Qui trình DHHT trong hình thành kiến thức mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học kiến thức di truyền và biến dị chương trình sinh học lớp 9 trung học cơ sở (Trang 50)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Qui trình DHHT trong DH KT DT-BD Sinh học9 – THCS

2.3.1. Qui trình DHHT trong hình thành kiến thức mới

2.3.1.1. Qui trình chung

Chúng tơi đưa ra quy trình DHHT trong hình thành KT mới gồm 5 bước:

Sơ đồ 2.3. Quy trình DHHT trong hình thành KT mới

2.3.1.2. Giải thích qui trình

- Hoạt động của giáo viên

Bước 1: Thành lập nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm

GV nêu vấn đề học tập có thể bằng tình huống có vấn đề hay giải bài tập, hoặc bằng câu hỏi. Dựa vào nội dung và nhiệm vụ cần giải quyết mà tổ chức nhóm có qui mơ lớn, nhỏ khác nhau. Nhóm đó là cố định hay tạm thời tùy thuộc vào mục đích dạy học đặt ra, sau đó yêu cầu các nhóm chỉ ra nhóm trưởng và thư kí nếu cần.

Các bước

Giáo viên Học sinh

Bước 1 Thành lập nhóm và

giao nhiệm vụ cho nhóm

Gia nhập nhóm và tiếp nhận nhiệm vụ học tập Bước 2 Hướng dẫn nhóm HS tự nghiên cứu Nhóm HS tự nghiên cứu

Bước 3 Tổ chức trao đổi thảo

luận

Hợp tác với các bạn trong nhóm học tập

Bước 5 Kết luận, kiểm tra và

đánh giá

Hợp tác với GV tự đánh giá, tự điều chỉnh

Bước 4 Tổ chức trao đổi thảo

luận lớp

Hợp tác với các bạn trong lớp

Bước 2: Hướng dẫn nhóm HS tự nghiên cứu

Trong DHHT, GV giữ vai trò là người hướng dẫn, GV giúp đỡ và tạo điều kiện cho HS phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống học tập, qua đó HS sẽ tự lực chiếm lĩnh tri thức mới, cách hoạt động mới.

Tuy nhiên chiếm lĩnh tri thức là q trình khó khăn, vì vậy GV phải sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ HS bằng cách đưa ra các câu hỏi gợi ý hoặc các tình huống phụ. Ở bước này GV tiến hành theo trình tự sau:

+ Xác định và cụ thể hoá từng nhiệm vụ của học sinh. + Gợi ý cách giải quyết tình huống.

+ Hỗ trợ và giúp đỡ HS.

+ Hướng dẫn HS ghi lại một cách khái quát và khoa học. Bước 3: Tổ chức trao đổi thảo luận

Khi học sinh HĐ nhóm, giáo viên cần thực hiện các hoạt động:

+ Quan sát, theo dõi và kịp thời giúp đỡ các nhóm giải quyết vấn đề, trực tiếp giải đáp thắc mắc khi có thắc mắc của nhóm. Phát hiện các nhóm HĐ chưa có hiệu quả để kịp thời uốn nắn và điều chỉnh.

+ Động viên, khuyến khích và khen ngợi, nhằm tạo khơng khí phấn khởi giúp học sinh tự tin trong học tập. Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác giữa GV và HS, giữa HS với HS trong mơi trường học tập tích cực và an tồn.

Bước 4: Tổ chức trao đổi thảo luận lớp

Việc trao đổi, hợp tác giữa các HS trong cùng một nhóm là cần thiết. Tuy nhiên, để cho kiến thức được hồn chỉnh thì cần phải tiến hành cho các nhóm trao đổi và bổ sung cho nhau. Hoạt động của giáo viên tiến hành theo trình tự:

+ Tổng kết báo cáo của từng nhóm. + u cầu đại diện các nhóm trình bày. + u cầu các nhóm bổ sung hoàn thiện.

Bước 5: Kết luận, kiểm tra và đánh giá

Trong thảo luận, có những vấn đề rất phân biệt đúng sai, lúc này GV có vai trị là trọng tài khoa học. GV phải đưa ra kết luận có tính khoa học về cách xử lí tình huống, nhận xét, đánh giá HĐ của từng nhóm, từng học sinh.

- Hoạt động của học sinh

Bước 1: Gia nhập nhóm và tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Trong giờ học theo DHHT thì mỗi cá nhân, nhóm HS sẽ tồn tại trong một nhóm nhất định và giữ một vai trị nhiệm vụ nhất định. Vì vậy, ở bước này HĐ của HS là tiếp nhận nhiệm vụ từ GV và tiếp nhận nhiệm vụ từ nhóm.

