2.2.2.1. Sự ra đời và phát triển
2.2.2.1.1. Sự cần thiết phát triển TMCB về gạo tại Thái Lan
Bước ra từ cuộc “Cách mạng xanh” giai đoạn từ 1979 đến 1981, Thái Lan trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Gặt hái được thành tựu to lớn, nhưng Thái Lan lại vấp phải nhiều những mặt trái nảy sinh sau đó (Hải Giang, 2008).
Thứ nhất là vấn đề nợ. Quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp của Thái Lan đẩy hàng nghìn người vào tình trạng mất đất canh tác; sự tăng giá trong nguyên liệu đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong khi giá bán lại giảm khiến ngày càng nhiều nông dân rơi vào tình trạng nợ nần kéo dài. Nhiều người sử dụng đất để đi thế chấp vay tiền tuy nhiên không trả được nợ và mất đất. Do đó, đất được tập trung
vào tay những chủ đất lớn và những nhà đầu cơ, dẫn tới tính trạng đất không được tận dụng hoặc thậm chí bỏ hoang, lãng phí ước tính 127,384 triệu bạt mỗi năm (khoảng 2,8 triệu EUR) (The Land Institute Foundation, 2000). Với TMCB, tình trạng nợ nần có thể được. Người nông dân có thể sẽ không những khắc phục được tình trạng thua lỗ, nợ nần mà còn có được một mức lợi nhuận hợp lý. Chi phí cho nguyên liệu đầu vào giảm mạnh vì hạn chế hoặc không sử dụng thuốc trừ sâu hay phân bón; giá ổn định ở mức cao, đảm bảo sau khi chi trả toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất vẫn còn dư lại một mức lợi nhuận hợp lý; các khoản hỗ trợ tài chính trước khi mua hàng sẽ tạo ra nguồn vốn với lãi suất thấp. Tất cả những thay đổi đó sẽ tạo ra những cải thiện rõ rệt trong thu nhập của người nông dân và giúp họ dần thoát khỏi nợ nần và nghèo đói.
Thứ hai là tình trạng ô nhiễm môi trường. Công cuộc hiện đại hóa nền nông nghiệp của Thái Lan kéo theo tình trạng gia tăng sử dụng các hóa chất dẫn tới làm ô nhiễm nguồn đất và nước cũng như làm giảm đa dạng sinh học. Theo ADB, ảnh hưởng lớn nhất của sự công nghiệp hóa nông nghiệp tại Thái Lan là việc phá rừng, xói mòn đất đồi và khai thác đất một cách quá mức. Việc lạm dụng và sử dụng sai phân bón hóa học và thuốc trừ sâu làm ảnh hưởng đến nguồn nước và an toàn thực phẩm cũng như gây hại tới sức khỏe của người nông dân tiếp xúc với chúng. (Asian Development Bank, 2001). Tình trạng ô nhiễm môi trường này, có thể được cải thiện nhờ TMCB. Cụ thể là quá trình canh tác gạo TMCB phải tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn TMCB, trong đó có các điều khoản về bảo vệ môi trường. TMCB khuyến khích và hỗ trợ người sản xuất để họ xây dựng và duy trì phương thức canh tác thân thiện với môi trường. Đặc biệt với những sản phẩm gạo hữu cơ, tức là không sử dụng phân bón vô cơ và thuốc trừ sâu, người nông dân sẽ được thưởng thêm một khoản tiền vào giá.
