Thực tiễn Thương mại Công bằng từ năm 1990 đến nay

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển thương mại công bằng đối với mặt hàng gạo của thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 27 - 32)

Năm 1988, tổ chức dán nhãn TMCB đầu tiên trên thế giới Max Havelaar được thành lập, kéo theo sự ra đời của các tổ chức dán nhãn và chứng nhận TMCB khác. Bằng việc phát triển hệ thống dán nhãn giúp các mặt hàng TMCB trở nên khác biệt so với các sản phẩm thông thường cùng loại trên thị trường, cũng như tương tác trực tiếp với các công ty đa quốc gia ở các nước phát triển, các tổ chức này đã mở rộng thị trường cũng như thúc đẩy thương mại cho hàng hóa TMCB. Thực tiễn TMCB từ năm 1990

đến nay sẽ được phân tích thông qua các góc độ về doanh thu và tăng trưởng, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường và phân phối.

1.3.1.1. Về doanh thu và tăng trưởng

Doanh thu các sản phẩm TMCB chỉ chiếm khoảng 0,1% tổng doanh thu các sản phẩm cùng loại trên toàn thế giới, thậm chí mặt hàng có giá trị lớn nhất trong hệ thống TMCB là cà phê cũng chỉ chiếm 3% trong tổng số cà phê tiêu thụ toàn cầu (Amand-Eeckhout, L. 2012, pp. 4); tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là tốc độ tăng trưởng về doanh thu đáng kể của nó. Cho tới năm 1998, doanh thu từ TMCB đã tăng trưởng 400% so với năm 1990 (với 200 triệu Euro); và theo báo cáo thường niên của FLO, thì đến năm 2007, con số này đã tăng lên tới 2.38 tỉ Euro (FLO, 2009, pp. 23), tức là bình quân mỗi năm tăng khoảng hơn 40%. Sang đến năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, TMCB tăng trưởng cũng chậm hơn, với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2007-2008 là 22% và giai đoạn 20082009 là 15% (FLO, 2010, pp. 12). Năm 2010, doanh thu của hàng hóa TMCB dường như đã làm một bước nhảy vọt khi tăng lên tới 4.36 tỉ Euro (AmandEeckhout, L. 2012, pp.4), tăng 27% so với năm trước đó và đến năm 2012 thì đạt 4.8 tỉ Euro.

Hình 1.5. Doanh thu toàn cầu của hàng hóa TMCB

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên FLO (2001, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013) 1.3.1.2. Về cơ cấu sản phẩm

Danh mục sản phẩm TMCB ngày càng được mở rộng. Ban đầu, các tổ chức TMCB chủ yếu phân phối các mặt hàng thủ công mỹ nghệ10. Sau đó, vào năm 1973,

10 Việc tổ chức bán hàng hóa TMCB lần đầu tiên được tổ chức bởi một vài ATO ở Châu Âu và Bắc Mỹ những năm 1950 và hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng chủ yếu khi đó.

0.04 0.2 1.38 2.9 3.4 4.36 4.9 4.8 0 1 2 3 4 5 6 1990 1998 2007 2008 2009 2010 2011 2012

lần đầu tiên cà phê “Thương mại Công bằng” được nhập khẩu vào Châu Âu từ Guaemala. Theo sau sự thành công của cà phê, ngày càng có nhiều mặt hàng được thêm vào hệ thống hàng hóa TMCB. Tính đến nay, hệ thống hàng hóa này đã chứng nhận nhãn cho khoảng hơn 300 loại sản phẩm thô (Fairtrade International, 2012, pp. 10) (con số này gấp 3 lần so với năm 2006), với khoảng 27.000 mặt hàng TMCB (Fairtrade International, 2010, pp. 13) được dán nhãn bày bán trên thị trường, mà chủ đạo là các mặt hàng nông sản.