+ Các cá nhân trao đổi trong nhóm để hiểu thấu nhiệm vụ phải làm. + Phân công nhiệm vụ học tập cho từng cá nhân trong nhóm.

Bước 2: Nhóm HS tự nghiên cứu

Dưới sự hướng dẫn của GV, từng cá nhân làm việc độc lập, tự nghiên cứu SGK, tài liệu và bằng vốn kiến thức của mình để tìm hướng xử lí tình huống mà GV đặt ra. Trình tự mà HS thực hiện ở bước này như sau:

+ Tìm hiểu vấn đề.

+ Xây dựng giả thuyết cho tình huống + Chứng minh giả thuyết.

+ Đánh giá và thử nghiệm giải pháp.

Bước 3: Hợp tác với các bạn trong nhóm học tập

Từng cá nhân thông báo kết quả làm việc, trao đổi thống nhất trong nhóm về kết quả nhiệm vụ được giao, tổng hợp ý kiến, xây dựng kết luận chung, cử đại diện (hoặc phân cơng) trình bày kết quả làm việc của nhóm.

Bước 4: Hợp tác với các bạn trong lớp

Sau bước 2 các giải pháp giải quyết tình huống của các nhóm đã được sửa chữa và bổ sung chỉnh lí. Tuy nhiên giữa các nhóm vẫn có thể có sự khác biệt, khi đó các nhóm trong lớp sẽ tiến hành thảo luận để thống nhất ý kiến. Hoạt động của HS thực hiện như sau:

+ Đại diện nhóm trình bày kết quả.

+ Bổ sung và điều chỉnh kết quả.

Bước 5: Hợp tác với GV tự đánh giá, tự điều chỉnh

Sau khi đã tiến hành thảo luận trong lớp thì GV sẽ đưa ra những phân tích, đánh giá và kết luận căn cứ vào đó HS sẽ tự đánh giá, tự điều chỉnh kết quả nghiên cứu của mình.

2.3.1.3. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Dạy học hợp tác để dạy loại kiến thức về qui luật di truyền ở bài 4

“Lai hai cặp tính trạng”. GV yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau:

- Hãy xác định tính trạng trội, tính trạng lặn trong thí nghiệm của Mđen?

- Từ tỉ lệ từng cặp tính trạng của F2, em có nhận xét gì so với kết quả

lai một cặp tính trạng ?

HS tiếp nhận vấn đề, trao đổi ý kiến với các TV trong nhóm về kết quả, tương tác giúp đỡ bạn.Từ đó chia sẻ, điều chỉnh bổ sung kết quả để hoàn thành đáp án. Các nhóm cử đại diện lên trình bày. Các nhóm khác cùng trao đổi thảo luận, đóng góp ý kiến bổ sung.

Ví dụ 2: DHHT để dạy loại KT về cấu trúc tổ chức sống trong bài 9 “Nguyên

phân”. GV yêu cầu HS độc lập đọc SGK mục I trang 27, quan sát H9.1, H9.2 và thảo luận nhóm để hồn thành những nội dung sau đây trong thời gian 7 phút:

- Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? - Hoàn thành bảng 9.1.

- Có nhận xét gì về sự biến đổi hình thái NST trong 1 chu kì tế bào? HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao. Tìm hiểu và giải quyết vấn đề bằng cách độc lập suy nghĩ tập trung giải quyết vấn sau đó chia sẻ với các bạn trong nhóm. Nhóm trưởng sẽ điều hành, nhắc nhở các bạn cùng nhau giúp đỡ bạn học yếu, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Cử đại diện lên trình bày trên bảng, các nhóm cịn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm bạn. Ví dụ 3: DHHT để dạy loại KT về cơ chế vận động trong bài 16 “ADN và bản chất của gen”

GV yêu cầu HS quan sát H17 kết hợp độc lập đọc mục I/51 SGK và thảo luận nhóm hồn thành nội dung sau trong thời gian 10 phút.

- Làm lệnh /SGK (phụ lục 1)

- Dựa trên cơ sở nào người ta chia ARN thành các loại khác nhau? HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao. Tìm hiểu và giải quyết vấn đề bằng cách độc lập suy nghĩ, sau đó chia sẻ với các bạn trong nhóm. Nhóm trưởng sẽ điều hành, nhắc nhở các bạn cùng nhau giúp đỡ bạn học yếu, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Hai nhóm cử đại diện lên trình bày trên bảng, các nhóm cịn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm bạn. Từ đó tự sửa chữa, bổ sung đáp án và ghi bài theo nội dung lớp và GV đã thống nhất.

