Những yếu tố đảm bảo hiệu quả của DHHT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học kiến thức di truyền và biến dị chương trình sinh học lớp 9 trung học cơ sở (Trang 44 - 50)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Đặc điểm kiến thức Di truyền và Biến dị chương trình Sinh học

2.2.5. Những yếu tố đảm bảo hiệu quả của DHHT

2.2.5.1. Công cụ

HS nắm được yêu cầu của bài tập trước khi thảo luận. Điều này giúp HS thuận tiện trong việc tiến hành thảo luận theo đúng định hướng của GV, tránh được những băn khoăn không cần thiết.

- Bài tập cần nêu được các vấn đề thú vị, phải là những thách thức đối với HS, buộc HS phải tư duy và cùng nhau HT để tìm tịi cách giải quyết. Có như vậy mới phát huy được tối đa năng lực, trí tuệ và khả năng sáng tạo

của HS và giúp HS hiểu vấn đề được sâu sắc. Kết quả nghiên cứu của

Nguyễn Thị Hồng Nam cho thấy: Nếu GV ra các bài tập, vấn đề có sẵn câu

trả lời trong SGK thì việc tổ chức thảo luận nhóm thất bại. 80% sự thành công của thảo luận nhóm là GV nêu ra được các vấn đề thú vị buộc HS phải cùng nhau hợp tác để có thể tìm ra câu trả lời [tr.3; 28]. Bài tập nêu ra được

các vấn đề thú vị sẽ giúp HS phát hiện ra những "điểm sáng" của kiến thức, kích thích hứng thú học tập của HS, từ đó, dễ làm nảy sinh ý tưởng sáng tạo. Chỉ khi bài tập có tính chất thách thức đối với HS, một HS không thể hồn thành được thì mới có thể buộc HS hợp tác, giúp HS có nhiều cơ hội học tập, mở rộng tầm nhìn, hiểu kiến thức sâu sắc và có khả năng vận dụng tri thức linh hoạt. Kinh nghiệm của các cá nhân và kinh nghiệm của các nhóm với những lối kiến giải phong phú sẽ làm giàu thêm vốn tri thức và kĩ năng cho từng thành viên.

- Nếu câu hỏi, bài tập quá đơn giản, trả lời không cần suy nghĩ thì khơng thể phát huy được năng lực trí tuệ của HS. Tuy nhiên, độ khó của câu hỏi không nên vượt quá tầm trình độ của HS. Vì nếu như vậy, dễ làm cho HS thiếu tự tin, chán nản, thậm chí bng xi, bất HT. Bài tập thảo luận nhóm phải bàn về những vấn đề trọng tâm và phải có tính hệ thống trong mối quan hệ gắn bó với nội dung của bài học. Có như vậy thì kết quả của thảo luận nhóm mới thực sự có ý nghĩa và có hiệu quả đích thực. Nếu GV thiết kế bài tập quá nhiều mà không hướng vào trọng tâm bài học và bài tập thiếu tính liên thơng sẽ khiến cho HS bối rối, khó xác định được vấn đề cốt lõi và sự liên quan gắn bó của những mảng kiến thức của tồn bộ bài học.

2.2.5.2. Chọn nội dung

Không phải bất cứ một nội dung nào trong bài học cũng có thể vận dụng DHHT đạt hiệu quả. DHHT nên được áp dụng với những KT không quá đơn giản, phải chứa đựng được một số nội dung, hoặc nội dung được xét theo nhiều quan điểm; những vấn đề cần nhiều ý kiến; vấn đề cần có sự phân tích, tổng hợp, xâu chuỗi các KT cũ và mới.

Tóm lại là những nội dung khơng đơn trị, khơng q khó, dễ kích thích sự thảo luận, HT giữa các HS với nhau.

2.2.5.3. Tổ chức nhóm

Việc phân chia nhóm thường được dựa trên các cơ sở như: số lượng học sinh, nội dung của bài học, đặc điểm của học sinh và mục đích dạy học.