Không chỉ danh mục sản phẩm TMCB được mở rộng, mà cơ cấu sản phẩm đóng góp trong giá trị tiêu thụ TMCB hằng năm cũng thay đổi đáng kể theo thời gian. Năm 1992, sản phẩm TMCB được tiêu thụ có tới 80% là hàng thủ công mỹ nghệ, 20% còn lại là các sản phẩm nông nghiệp. 10 năm sau đó, 26% sản phẩm tiêu thụ là của hàng thủ công mỹ nghệ và khoảng 70% là các sản phẩm nông nghiệp. Đến năm 2010, tỷ lệ này đã thay đổi với hầu hết các sản phẩm TMCB được tiêu thụ trên thị trường đều là các sản phẩm nông nghiệp (Mark, B. 2010, pp. 23).

Hiện nay, TMCB có 14 mặt hàng chủ đạo là: cà phê, chuối, ca cao, bông, hoa quả sấy, hoa quả tươi, hoa, mật ong, nước trái cây, gạo, bóng (thể thao), đường, trà và rượu. Trong đó, cà phê là mặt hàng có giá trị lớn nhất trong hệ thống TMCB. Năm 2007, doanh thu các mặt hàng cà phê chiếm tới ¼ trong tổng số doanh thu các mặt hàng TMCB. Với sự mở rộng của hệ thống hàng hóa TMCB, tốc độ tăng trưởng cũng như tỷ trọng đóng góp về doanh thu của cà phê giảm dần nhưng vẫn là mặt hàng TMCB quan trọng nhất.

Chuối là mặt hàng có giá trị lớn thứ hai sau cà phê, mặc dù mới chỉ tham gia vào TMCB từ năm 1996. Đáng chú ý, năm 2011, chuối TMCB chiếm tới 50% khối lượng hàng hóa TMCB được bán trên toàn thế giới. (Mohan, S. 2010, pp 30-31)

Bảng 1.2. Khối lượng và giá trị tiêu thụ của một số hàng hóa TMCB 2006-2012 Mặt hàng Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Cà phê

Khối lượng (MT) 62,2 65,8 73,8 87,6 120,3 77,4

% tăng trưởng 19,5 5,8 12,8 18,7 37,4 -35,6

Doanh thu (triệu €) 183,1 209,9 242,8 391,4

% tăng trưởng 14,6 15,7 61,2

% tăng trưởng 39,6 111,5 0,50 7,2 8,4 -11,4

Doanh thu (triệu €) 13,4 15,3 17,2 14,0

% tăng trưởng 14,2 12,4 -18,6

Nước hoa quả

Khối lượng (1000l) 14,9 28,2 45,6 25,1 38,8 37,2

% tăng trưởng 295,0 13,2 61,5 -44,9 -4

Doanh thu (triệu €) 0,461 3,5 2,3 1,9

% tăng trưởng 659,2 -34,3 -17,4

Chuối

Khối lượng (MT) 233,8 299,2 311,5 286,6 320,9 332,0

% tăng trưởng 72,2 28,0 4,1 -8,0 11,97 3,46

Doanh thu (triệu €) 84,23 83,4 103,8 96,6

% tăng trưởng -1,0 24,5 -6,9

Nguồn: Tổng hợp từ FLO (2008, 2009, 2010, 2011, 2012) Từ bảng số liệu trên, có thể thấy sự tăng trưởng tương đối khả quan trong khối lượng tiêu thụ của các mặt hàng TMCB qua các năm mặc dù có sự sụt giảm về giá trị tiêu thụ trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008 – 2010. Qua đó có thể thấy, các mặt hàng TMCB ngày càng phổ biến rộng rãi đối với ngươi tiêu dùng và ngày càng được tiêu thụ nhiều hơn. Tuy nhiên, năm 2012, hầu hết các mặt hàng TMCB giảm nhẹ về lượng tiêu thụ. Điều này là do FLO USA đã rút ra khỏi FI vào cuối năm 201111.

