CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Dạy học khám phá
1.3. Câu hỏi hiệu quả trong dạy học khám phá có hƣớng dẫn
1.3.3. Tiêu chuẩn xác định tính hiệu quả của câu hỏi
Dựa trên tiêu chuẩn của Hannel [5], ta thấy rằng có những tiêu chuẩn xác định tính hiệu quả của câu hỏi nhƣ sau:
+ Chất lƣợng câu hỏi, mục đích của câu hỏi do ngƣời dạy đặt ra cho học
sinh: câu hỏi ngƣời dạy đặt ra phải phù hợp với trình độ của học sinh, khơng
q khó cũng nhƣ không quá dễ, đồng thời phải phù hợp với nội dung kiến thức mới, tránh những câu hỏi không đúng trọng tâm. Phải đảm bảo câu hỏi ngƣời dạy đặt ra là có cơ sở, ngƣời dạy trả lời đƣợc thông qua những chứng minh rõ ràng, khoa học. Ngồi ra, bất cứ câu hỏi nào cũng có mục đích của nó: đó là hƣớng tới ai? Nội dung của câu hỏi là gì?
+ Chất lƣợng câu trả lời của học sinh: Theo Hannel, để đánh giá câu trả lời của học sinh có 3 tiêu chuẩn:
(1) Tính đặc trƣng: câu trả lời thể hiện chính xác ý của học sinh, giúp ngƣời nghe hiểu đúng ý ngƣời nói muốn thể hiện.
(2) Sự hồn thiện: Trả lời đầy đủ, khơng thiếu thơng tin
(3) Có sự bình luận/ minh chứng: Học sinh đƣa ra các chứng minh hay giải thích lý do cho những gì học sinh đó trả lời.
+ Mức độ hứng thú với các câu hỏi: ngƣời học có những nhu cầu của bản thân, và chỉ khi câu hỏi đảm bảo thỏa mãn những nhu cầu đó của ngƣời học
thì mới tạo nên đƣợc hứng thú đối với bài học, chỉ khi ngƣời học hứng thú hay quan tâm đến bài học thì họ mới chủ động suy nghĩ để khám phá vấn đề. Đây cũng là một nguyên tắc cần phải đƣợc đảm bảo của dạy học khám phá.
+ Mức độ kiến thức học sinh thu nhận đƣợc sau tiết học: mục tiêu cuối
cùng của hoạt động dạy học là giúp cho học sinh nắm đƣợc kiến thức, kỹ năng của nội dung bài học, chính vì vậy nó phản ánh hiệu quả của những câu hỏi đƣợc đặt ra trong quá trình dạy học. Dựa trên quá trình dạy học khám phá nêu trên, cần phải đánh giá và tự đánh giá kiến thức thu nhận đƣợc của học sinh sau mỗi tiết học.