Khái niệm về dạy học hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học kiến thức di truyền và biến dị chương trình sinh học lớp 9 trung học cơ sở (Trang 25 - 29)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở lý luận của DHHT

1.2.4. Khái niệm về dạy học hợp tác

DHHT là một chiến lược dạy - học tích cực, trong đó các TV tham gia HĐ và học tập cùng nhau trong các nhóm nhỏ (mỗi nhóm gồm các TV có trình độ và khả năng khác nhau) nhằm mục đích phát triển sự hiểu biết và chiếm lĩnh một nội dung học tập nào đó; được xây dựng dựa trên những đặc điểm và nguyên tắc của học tập HT.Trong DHHT điều đặc biệt là phải có sự HT giữa người dạy và người học, giữa những người học với nhau. Theo kiểu DHHT, người học sẽ được chia thành những nhóm nhỏ để thực hiện các HĐ học tập như thảo luận, đóng vai, giải quyết vấn đề, là chủ thể tích cực trong việc lĩnh hội KT, KN thông qua sự HT với GV và sự HT giữa HS với nhau trong quá trình học tập, từ đó đạt được mục tiêu cá nhân, đồng thời góp phần tạo ra sự thành cơng của nhóm. Mỗi TV khơng chỉ có trách nhiệm thực hiện các HĐ chung của nhóm mà cịn phải có trách nhiệm HT, giúp đỡ các TV trong nhóm hồn thành các nhiệm vụ được phân công. GV là người hướng dẫn, theo dõi, giám sát, giúp đỡ HS tiếp thu KT mới, phát triển KN học tập HT và là người trọng tài khoa học.

Theo chúng tôi, DHHT được hiểu là phương pháp dạy học, trong đó GV tổ chức cho HS cùng học tập với nhau; mục đích, nội dung học tập, mơ hình tổ chức DH được tiến hành dựa trên đặc điểm nguyên tắc của học tập hợp tác. DHHT vừa tạo ra môi trường thuận lợi cho HS học tập tiếp thu kiến

thức, phát huy tiềm năng trí tuệ, góp phần tạo ra sự thành cơng của nhóm; đồng thời hướng dẫn họ biết cách rèn luyện, phát triển kỹ năng hợp tác trong hoạt động học tập.

Trong DHHT GV cần đảm bảo 5 yếu tố: xây dựng các bài tập bắt buộc HS phải tư duy; đoàn kết các TV trong nhóm tạo sự tin tưởng lẫn nhau để cùng HT làm việc; đảm bảo cho các TV trong nhóm đều HĐ; phải quan sát người học làm việc như thế nào, biết những gì; dạy người học cách đánh giá, cách suy nghĩ, cách lắng nghe và tiếp nhận ý kiến người khác.

Từ những nghiên cứu trên, chúng ta có thể nhận thấy những đặc điểm nổi bật sau đây của DHHT:

- Về mục đích, DHHT khơng chỉ hình thành ở HS những kiến thức trong chương trình mà cịn hướng vào việc phát triển tư duy, hình thành các kỹ năng hợp tác, kỹ năng thực hành sáng tạo, chuẩn bị cho HS thích ứng với đời sống xã hội.

- Về nội dung, DHHT ngoài những kiến thức qui định trong chương trình cịn bao gồm các bài tập là cơng cụ tìm kiếm, phát hiện nội dung dưới dạng tình huống, thực hành tìm tịi, giải quyết vấn đề.

- Về phương pháp, coi trọng việc rèn luyện cho HS thói quen học hợp tác, hoạt động độc lập cá nhân hoặc hợp tác trong tập thể thơng qua thảo luận nhóm hoặc thực hành.

- Về hình thức tổ chức dạy học , DHHT sử dụng phối hợp và linh hoạt các dạng tổ chức dạy: nhóm - tập thể, nhóm - cá nhân. Trong đó, dạng tổ chức dạy học nhóm - cá nhân có nhiều ưu thế trong việc tích cực hóa hoạt động học tập và hợp tác của HS. Không gian tổ chức dạy học, thiết bị dạy học, bàn ghế được bố trí cơ động và linh động và linh hoạt.

- Về đánh giá, HS tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, cho nên cùng với việc kiểm tra, đánh giá của GV, HS được tham gia vào quá trình đánh giá, tự đánh giá, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

DHHT tạo nên sự tôn trọng, chấp nhận, liên kết và tin tưởng lẫn nhau giữa các đối tượng trong giáo dục. DHHT khẳng định tầm quan trọng của sự ủng hộ về mặt xã hội. DHHT là một PPDH, trong đó mỗi HS được học tập trong một nhóm, có sự cộng tác giữa các TV trong nhóm, giữa các nhóm để đạt được mục đích chung. Trong PP dạy học HT, vai trị của GV là người tổ chức, điều khiển việc học của HS thông qua học HT bằng việc thiết kế các giờ học HT, vai trò của HS là người học tập trong sự HT.

