CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Thực trạng của việc dạy học
2.1.1. Mục tiêu của chương trình Ngữ vă nở trường THPT hiện nay
Mục tiêu giáo dục phổ thông đã được UNESCO xác định là: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Đó là 4 trụ cột của Giáo dục thế kỷ XXI mà bất kì chương trình đào tạo nguồn nhân lực nào cũng hướng đến. Trong đó nhân tố giao tiếp, hợp tác quản lý làm việc và khả năng học tập suốt đời là các mục tiêu nhân văn cơ bản bên cạnh những mục tiêu giáo dục truyền thống. Ở nước ta, mục tiêu giáo dục phổ thông đã được xác định rõ trong Luật Giáo dục (2005). Điều 27 Luật Giáo dục đã chỉ rõ "Mục tiêu của giáo dục phổ thơng là giúp học sinh phát triển tồn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Điều 28, Luật yêu cầu về nội dung, phương pháp
giáo dục phổ thông: Phải bảo đảm tính phổ thơng, cơ bản, tồn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học. Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thơng, ngồi nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thơng, cơ bản, tồn diện và hướng nghiệp cịn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh... Trong đó nhấn mạnh đến phương pháp giáo dục phổ thơng là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, đồng thời rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhằm tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
Để đạt được những mục tiêu chung đó, mơn Ngữ văn có vai trị quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức phổ thơng, cơ bản và tồn diện về văn học. Hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, khả năng tiếp nhận văn học, phương pháp học tập tư duy, năng lực đọc - hiểu cũng như tạo lập các loại văn bản. Hướng các em từ việc học văn tới gần hơn với cuộc sống, văn không chỉ là văn, văn là người để từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình u tiếng Việt, tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hóa nhân loại. Điều quan trọng của việc dạy học văn là đánh thức ở học sinh khả năng cảm thụ cái đẹp của tác phẩm văn học, qua đó giúp các em hiểu những điều mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm, nhận thức được những thông điệp và từ đó có những hành động thiết thực hơn. Giúp học sinh rèn luyện năng lực phân tích, cảm thụ tác phẩm nghệ thuật, biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống một cách phù hợp. Học sinh không chỉ được trang bị những tri thức về văn học Việt Nam mà còn được cung cấp những tri thức văn hóa, văn học, về lý luận độc đáo mang đậm chất nhân văn trong văn chương nhân loại. Thơng qua đó rèn luyện tư duy, kỹ năng sống, giúp các em hiểu hơn về văn học Việt Nam trong cách nhìn đối sánh với nền văn hóa, văn học của các dân tộc trên thế giới.
Bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông với những đặc trưng riêng rất thuận lợi trong việc dạy học tích hợp. Bởi nội dung, kiến thức, mục tiêu ở các phân môn đều liên quan mật thiết với nhau và đều hướng tới đích chung là biết cảm thụ văn chương, biết hướng tới cái hay cái đẹp của ngôn từ, hiểu và biết sử dụng tiếng Việt đúng ý nghĩa nhất. Văn bản của cả ba phân môn (Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn) đều chứa đựng những mức độ khác nhau của tính khoa học, tính nghệ thuật, tính xã hội và tính sáng tạo của nó. Trong phân mơn Đọc văn, kiến thức lí luận văn học từ trước đến nay chuyển đến học sinh chủ yếu vẫn là tiến hành theo phương pháp truyền thống: thầy truyền đạt kiến thức, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức; đây là phương pháp ít tích cực và
chưa thật sáng tạo. Các phương pháp dạy học tích cực ít được sử dụng hoặc chủ yếu chỉ sử dụng trong các giờ thao giảng. Điều đó dẫn tới tình trạng dạy học theo lối áp đặt, giờ học khô khan, và học sinh không mấy hứng thú với mơn học, khả năng vận dụng kém. Vì thế, việc nghiên cứu cách sử dụng các phương pháp, phương tiện hiện đại vào dạy học lí luận văn học nhằm phát huy tính tích cực và năng lực học tập của học sinh, tạo cho các em có cơ hội để tìm tịi độc lập nhận thức là hết sức cần thiết.
Giáo dục nói chung và dạy học Ngữ văn trong nhà trường nói riêng đang phải hướng tới những mục tiêu mới để thích ứng với bối cảnh xã hội của thời đại bùng nổ thơng tin, tồn cầu hóa, đa văn hóa. Mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục giờ đây là phát triển các kĩ năng cho người học, đặc biệt là kĩ năng tư duy sáng tạo, phê phán, cách giải quyết vấn đề một cách linh hoạt. Trong cơng cuộc đổi mới đó, bộ mơn Lí luận văn học trong các trường Đại học Sư phạm có một vai trị quan trọng, giúp mở rộng khung tri thức, từ đó phát triển các kĩ năng tiếp cận thơng tin một cách có hệ thống, cách giải quyết vấn đề một cách đa dạng. Để làm vậy, Lí luận văn học cần phải được trình bày như một cuộc đối thoại giữa nhiều tư tưởng và cách tiếp cận văn học khác nhau thay vì một phán quyết duy nhất đúng. Lí luận văn học cần được trình bày như là sự đa dạng của nhiều chiến lược mà người học có thể sử dụng để tạo nghĩa văn bản, qua đó phát triển tư duy sáng tạo và tư duy phê phán. Như vậy, lí luận văn học khơng chỉ là một cơng cụ nhận thức mà cịn có thể trở thành một công cụ giáo dục giúp người học đạt được những mục tiêu mới của giáo dục thế kỉ XXI và còn xa hơn nữa.