Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp tri thức lí luận văn học ở phần tri thức đọc – hiểu với quá trình dạy học tác phẩm văn xuôi cụ thể trong chương trình ngữ văn 12 nâng cao (Trang 97)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.5.Đánh giá kết quả thực nghiệm

lớp đối chứng, chúng tôi lập biểu đồ cột so sánh kết quả kiểm tra ở hai bài kiểm tra 15 phút và 90 phút như sau:

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra 15 phút

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra 90 phút

Học sinh qua giờ dạy thực nghiệm đã nắm được kiến thức về tác phẩm, rèn luyện kĩ năng và phần lớn các em có thể áp dụng được khi học các tác phẩm khác. Khơng khí lớp học sơi nổi, các em hứng thú, tích cực trong xây

0 10 20 30 40 50 60

Giỏi Khá Trung bình Yếu

12A1 12A8 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Giỏi Khá Trung bình Yếu

12A1 12A8

Giáo viên sử dụng kiến thức lí luận văn học ở phần tri thức đọc - hiểu hiệu quả và thấy dễ dạy, hiệu quả cao. Căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng; chúng ta thấy rõ điểm giỏi, khá của lớp thực nghiệm.

* Nhận xét chung: Sau khi thiết kế, hoàn thiện xong phần giáo án, chúng tôi

đã tham khảo nhiều ý kiến của đồng nghiệp và tiến hành thực nghiệm. Từ những ý kiến của đồng nghiệp và kết quả dạy thực nghiệm, các bảng thống kê cho thấy: Kết quả kiểm tra ở các lớp thực nghiệm khả quan hơn các lớp đối chứng.

+ Nguyên nhân là ở lớp thực nghiệm học sinh được tìm hiểu, phân tích tác phẩm theo hướng tích hợp lí luận ở phần tri thức đọc - hiểu. Các em biết đọc - hiểu tác phẩm dưới góc độ khoa học. Vì vậy, các em có khả năng trả lời rõ ràng, chính xác hơn, phân tích đánh giá sắc sảo hơn (so với học sinh lớp đối chứng). Trong khi đó, hầu hết các lỗi mà học sinh nhóm đối chứng mắc phải đều có nguyên nhân là do các em chưa nắm vững tri thức lí luận văn học và chưa biết cách kết nối, tích hợp với tri thức ở phần đọc - hiểu.

Điểm kiểm tra cho thấy kết quả nắm kiến thức tri thức lí luận văn học của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chênh lệch rõ theo hướng điểm số của học sinh lớp thực nghiệm tốt hơn, khả quan hơn.

Sau khi dạy thực nghiệm và kiểm tra kết quả học tập của học sinh, chúng tơi có những đánh giá như sau:

+ Học sinh qua các giờ học thực nghiệm đã nắm được kiến thức lí luận văn học của truyện ngắn nói chung, tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn nói riêng, rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu tác phẩm theo hướng tích hợp lí luận văn học ở phần tri thức đọc - hiểu.

Việc tổ chức dạy học theo tinh thần tích cực hóa hoạt động của người học, sự đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, các kiểu bài học đã tạo cơ hội cho học sinh trở thành những chủ thể tích cực, sáng tạo. Các em hứng thú, nỗ lực hơn trong học tập, mạnh dạn hơn khi phát biểu ý kiến, trình bày những

phát hiện, suy nghĩ, cảm nhận của bản thân, khi trao đổi, đối thoại, thảo luận với các bạn, tạo cho lớp bầu khơng khí mới, sơi nổi, dân chủ.

+ Tích hợp lí luận văn học ở phần tri thức đọc - hiểu với quá trình dạy học tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn trong chương trình Ngữ văn 12 Nâng cao có tác dụng lớn trong việc giáo dục về nhận thức, tư tưởng, thái độ học sinh; giúp các em biết nhìn, biết cảm và biết sống có ý nghĩa.

+ Kết quả dạy thực nghiệm cho thấy hướng dạy học tích hợp lí luận văn học ở phần tri thức đọc - hiểu trong quá trình tìm hiểu tác phẩm văn xi là một hướng dạy học tiến bộ, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay.