Thứ ba là sức ép từ việc gia nhập WTO. Từ năm 1995, Thái Lan ra nhập WTO và theo lộ trình thì Thái Lan sẽ phải cắt giảm thuế nhập khẩu nông nghiệp trung bình 24% trong vòng 10 năm từ 1995 đến 2005. Người nông dân Thái Lan lúc này phải chịu sự biến động và chiều hướng giảm giá của thị trường thế giới do sự cạnh tranh với các sản phẩm gạo giá rẻ đến từ các nước phát triển như Úc, Mỹ, liên minh châu Âu và Trung Quốc. Ví dụ, từ năm 1996 đến năm 2002, giá một tấn gạo Thái Lan trên thị trường thế giới giảm 42% từ $1.212,69 xuống còn $704,11. Giá gạo quốc tế thấp kéo theo giá gạo trong nước tại Thái Lan cũng giảm, người nông dân nhỏ lẻ tại Thái Lan chỉ có thể cố gắng kiếm sống bằng cách bán gạo ra các thị trường địa phương và
nội địa với mức giá thấp hơn cả chi phí sản xuất. Từ năm 1997 đến 2002, lượng thực phẩm xuất khẩu của Thái Lan tăng 49% từ 19.421 nghìn lên 28.926 nghìn tấn năm 2002; nhưng tổng giá trị thì lại giảm nhẹ (từ 10.552 xuống còn 9.997 triệu USD). Thực tế này ảnh hưởng rất lớn tới nguồn thu nhập của những người nông dân (Bank of Thailand, 2000). Đối mặt với cạnh tranh khốc liệt về giá đến từ các thị trường nước ngoài như vậy, Thái Lan không thể có đủ tiềm lực để chạy theo cuộc chiến giá cả để dành thị phần. Do đó, tìm kiếm và khai thác một thị trường ngách như TMCB là một hướng đi mới triển vọng cho nông nghiệp Thái Lan.
2.2.2.1.2. Sự ra đời của TMCB về gạo tại Thái Lan
Dự án TMCB đối với mặt hàng gạo tại Thái Lan được đưa ra như một mô hình thương mại gạo mới và phù hợp với yêu cầu xây dựng mối quan hệ cùng có lợi, bình đẳng giữa các chủ thể trong việc sản xuất và phân phối gạo. Dự án TMCB gạo đầu tiên của Thái Lan bắt đầu có mầm mống từ đầu những năm 1990, lấy dấu mốc là khi công ty Claro fair trade (sau là OS3) tiến hành các hoạt động thương mại đầu tiên với tổ chức nông dân Surin, Thái Lan. Hiện nay, Claro vẫn đang tiếp tục nhập khẩu nhiều mặt hàng gạo TMCB từ Thái Lan thông qua GNC.
Bắt đầu từ cuối những năm 1980, Claro Fair Trade đã thiết lập những mối liên hệ đầu tiên với tổ chức hỗ trợ nông dân Surin (Surin Farmers Support - SFS), một tổ chức hoạt động nhằm nâng cao điều kiện sống của những người nông dân phải chịu nợ nần tại các tỉnh phía Đông Bắc Surin. Sau một thời gian hợp tác, đến năm 1991, gạo TMCB Thái Lan mà đặc biệt phải kể đến gạo Hom Mali bản địa (còn gọi là jasmine) và gạo vàng Lueng On đã được xuất khẩu ra nước ngoài.
Năm 1993, HTX Thực phẩm tự nhiên Nature Food dưới sự trợ giúp về vốn của Claro và các cá nhân và tổ chức địa phương khác đã được thành lập với một số nhiệm vụ như huấn luyện nông dân, phân phối sản phẩm, kiểm soát chất lượng, xuất khẩu... Ngay từ ngày đầu hoạt động, HTX đã đảm bảo cho sự tồn tại của mạng lưới tiêu thụ công bằng cho các sản phẩm nông nghiệp sạch của Thái Lan, mở ra hơn 30 cửa hàng và cho tới hiện nay vẫn còn tồn tại với tên là Green Net. Sau quá trình tái cấu trúc năm 2000, GNC nhận trách nhiệm marketing trong khi các mảng dịch vụ khác như huấn luyện, tư vấn được chuyển cho tổ chức Earth Net Foundation thực hiện. Năm 2002, GNC được tổ chức FLO chứng nhận là nhà sản xuất TMCB. GNC là tổ chức có đóng góp chủ yếu cho việc hình thành nên tổ chức chứng nhận TMCB tại Thái Lan, một thành viên của FLO. (Becchetti, L, 2011, pp.6)
GNC là một tổ chức sản xuất cấp 1 lớn nhất tại Thái Lan với thị trường tiêu thụ tập trung chủ yếu tại châu Âu. GNC đã thiết lập được những mối quan hệ đối tác, hợp tác bền vững với nhiều công ty, tổ chức TMCB tại châu Âu. Bản thân quá trình hình thành và phát triển của Green net cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều tổ chức và doanh nghiệp trong chuỗi TMCB châu Âu mà điển hình là Claro.