2.3.2. Qui trình DHHT trong củng cố và hồn thiện kiến thức

2.3.2.1. Qui trình chung

Chúng tôi đưa ra quy trình DHHT trong củng cố và hoàn thiện kiến thức gồm 5 bước:

Sơ đồ 2.4. Quy trình DHHT trong củng cố và hoàn thiện KT.

Các bước

Giáo viên Học sinh

Bước 1 Giao nhiệm vụ học tập

cho học sinh

Nhận nhiệm vụ học tập

Bước 2 Thành lập nhóm và

giao nhiệm vụ cho nhóm

Gia nhập nhóm và tiếp nhận nhiệm vụ học tập Bước 3 Tổ chức học tập hợp tác nhóm Các cá nhân thống nhất nội dung

Bước 5 Kết luận, đánh giá Tự đánh giá, tự điều

chỉnh

Bước 4 Tổ chức trao đổi thảo

luận lớp

2.3.2.3. Giải thích qui trình

- Hoạt động của giáo viên

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập cho học sinh

GV nêu vấn đề học tập có thể bằng bài tập, hoặc bằng câu hỏi. Bước 2: Thành lập nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm

Dựa vào nội dung và nhiệm vụ cần giải quyết mà tổ chức nhóm có qui mơ lớn, nhỏ khác nhau. Nhóm đó là cố định hay tạm thời tùy thuộc vào mục đích dạy học đặt ra, sau đó yêu cầu các nhóm chỉ ra nhóm trưởng và thư kí nếu cần.

Bước3: Tổ chức học tập hợp tác nhóm

Khi học sinh HĐ nhóm, giáo viên cần thực hiện các hoạt động:

+ Quan sát, theo dõi và kịp thời giúp đỡ các nhóm giải quyết vấn đề, trực tiếp giải đáp thắc mắc khi có thắc mắc của nhóm. Phát hiện các nhóm HĐ chưa có hiệu quả để kịp thời uốn nắn và điều chỉnh.

+ Động viên, khuyến khích và khen ngợi, nhằm tạo khơng khí phấn khởi giúp học sinh tự tin trong học tập. Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác giữa GV và HS, giữa HS với HS trong mơi trường học tập tích cực và an tồn.

Bước 4: Tổ chức trao đổi thảo luận lớp

Việc trao đổi, hợp tác giữa các HS trong cùng một nhóm là cần thiết. Tuy nhiên, để cho kiến thức được hồn chỉnh thì cần phải tiến hành cho các nhóm trao đổi và bổ sung cho nhau. Hoạt động của giáo viên tiến hành theo trình tự:

+ Tổng kết báo cáo của từng nhóm. + Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. + u cầu các nhóm bổ sung hồn thiện.

+ Nhấn mạnh những khác biệt, mâu thuẫn giữa các nhóm. Bước 5: Kết luận, kiểm tra và đánh giá

Trong thảo luận, có những vấn đề rất phân biệt đúng sai, lúc này GV có vai trò là trọng tài khoa học. GV phải đưa ra kết luận có tính khoa học về cách xử lí tình huống, nhận xét, đánh giá HĐ của từng nhóm, từng học sinh.

- Hoạt động của học sinh

Bước 1: Nhận nhiệm vụ học tập HS tiếp nhận nhiệm vụ từ GV

Bước 2: Gia nhập nhóm và tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Trong giờ học theo DHHT thì mỗi cá nhân, nhóm HS sẽ tồn tại trong một nhóm nhất định và giữ một vai trò nhiệm vụ nhất định. Các cá nhân trao đổi trong nhóm để hiểu thấu nhiệm vụ phải làm. Phân công nhiệm vụ học tập cho từng cá nhân trong nhóm.

Bước 3: Các cá nhân thống nhất nội dung

Từng cá nhân thông báo kết quả làm việc, trao đổi thống nhất trong nhóm về kết quả nhiệm vụ được giao, tổng hợp ý kiến, xây dựng kết luận chung, cử đại diện (hoặc phân cơng) trình bày kết quả làm việc của nhóm.

Bước 4: Trao đổi giữa các nhóm Hoạt động của HS thực hiện như sau: + Đại diện nhóm trình bày kết quả.

+ Tỏ thái độ trước ý kiến của nhóm khác. + Bổ sung và điều chỉnh kết quả.

Bước 5: Hợp tác với GV tự đánh giá, tự điều chỉnh

Sau khi đã tiến hành thảo luận trong lớp thì GV sẽ đưa ra những phân tích, đánh giá và kết luận căn cứ vào đó HS sẽ tự đánh giá, tự điều chỉnh kết quả nghiên cứu của mình.