Qua bài thiết kế giáo án và dạy thể nghiệm đã cho thấy tính khả thi của giáo án. Tỉ lệ phần trăm số học sinh hiểu và nắm được bài học là rất khá, học sinh đã có thêm nhiều tiếp cận, chiếm lĩnh những thể loại tự sự ở nhà trường phổ thông.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Có nghìn con đường để đến với thành Rome nhưng có đến ngàn lẻ một con đường để đến với văn chương, người giáo viên chính là những nghệ sĩ cùng các em học sinh trên con đường chinh phục và cảm thụ được cái hay, cái đẹp của những tác phẩm nghệ thuật. Mỗi người sẽ chọn cho mình một cách đi riêng nhưng cơ bản trong mỗi giờ dạy, người giáo viên phải tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất vừa linh hoạt, khoa học lại hợp lí. Đối với giờ đọc - hiểu, người thầy cần phải giúp học sinh cảm thụ, khám phá để thấm thía tư tưởng nội dung tác phẩm. Đi từ các tác phẩm cụ thể các em có thể đi tới khai mở cuộc đời trên những đôi chân vững chắc.

Đứng trước những đổi mới của phương pháp dạy học người giáo viên cần nhận thức rõ vai trị của tri thức lí luận văn học nói chung và lí luận văn học ở phần tri thức đọc - hiểu trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Nâng cao nói riêng. Nếu biết sử dụng hợp lí tri thức lí luận văn học người dạy sẽ có được phương pháp giảng dạy tích cực, ưu việt, có hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội hiện nay; vừa tạo hứng thú trong giờ văn, vừa phát huy sự sáng tạo, năng lực cảm thụ của các em đồng thời giúp các em chiếm lĩnh tri thức để đi vào thực tiễn. Từ đó phát triển nhân cách, trí tuệ, tính năng động, sáng tạo trong tư duy của học sinh.

Luận văn của chúng tôi dù đã dành nhiều tâm huyết nhưng khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, những suy nghĩ và cách giải quyết của chúng tơi có thể còn nhiều bất cập, chúng tơi rất mong muốn nhận được sự góp ý từ phía các thầy cơ giáo, những nhà nghiên cứu sư phạm, các bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Hoàn thành luận văn, chúng tôi mong muốn đề tài nghiên cứu khoa học này sẽ được đưa vào áp dụng trong nhà trường phổ thông để giáo viên được tiếp cận với một phương pháp dạy học không phải thật mới nhưng hữu hiệu.

2. Khuyến nghị

Để việc vận dụng lí luận văn học ở phần tri thức đọc - hiểu trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Nâng cao phát huy tối đa hiệu quả, chúng tôi xin khuyến nghị như sau:

Tiếp tục cải cách chương trình, đổi mới phương pháp theo từng cấp học thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra nhằm mục đích phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, đào tạo ra những người chủ tương lai thực sự của đất nước.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên. Cung cấp thông tin đầy đủ, thường xuyên, tạo điều kiện để giáo viên được học hỏi, trao đổi với các chuyên gia và đồng nghiệp về đổi mới phương pháp giảng dạy.

Chương trình sách giáo khoa cần có tính kế thừa khi đổi mới và có sử dụng theo hướng tích hợp liên mơn, liên chủ đề; tăng tính chủ động, sáng tạo của học sinh, khơng rập khn máy móc. Tăng cường thực hành, nâng cao vai trị người học sẽ giúp học sinh tiếp nhận kiến thức hứng thú và hiệu quả. Cũng cần đổi mới cả hình thức kiểm tra đánh giá để chọn lựa thật chính xác những học sinh có năng lực vào đúng vị trí của mình.

Phần tri thức đọc - hiểu của sách giáo khoa Ngữ văn 12 Nâng cao nói riêng và cả bộ nâng cao nói chung nên được chắt lọc để đưa vào sách giáo khoa cơ bản, bởi phần kiến thức này thực sự hay và rất hiệu quả cho học sinh trong quá trình nắm bắt tri thức và làm chủ tri thức mới.