2.2.2.2.Đặc điểm TMCB về gạo tại Thái Lan 2.2.2.2.1. Hàng hóa TMCB
Gạo TMCB của Thái Lan hiện nay bắt nguồn từ 3 nhóm gạo được sản xuất tại Surin, các tỉnh lân cận Yasothorn cũng như từ một số nhóm sản xuất mới tại Changensao (ở miền trung Thái Lan) là gạo dính, gạo dài, gạo jasmine. Gạo Thái Lan có thể được xuất khẩu dưới dạng hạt hoặc dạng bột.
2.2.2.2.2. Nhãn hiệu TMCB gạo
Từ năm 2002, thông qua GNC, hầu hết gạo TMCB của Thái Lan được dán nhãn TMCB của FLO. Đây là điều kiện tiên quyết để gạo Thái Lan có thể được tham gia vào hệ thống phân phối TMCB. Ngoài ra, hiện nay, một số mặt hàng gạo TMCB của Thái Lan cũng bắt đầu sử dụng thêm nhãn hiệu TMCB của tổ chức TMCB Mỹ.
Hình 2.5. Một số nhãn hiệu TMCB mặt hàng gạo tại Thái Lan
Nhãn hiệu TMCB của FLO Nhãn hiệu TMCB của Mỹ
Ngoài ra, trước khi được dãn nhãn TMCB, nhiều nhà sản xuất gạo của Thái Lan cũng đã được chứng nhận gạo hữu cơ thông qua một số tổ chức dán nhãn:
Nhãn hiệu hữu cơ của tổ chức chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Thái Lan (ACT Organic Agricultural Certification Thailand). Tuy nhiên thì nhãn hiệu này chưa được công nhận như một chứng nhận quốc tế nên không mang lại nhiều hiệu quả khi xuất khẩu gạo ra nước ngoài.
Nhãn hiệu Liên đoàn quốc tế về nông nghiệp hữu cơ IFOAM. Nhãn hiệu IFOAM hiện được áp dụng cho các loại gạo phổ biến tại Thái Lan như jasmine, gạo dính,…Nhãn hiệu này là nhãn hiệu quốc tế và được chấp nhận tại hầu hết thị trường, bao gồm cả các nước EU.
Ngoài ra, sản phẩm gạo của Thái Lan còn được chứng nhận đạt tiêu chuẩn EU regulation 2092/91.
2.2.2.2.3. Giá TMCB
Người nông dân sản xuất TMCB nhận được hai khoản lợi nhuận từ giá phúc lợi và khoản tăng thêm dành cho gạo hữu cơ. (Becchetti, L, 2011, pp.117 -140)
Bảng 2.2. Giá một số loại gạo TMCB của Thái Lan hiện nay
Tên gạo Chất lượng Hình thức Giá tối thiểu Giá phúc lợi
Gạo dính (đen) Thường Thóc 323,1 19,6
Hữu cơ Thóc 352,4 19,6
Gạo dính (tím) Thường Thóc 323,1 19,6
Hữu cơ Thóc 352,4 19,6
Gạo dài Thường Thóc 211,5 19,6
Hữu cơ Thóc 229,1 19,6
Jasmine trắng Thường Thóc 323,1 19,6
Hữu cơ Thóc 352,4 19,6
Nguồn: The Australian Journal of Agricultural and Resource Economics. Đơn vị: Euro Chú thích: Điều kiện cơ sở áp dụng cho các loại gạo tên đều là EXW, áp dụng từ 01/06/2012
So sánh sự khác biệt giá gạo TMCB và gạo bình thường tại thị trường bán lẻ Mỹ, ta thấy giá gạo TMCB thường cao hơn gấp 2-3 lần gạo bình thường. Ví dụ: giá bán lẻ, gạo jasmine trắngTMCB là 4,99$/pound, gạo jasmine trắng thường là 2,2$/ pound.