2.3.2.2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 4: DHHT để dạy loại KT về qui luật di truyền trong bài 3 “Lai một cặp

tính trạng”

Để củng cố KT và hoàn thiện KT, giúp HS nhớ lâu đồng thời rèn kĩ năng phân tích - tổng hợp, khái quát hoá... GV yêu cầu HS so sánh hiện tượng di truyền trội hoàn tồn và khơng hồn tồn?

HS tiếp nhận nhiệm vụ, tự lực tái hiện lại KT đã học, nêu ý kiến riêng của mình trước nhóm. Các TV trong nhóm trao đổi, thảo luận thống nhất câu trả lời.

Đặc điểm Trội khơng hồn tồn Thí nghiệm của Menđen

Kiểu hình ở F1 (Aa) Tính trạng trung gian Tính trạng trội

Tỉ lệ kiểu hình ở F2 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn 3 trội: 1 lặn

Phép lai phân tích

được dùng trong

trường hợp

×

Ví dụ 5: DHHT để dạy loại KT về cấu trúc tổ chức sống trong bài 10 “Giảm phân”.

Để củng cố và hoàn thiện KT, giúp HS nhớ lâu đồng thời rèn KN phân tích, tổng hợp, khái qt hố...GV yêu cầu HS chọn các câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kỳ nào của chu kỳ tế bào:

A. Kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau

2. Một tế bào của ruồi giấm (2n=8) đang ở kỳ sau của nguyên phân. Số lượng NST trong tế bào là:

A. 4 NST. B. 8 NST. C. 16 NST. D. 32 NST.

HS tiếp nhận nhiệm vụ, tự lực tái hiện lại KT đã học, nêu ý kiến riêng của mình trước nhóm. Các TV trong nhóm trao đổi, thảo luận thống nhất câu trả lời NST tự nhân đôi ở kì trung gian của quá trình phân bào và số lượng NST của tế bào đó khi ở kì sau của ngun phân là 16.

Ví dụ 6: DHHT để dạy loại kiến thức về cơ chế vận động trong bài 17 “Mối

quan hệ giữa gen và ARN”

GV yêu cầu HS chọn các câu trả lời đúng trong các câu sau: 1. Quá trình tổng hợp ARN xảy ra ở:

A. Kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau

2. Loại ARN có chức năng truyền đạt thơng tin di truyền:

3. Một đoạn mạch ARN có trình tự: - A - U - G - X - U - U- G - A- X -

a. Xác định trình tự các nuclêơtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN trên. b. Nêu bản chất mối quan hệ gen - ARN.

HS tiếp nhận nhiệm vụ, tự lực tái hiện lại KT đã học, nêu ý kiến riêng của mình trước nhóm. Các TV trong nhóm trao đổi, thảo luận thống nhất câu trả lời.

2.4. Một số bài soạn mẫu có vận dụng DHHT để dạy một số loại bài về nội dung Di truyền và biến dị chƣơng trình Sinh học 9 – THCS nội dung Di truyền và biến dị chƣơng trình Sinh học 9 – THCS

Bài 3. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (tiếp theo) I- Mục tiêu

Sau khi học xong bài này HS phải:

1. Nêu được nội dung, mục đích và ứng dụng của các phép lai phân tích và ứng dụng của quy luật phân li trong sản xuất, đời sống..

2. Phân biệt được sự di truyền trội khơng hồn tồn (di truyền trung gian) với di truyền trội hoàn toàn.

3. Ứng dụng làm một số bài tập đơn giản.

4. Phát triển kỹ năng đọc sách, phân tích kênh hình, kỹ năng tư duy lơgic, tổng hợp khái qt hố. Rèn kỹ năng hoạt động cá nhân, hợp tác trong các hoạt động nhóm.

5. Có thái độ tích cực khi học tập bộ mơn.

II- Chuẩn bị

1. Thầy

- Tranh hình phóng to H3 SGK. - Phiếu học tập.

- Máy chiếu/đèn chiếu/bảng phụ.

2. Trị

- Bản trong/ giấy rơki/bảng phụ, bút phớt. - Đọc bài trước khi đến lớp.

- Trả lời các câu hỏi cuối bài và các câu hỏi lệnh trong SGK.

III- Phƣơng pháp

- Quan sát - tìm tịi. - Vấn đáp - tìm tịi.

- Hợp tác nhóm nhỏ (nhóm bàn)

1. Ổn định tổ chức

- Điểm danh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học kiến thức di truyền và biến dị chương trình sinh học lớp 9 trung học cơ sở (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)