1.3.1.3. Về cơ cấu thị trường

Thị trường tiêu thụ sản phẩm TMCB ngày càng được mở rộng. Thị trường chủ yếu cho các nhóm hàng hóa này là các nước phát triển, tuy vậy, một thực tế đang diễn ra rất tích cực là những nước đang phát triển (đồng thời là những nước sản xuất ra các sản phẩm TMCB) cũng dần trở thành những nước tiêu thụ các mặt hàng này. Ngày nay, các sản phẩm TMCB được bán trên hơn 125 quốc gia trong đó châu Âu và Mỹ là quê hương của trên 80% thương nhân và doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa TMCB toàn cầu. (FLO, 2013, pp. 10)

11 FLO USA chung quan điểm với FLO là phải hướng tới tạo ra một môi trường sống công bằng, tốt đẹp hơn cho nông dân và công nhân. Nhưng FLO USA lại không đồng tình với cách thức thực hiện mục tiêu đó của FLO Internationalnên đã rút khỏi FLO vào ngày 31/12/2011 và hợp tác với Hệ thống Dán nhãn Khoa học (Scientific Certification System)

Bảng 1.3. Giá trị bán lẻ hàng hóa TMCB ở một số quốc gia (đơn vị: Euro)

Nước 2004 2012

Tăng trưởng 2004 – 2012

Tiêu thụ trên đầu người năm 2011 Ai – len 5.051.630 174.954.927 3363,3% 37,36 Anh 205.556.621 1.904.891.092 826,7% 26,03 Áo 15.781.273 188.045.618 1091,6% 13,12 Mỹ 214.603.263 53.116.711 -75,2% 3,62 Nhật Bản 2.500.000 71.419.147 2756,8% 0,16 Pháp 69.670.360 345.829.378 396,4% 5,27 Thụy Sĩ 136.000.000 311.590.237 129,1% 37,50 Ý 25.000.000 65.435.059 161,7% 1,03

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của FLO các năm 2005, 2012

Theo bảng 1.2, Vương quốc Anh đã vượt Mỹ để trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa TMCB lớn nhất trên thế giới, dù quy mô đất nước nhỏ hơn nhiều so với Mỹ, giá trị thị trường lên tới gần 2 triệu euro năm 2012. Mức tiêu thụ cho hàng hóa TMCB trên đầu người lớn nhất là ởThụy Sĩ và Ai-len với khoảng €37,5/người năm 2011. Nhật Bản và Ý tiếp nhận trào lưu TMCB khá sớm, nhưng lại không nhiệt tình với trào lưu này lắm. Điều này có thể thấy rất rõ qua tổng giá trị thương mại cũng như giá trị tiêu thụ bình quần đầu người của 2 nước này ở bảng trên rất thấp, kém xa các nước còn lại.

1.3.1.4. Về phân phối:

Cho tới cuối những năm 1990, sản phẩm TMCB chủ yếu được bán thông qua các ATO hoặc là các điểm tiêu thụ truyền thống như các của hệ thống cửa hàng thế giới, cửa hàng từ thiện của các tổ chức phi chính phủ,… Sự phát triển song hành của hệ thống chứng nhận với dán nhãn TMCB từ những năm 1990 đồng thời các sản phẩm của TMCB được chú trọng hơn trong công tác tiếp thị và phân phối tại các kênh bán lẻ đã đem lại thành công lớn, thúc đẩy thương mại các sản phẩm TMCB đáng kể. Ngày nay, các sản phẩm của TMCB có thể được bày bán tại tất cả các chuỗi siêu thị lớn các nước phát triển. Ngoài ra, nhiều nhà sản xuất và phân phối lớn trên thế giới, như P&G, Nestlé, Kraft, Sara, Lee, Chiquita, Del Monte, Starbucks,…, cũng đã phát triển những mặt hàng TMCB.

Tóm lại, TMCB đã có sự tăng trưởng nhanh chóng về giá trị thương mại, phạm vi sản phẩm, thị trường cũng như phân phối trong suốt gần hai chục năm qua. Không chỉ có những thành công về mặt thương mại như vừa kể trên, TMCB còn đem lại những thành quả về mặt nhân đạo. Theo báo cáo thường niên 2012 – 2013 của FLO, TMCB đại diện cho 1,3 tỷ nông dân và công nhân trên hơn 70 quốc gia, đồng thời, đem lại lợi ích cho 7 tỷ người trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển thương mại công bằng đối với mặt hàng gạo của thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 27 - 32)