Ngoài ra, mức giá gạo TMCB của Thái Lan đã được định trước và ổn định trong suốt 2 năm qua (từ ngày 01/06/2012).
2.2.2.2.4. Thanh toán và hỗ trợ tài chính:
Nông dân sản xuất gạo TMCB của Thái Lan có thể được hỗ trợ vốn sản xuất thông qua các cách thức sau đây (Edwardson, W. 2013, pp. 21-27):
Thứ nhất là trả trước từ người mua. Các tổ chức người nông dân thường nhận được khoản trả trước từ người mua trong suốt kỳ thu hoạch cho khoảng 30-50% giá trị thóc. Khoản tiền này được chuyển từ người mua đến GNC sau đó sẽ được GNC trao lại cho người nông dân. Khi thóc được xay và giao cho GNC, lượng tiền trả trước
sẽ được tính trừ vào khoản tiền cuối cùng. GNC không tính lãi cho trả trước. Khoản trả trước được tính dựa theo giá và số lượng sẽ được xuất khẩu theo hợp đồng.
Thứ hai là hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò là các quỹ viện trợ. ENF (Earth Net Foundation) đã thành lập được một quỹ viện trợ nông dân bằng cách thu hút tài chính từ nhiều tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước với mục tiêu tài trợ vốn cho các tổ chức nông dân để giúp thúc đẩy nông nghiệp TMCB nói chung và TMCB hữu cơ nói riêng tại Thái Lan phát triển. ENF sử dụng các khoản này để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức nông dân. Tuy nhiên, các khoản hỗ trợ này ngày càng giảm dần khi các tổ chức viện trợđang có xu hướng chuyển sang trợ giúp các nước châu Phi.
Thứ ba là nguồn tài chính từ các thành phần tư nhân. Thực tế, người nông dân có thể có được khoản hỗ trợ tài chính đến từ người mua, tuy nhiên, việc hỗ trợ này không phải lúc nào cũng hoạt động tốt cũng như đáp ứng đủ nhu cầu vốn của người nông dân. Vậy nên, trong thực tế, nông dân sản xuất gạo TMCB Thái Lan vẫn phải tìm tới các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân ngoài hệ thống TMCB để có được nguồn vốn vay cho sản xuất. Trong các thể chế tài chính, quan trọng nhất phải kể tới sự tham gia của các ngân hàng, bao gồm cả ngân hàng nhà nước như ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp (BAAC) thuộc bộ Tài chính Thái Lan và ngân hàng thương mại như Krung Thai Bank Public company limitted. Các nguồn vốn vay tư nhân là rất cần thiết cho người nông dân đầu tư đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi từ thương mại thông thường sang TMCB. Tuy nhiên trong thực tế, người nông dân TMCB vẫn không có được ưu đãi gì vượt hơn so với những người nông dân khác.
