đoạn 2005 – 2009, sau đó ổn định và tăng chậm hơn khi dần đáp ứng được nhu cầu của thế giới.
Bảng 1.4. Ý kiến người tiêu dùng về việc trả mức giá cao hơn cho sản phẩm TMCB Nước Đồng tình mạnh mẽ Có xu hướng đồng tình Trung lập Có xu hướng phản đối Phản đối mạnh mẽ 2009 2011 2009 2011 2009 2011 2009 2011 2009 2011 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm
Ả Rập Saudi 10% 23% 26% 29% 28% 32% 22% 9% 14% 6% Ấn Độ 9% 20% 33% 40% 43% 31% 12% 6% 3% 2% Anh 5% 8% 24% 29% 36% 39% 22% 15% 13% 9% Brazil 9% 13% 28% 29% 43% 45% 11% 8% 9% 4% Đức 8% 10% 28% 29% 38% 42% 14% 11% 13% 8% Hàn Quốc 4% 6% 30% 24% 48% 48% 14% 17% 3% 5% Mỹ 4% 8% 13% 26% 41% 38% 21% 19% 22% 10% Nga 3% 12% 19% 34% 45% 37% 20% 11% 13% 6% Pháp 5% 9% 28% 31% 36% 35% 18% 16% 13% 9% Thụy Điển 10% 11% 25% 26% 32% 37% 16% 17% 17% 9% Trung Quốc 6% 13% 28% 38% 49% 42% 14% 6% 3% 1% U.A.E12 9% 20% 24% 33% 42% 37% 15% 6% 10% 5% Úc 5% 7% 17% 24% 43% 46% 22% 17% 14% 6% Ý 5% 10% 25% 37% 41% 37% 19% 11% 11% 5% Tổng 6% 10% 24% 28% 40% 43% 18% 13% 12% 6%
Nguồn: Market Analysis Report April 2012 – Socially Conscious Consumer Trends: Fairtrade Bộ Nông nghiệp Canada
Theo bảng 1.4, từ năm 2009 - 2011, người tiêu dùng ngày càng có cái nhìn tích cực hơn đối với các sản phẩm TMCB, tỷ lệ người đồng ý trả mức giá cao hơn cho các sản phẩm TMCB đều tăng lên tại các quốc gia được nghiên cứu. Đặc biệt tại các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập Saudi, U.A.E, vào năm 2011, tỷ lệ đồng ý chiếm trên 50%. Tỷ lệ này còn có xu hướng tăng trong tương lai khi mà nhu cầu về các sản phẩm
an toàn cho sức khỏe, môi trường, công bằng với người nông dân ngày càng tăng lên, đặc biệt ở các quốc gia phát triển.
Thứ hai, về xu hướng gia tăng tỷ lệ gạo hữu cơ trong tổng lượng gạo TMCB. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm an toàn đối với sức khỏe và môi trường, vì thế gạo hữu cơ ngày càng được ưa chuộng và thay thế dần cho gạo thông thường. Năm 2008, tổ chức kinh doanh thay thế Alter Eco đã tiến hành một cuộc phỏng vấn 461 người mua sắm chính trong gia đình từ 18 tuổi trở lên tại Mỹ về TMCB; kết quả cho thấy trên 1/3 (42,7%) những người được hỏi mong muốn các sản phẩm TMCB là sản phẩm hữu cơ. Con số này tăng lên trên 50% (54,6%) đối với những người được hỏi là những người đã từng tiêu dùng sản phẩm TMCB. Ngày nay, khi mà việc sản xuất với phương pháp canh tác hữu cơ được nhìn nhận là có tác động tích cực hơn đối với môi trường và chính phủ các quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, Nhật Bản, liên minh châu Âu EU... yêu cầu sản phẩm để đạt được một số chứng nhận đặc biệt phải là sản phẩm hữu cơ, xu hướng sản xuất hữu cơ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, 50% gạo TMCB là hữu cơ và những người nông dân khác thì đang trong quá trình chuyển sang sản xuất hữu cơ.
Hơn thế, mức giá tối thiểu của gạo TMCB hữu cơ cũng cao hơn gạo thông thường.
Bảng 1.5. Giá tối thiểu một số loại gạo hữu cơ và gạo thông thường TMCB (EURO)
Tên loại gạo Chất lượng (thóc)
Xuất xứ Mức giá tối thiểu/MT (EXW)
Basmati truyền thống Hữu cơ Ấn Độ 361 Thường 333 Sarbati Hữu cơ Ấn Độ 198 Thường 176 Glutinous
Hữu cơ Thái
Lan
292
Thường 263
Jasmine
Hữu cơ Thái
Lan
351
Thường 322
Fairtrade International
Theo bảng 1.5, mức giá tối thiểu đối với gạo TMCB của gạo hữu cơ thường cao hơn 20-30 EUR so với gạo thông thường cho một tấn gạo.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CÔNG BẰNG
ĐỐI VỚI MẶT HÀNG GẠO TẠI THÁI LAN TRONG GIAI ĐOẠN 1990 – 2013