Cách chia nhóm hợp lý được tiến hành theo một tiêu chuẩn nào đó như bài học hoặc theo ý tưởng của giáo viên và cũng có thể hồn tồn ngẫu nhiên, như vậy sự phân nhóm cần đảm bảo sự linh hoạt theo ý tưởng, mục tiêu của giáo viên.

GV có thể phân cơng nhóm theo thời gian hoạt động cùng nhau. HS

được phân chia thành nhóm thường xuyên hay cơ động.

- Nhóm thường xuyên (hay kiểu nhóm cố định) là nhóm được tổ chức cho học sinh ngồi gần nhau, giải quyết nhiệm vụ nhanh chóng trong vịng một vài phút, khơng cần xê dịch chỗ ngồi. Kiểu nhóm này thuận tiện cho dạy học ở lớp đơng học sinh hoặc khơng có điều kiện xê dịch bàn ghế. Học sinh hoạt động với nhau trong thời gian dài có thể cả năm học thì có đặt tên nhóm cụ thể. Nhóm thương xuyên được tổ chức: 2,3 thậm chí có thể 4 học sinh ngồi gần nhau, phía trên hoặc phía dưới nhau…

- Nhóm cơ động (di động - tạm thời): các thành viên trong nhóm hoạt động với nhau theo yêu cầu mục tiêu của GV trong một tiết học, có thể thay đổi nhóm khi có hoạt động cần thiết.

Loại nhóm này cần xê dịch chỗ ngồi, gom lại thành từng nhóm, có thể 3 hoặc 4 học sinh hoặc đơng hơn, tùy giáo viên và hồn cảnh lớp học.

Nhóm di động có thể giải quyết nhiệm vụ phức tạp hơn, lâu hơn và có cách chia nhóm đa dạng. Khơng khí lớp học được thay đổi hẳn khi chia và ghép nhóm. Có thể giữ nguyên nhóm từ đầu giờ đến cuối giờ.

Cách chia nhóm: tự chọn, xếp theo vần chữ cái, theo số thứ tự, theo màu phát cho HS ngẫu nhiên...

Sơ đồ 2.2. Xếp theo vần chữ cái, theo số thứ tự, theo màu

Giáo viên cũng có thể phân cơng nhóm theo hình thức tổ chức hoạt động học tập của nhóm như là:

- Nhóm "gánh xiếc": Hình thức tổ chức lớp học kiểu "gánh xiếc" từ trước đến

nay vẫn được sử dụng trong các giờ học môn tự nhiên và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Mỗi nhóm sẽ tiến hành cùng một sêri bài tập nhưng theo các thứ tự khác nhau và vì thế vào bất kỳ thời điểm nào ta cũng có các nhóm tiến hành các hoạt động khác nhau nhưng đến cuối giờ các nhóm đều thực hiện xong mọi hoạt động học tập của mình. Cách sử dụng của phương pháp này được thể hiện qua ma trận sau:

Nhóm Hoạt động học tập

A 1 2 3

B 2 3 1

C 3 1 2

Ba nhóm học tập A, B, C với ba bài tập 1, 2, 3 với thời lượng và thời gian quay vòng là sau 15 phút cách tổ chức này áp dụng khi các nội dung học tập đòi hỏi các phương tiện hoạt động khác nhau nhưng khơng đủ cho các nhóm cùng hoạt đơng một lúc .

- Nhóm "rì rầm": u cầu các nhóm học sinh (2-3 người) trao đổi nhóm để trả

lời một câu hỏi, giải quyết một vấn đề. Giáo viên cung cấp các dữ kiện liên quan. Các hoạt động học tập có thể áp dụng với các nhóm rì rầm: so sánh và đối chiếu, tìm ra ưu và khuyết điểm, kiểm tra đánh giá lẫn nhau...

- Nhóm “trà trộn” (Cocktail): Được tổ chức giống như tiệc cocktail. Học sinh

đi tự do trong lớp tìm người thích hợp để trao đổi và hồn thành nhiệm vụ học tập của mình. Với kiểu hoạt động nhóm này có tác dụng kích thích sự nhận thức, làm cho lớp học sinh động, học sinh có cơ hội hỏi nhiều người (mà không ngại ngùng)

Nội dung làm việc: Tự kiểm tra bảng trả lời câu hỏi (khơng làm được thì hỏi bạn) để kiểm tra, xác minh kết quả của mình.