2.2.2.2.5. Hệ thống phân phối
Hình 2.6. Kênh phân phối gạo TMCB tại Thái Lan
Kênh phân phối gạo TMCB Thái Lan bắt đầu từ nhà sản xuất đơn lẻ. Họ sẽ bán gạo cho các tổ chức sản xuất cấp 1 trước khi gạo được bán lại cho tổ chức sản xuất cấp 2. Tại các nhà sản xuất cấp 2, gạo có thể được xay sát rồi đóng gói hoặc được nghiền thành bột gạo. Đối với thị trường gạo nước ngoài, tổ chức sản xuất cấp 2 sẽ tiến hành xuất khẩu gạo tới tay nhà nhập khẩu. Tại nước người mua, tổ chức nhập khẩu sẽ phân phối gạo cho các tổ chức bán lẻ trước khi gạo tới tay người tiêu dùng nước ngoài. Một số trường hợp, nhà nhập khẩu sẽ đồng thời là nhà bán lẻ, ví dụ như chuỗi Cửa hàng Thế giới (World Shops). Đối với thị trường gạo nội địa, tổ chức sản xuất sẽ tiến hành bán buôn gạo. Nhà bán buôn sau đó sẽ bán lại cho nhà bán lẻ và nhà bán lẻ bán trực tiếp cho người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, đối với một số tổ chức nhà sản xuất cấp 2 lớn như GNC, họ có thể cắt bỏ khâu bán buôn và tiến hành bán lẻ thông qua chuỗi cửa hàng tại Bangkok. Tổ chức điều tiết toàn bộ quá trình phân phối là các tổ chức dán nhãn, mà phổ biến nhất tại Thái Lan là FLO.
Có 3 nhóm chủ thể chính tham gia vào chuỗi cung ứng gạo TMCB của Thái Lan: nhà sản xuất, trung gian thương mại, người tiêu dùng (Edwardson, W. 2013, pp. 13).
Thứ nhất là nhà sản xuất, bao gồm nông dân và tổ chức nông dân.
Tổ chức nông dân là một nhóm những người nông dân cùng tham gia sản xuất. Ở Thái Lan, hình thức tổ chức phổ biến nhất là HTX. Giống như mọi tổ chức khác, Nguồn: Nhóm nghiên cứutựtổng hợp Nhà sản xuất đơn lẻ Tổchức sản xuất cấp 1 Tổchức sản xuất cấp 2 Không chếbiến Chếbiến Nhà bán buôn Nhà xuất khẩu Người tiêu dùngtrong nước Tổchức bán lẻ Nhà bán lẻ Tổchức hỗ trợ Người tiêu dùngnước ngoài
họ có cách thức quản lý riêng, đảm bảo quản lý tốt về chất lượng và giảm chi phí chứng nhận thông qua việc chứng nhận theo nhóm. Các tổ chức này đại diện cho người nông dân. Họ có thể ký hợp đồng với các công ty mua; tuy nhiên, họ sẽ phải tuân theo quy định về tiến độ, chất lượng và các điều kiện khác trong hợp đồng.
Nhiệm vụ chính của HTX là thu mua lúa gạo của thành viên và bán cho nhà bán buônquản lý và kiểm soát các thành viên, quyết định mục đích sử dụng nguồn doanh thu từ giá phúc lợi. Trong nhiều trường hợp các tổ chức này còn có thể đảm nhiệm thêm việc dự trữ, xay sát, đóng gói và vận tải do có sở hữu máy móc, thiết bị, nhà kho và các cơ sở vật chất khác phục vụ cho quá trình canh tác, thu hoạch, bảo quản, sơ chế lúa gạo đầu ra.
Tại Thái Lan, các HTX được chia thành 2 cấp độ: HTX cấp 1 và HTX cấp 2. Ví dụ như GNC là hợp tác xã cấp 2, họ quản lý các HTX cấp 1 bên dưới. Các HTX cấp 1 sẽ bán lúa cho GNC. Với thị trường nước ngoài, GNC sẽ tiến hành xay sát, đóng gói và bán lại cho các nhà nhập khẩu nước ngoài. Với thị trường trong nước, GNC tiến hành cả bán buôn lẫn bán lẻ. Với hình thức bán buôn, GNC trở trực tiếp gạo cho người mua để họ tự đóng gói. Còn lại, một lượng nhỏ gạo sẽ được GNC đóng gói lẻ