Theo D.Johnson và R.Johnson, năm 1983: nơi nào thực sự áp dụng học HT, nơi đó HS học được nhiều hơn, nhà trường dường như tốt hơn, HS thân thiện với nhau hơn, tự trọng hơn và học các KN xã hội có hiệu quả hơn. DHHT là một chiến lược HS nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, trong đó các TV tham gia HĐ và học tập cùng nhau trong những nhóm nhỏ và giữa các nhóm nhỏ với nhau nhằm mục đích phát triển sự hiểu biết và rèn luyện phong cách sống cho HS. Khi HS tham gia vào các nhóm học tập sẽ thúc đẩy quá trình học tập và tạo nên hiệu quả cao trong học tập, tăng tính chủ động tư duy, sự sáng tạo và khả năng ghi nhớ của HS trong quá trình học tập; tăng thêm hứng thú học tập đối với người học, giúp HS phát triển các KN giao tiếp bằng ngôn ngữ, phát triển tư duy hội thoại; nâng cao lòng tự trọng, ý thức trách nhiệm và sự tự tin của người học; giúp thúc đẩy những mối quan hệ cạnh tranh học tập mang tính tích cực trong học tập.

Mỗi phương thức DH đều có những mặt mạnh và mặt hạn chế. Song tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể về mục tiêu cần đạt tới trong giảng dạy môn học và đặc điểm của nội dung học vấn, ngoài sự phối hợp cần có giữa các PPDH, kiểu PPDH nào có ưu điểm vượt trội, đáp ứng những đòi hỏi của phát triển xã hội, mang lại hiệu quả trong đào tạo nguồn nhân lực, thỏa mãn những địi hỏi chính đáng cho sự phát triển cá nhân thì kiểu PP đó được quan tâm, vận dụng rộng rãi trong thực tiễn HĐ dạy học cũng như nghiên cứu lý luận. Với quan điểm đó, chúng tơi cho rằng kiểu DHHT nếu được tổ chức tốt sẽ thực hiện được những chức năng và công dụng vượt trội so với DH tồn lớp đó là:

- DHHT có ưu thế nổi trội tạo ra sự đồng thuận trong sự phát triển của con người, giữa nhà trường và xã hội. Trong DHHT, HS được coi là người quyết định thực hiện mục tiêu học, quyết định sự phát triển NC của bản thân.

- DHHT giúp GV có thể xử lý một lớp học có nhiều HS với những nhu cầu khác nhau. HS học tập trong mơi trường tương tác với nhau, có thể giúp đỡ lẫn nhau, tạo lập, củng cố các mối quan hệ xã hội và sẽ không cảm thấy phải chịu nhiều áp lực từ phía GV. Thực hiện tốt qui trình DHHT sẽ mang lại hiệu quả học tập cao hơn không chỉ riêng cho mỗi cá nhân mà còn mang lại hiệu quả chung cho cả tập thể.

- DHHT là một trong những phương hướng chiến lược quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Năng lực HT, KN giao tiếp xã hội sẽ được phát triển tốt qua học tập HT. Đây là năng lực quan trọng cần thiết trong việc chuẩn bị những công dân tương lai của xã hội có tính phụ thuộc lẫn nhau cao và xu thế tồn cầu hóa mạnh mẽ.

- DHHT bao gồm sự tham gia của mỗi HS, của tập thể người học vào việc chiếm lĩnh nội dung học vấn, sự khuyến khích động viên, tổ chức tạo dựng môi trường cho người học của GV là cần thiết và phải được phổ biến rộng rãi trong quá trình DH ở các trường phổ thông. Trong giai đoạn hiện nay, khi các cơ sở giáo dục đang tiến hành cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, HS tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất thì việc vận dụng kiểu DHHT sẽ tạo ra cơ hội thuận tiện cho việc thực hiện chủ trương này bởi tính đồng thuận của nó về mặt lý luận và thực tiễn.

Khái niệm về DHHT có thể được hiểu là mơ hình học tập mà trong đó HS dưới sự hướng dẫn của GV làm việc phối hợp cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hồn thành mục đích chung của nhóm đã được đặt ra. Các TV phải làm việc trong những êkip với đặc trưng là tương hợp tâm lí và phối hợp hành động để thực hiện mục đích chung. Do đó, thơng qua DHHT sẽ:

+ Tăng tính chủ động tư duy, sáng tạo và khả năng ghi nhớ của HS trong quá trình học tập.

+ Tăng hứng thú học tập.

+ Giúp học sinh phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. + Nâng cao lòng tự trọng và sự tự tin của HS.

+ Giúp thúc đẩy những mối quan hệ cạnh tranh tích cực.

Từ đó có tác dụng rèn luyện năng lực HT ở HS. Điều này có tác dụng chuẩn bị cho HS thích ứng với đời sống xã hội, trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công HT với tập thể, cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học kiến thức di truyền và biến dị chương trình sinh học lớp 9 trung học cơ sở (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)