- Nhóm “xây kim tự tháp” hay “ném tuyết”: Đây là một hình thức mở rộng

của nhóm "rì rầm". Sau khi tự thảo luận theo cặp, hai cặp sẽ kết hợp lại thành nhóm 4 người để hồn thiện một hoạt động có liên quan. Nếu cần thiết các nhóm 4 người sau đó lại được ghép tiếp để tạo thành nhóm 8 người.

Tổ chức theo hình thức “xây kim tự tháp” vấn đề học tập được giao cho cá nhân (hoặc từ nhóm nhỏ) được thống nhất dần để có một đáp án chung. Có thể áp dụng tốt cho các trường hợp: thống nhất nội dung ơn tập, tổng kết, lấy ví dụ vận dụng vào thực tế hay dung để so sánh, đối chiếu sự giải thích một vấn đề để đi đến thống nhất.

Về số lượng người trong một nhóm. Tùy theo hoạt động, nội dung hoạt động mà số người trong một nhóm có thể thay đổi: nhóm 2 người, 3 người hoặc 4-6 người, 8 - 10 người. Với nhóm có nhiều HS thì sẽ có các ưu điểm: học sinh càng tự tin hơn với những gì mình khám phá được; các nhóm càng

dễ hiểu được đúng ý của đề bài, yêu cầu của thảo luận; các nhóm càng có nhiều kinh nghiệm bản thân để vận dụng; giáo viên tốn ít thời gian hơn để quan sát theo dõi hoạt động các nhóm. Song nhóm có nhiều HS có nhược điểm lớn là thời gian để các nhóm đi đến quyết định chung càng dài và càng khó đạt được sự đồng thuận.

Với nhóm càng ít người thì tiến hành được càng nhiều hoạt động và vì thế càng ít người "ăn theo" và quyết định càng nhanh chóng.

Tuy nhiên dù số lượng HS ít hay nhiều thì cũng phải đảm bảo HS nào cũng phải làm việc. Các nhóm từ 2-5 người là rất phổ biến, nhóm lớn hơn 4 người thì địi hỏi phải có người đứng đầu nhóm, các nhóm nhiều hơn 7 người trở nên càng chậm chạp và hiện tượng "ăn theo" càng trở nên phổ biến trừ khi GV có sự phân cơng nhiệm vụ thật cụ thể cho các em.

GV thiết kế các HĐ sao cho mỗi TV đều có cơ hội được đóng góp vào cơng việc của nhóm và được học hỏi lẫn nhau. Một nhóm thường gồm có:

+ Nhóm trưởng: thường là người có KT vững vàng, có năng lực lãnh đạo, làm nhiệm vụ phân cơng cơng việc, điều khiển HĐ của nhóm, chỉ đạo việc thảo luận, rút ra kết luận cuối cùng và có thể sẽ báo cáo kết quả HĐ của nhóm.

+ Thư kí: tổng hợp và ghi chép kết quả báo cáo của các TV, ghi lại các HĐ và kết quả HĐ của nhóm, có thể nộp cho GV nếu GV yêu cầu.

+ Các TV: Tuỳ vào mục đích, nội dung và yêu cầu của nhiệm vụ học tập được giao, các nhóm có thể có các cách phân cơng khác nhau: các TV có thể thực hiện cùng một nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau.

2.2.5.4. Thời gian

Thảo luận nhóm thường có hiệu quả nhất khi chỉ kéo dài trong thời gian ngắn tối đa là 5 phút, có thể là 7 đến 10 phút. Sau đó GV nên hỏi để có thơng tin phản hồi, HS sẽ tích cực phát biểu ý kiến cũng như nghe phần trình bày của các nhóm khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học kiến thức di truyền và biến dị chương trình sinh học lớp 9 trung học cơ sở (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)