Như ta thấy phần tri thức đọc - hiểu tuy được trình bày dưới dạng đề mục lớn trong Sách giáo khoa nhưng chưa được kê dẫn ở mục lục sách. Trong các tài liệu khung chương trình cũng khơng "điểm mặt chỉ tên" phần tri thức đọc - hiểu này. Khuyến nghị ít nhất trong mục lục sách giáo khoa cũng nên kê dẫn phần này để tiện lợi hơn trong quá trình dạy học cụ thể cũng như phát huy hiệu quả sự dụng sách giáo khoa đối với người dạy, người học và người biên khảo nghiên cứu nói chung.

Tuy nhiên kiến thức cần đạt của sách giáo khoa và tri thức đọc hiểu cần chọn lọc và sử dụng ăn khớp hơn, tránh kiến thức cần đạt một đường nhưng tri thức lí luận lại một nẻo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Viết Chữ (2006), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể. Nxb Đại học Sư phạm.

2. Nguyễn Viết Chữ (2009), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thơng. Một góc nhìn, một cách đọc. Nxb Giáo dục Việt Nam.

4. Trần Thanh Đạm (1970), Mấy vấn đề giảng dạy văn học theo loại thể.

Nhà xuất bản Giáo dục.

5. Hà Minh Đức (2001), Lí luận văn học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại. Trường viết văn

Nguyễn Du, Hà Nội

7. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện. Nxb Giáo Dục,

Hà Nội.

8. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tuyển chọn Nguyễn Minh Châu, tác giả và tác

phẩm. Nxb Giáo dục.

9. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn chương trong

nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

10. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc - hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Thanh Hùng (2011), Kĩ năng đọc hiểu văn bản. Nxb Đại học Sư

phạm, Hà Nội.

12. Phạm Thị Thu Hương (2012), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Thanh Hương (1998), Phương pháp tiếp cận văn học ở trường

PTTH, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy học văn chương ở trong trường phổ

15. Nguyễn Thị Dư Khánh (2009), Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn chương trong nhà trường. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu. Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. Phan Trọng Luận (1998), Phương pháp dạy học văn. Đại học Quốc gia, Hà

Nội.

18. Phan Trọng Luận (2008), Văn học nhà trường tiếp cận đổi mới, Nxb

Đại học Sư phạm.

19. Phan Trọng Luận (1998), Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà

trường phổ thông, tập II. Nxb Giáo dục.

20. Phương Lựu (2008), Lý luận văn học tập 3, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 21. Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà

văn. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Phan Trọng Ngọ (2006), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

23. Đoàn Đức Phương (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb

Đại học Quốc gia, Hà Nội.

24. Hoàng Phê (2004) (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

25. Nguyễn Huy Quát (2001), Một số vấn đề phương pháp dạy học Văn trong nhà trường. Nxb Giáo dục.

26. Trần Đình Sử (chủ biên), Ngữ văn 12 nâng cao. Nhà xuất bản Giáo dục. 27. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và SGK Ngữ văn THPT,

Nxb Giáo dục.

28. Nguyễn Văn Tùng (2012), Lí luận văn học và đổi mới đọc - hiểu tác

phẩm. Nxb Giáo dục.

29. Nguyễn Huy Quát (2001), Một số vấn đề phương pháp dạy học Văn trong nhà trường. Nxb Giáo dục.

31. Nhiều tác giả (2000). Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký. Nxb Thanh

Niên.

32. Nhiều tác giả (2002). Những bậc thấy văn chương. Nxb Văn học.

33. Nhiều tác giả, (2004). Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế Giới. 34. Nhiều tác giả (1992). Từ điển thuật ngữ văn học. Nxb Giáo dục.

35. M. Bakhtin. Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch). Nxb

Hội nhà văn, Hà Nội, 2003.

36. Phan Trọng Luận (2002), "Lí luận văn học - kiến thức siêu kiến thức" -

Xã hội văn học nhà trường. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

37. Trần Đình Sử (2013), "Đọc hiểu văn bản - Một khâu đột phá trong nội

dung và phương pháp dạy văn hiện nay", báo Văn Nghệ.

38. Trần Đình Sử (2014), "Từ giảng văn qua phân tích tác phẩm đến dạy học

đọc hiểu văn bản văn học". Báo Văn Nghệ Quân đội.

39. Lê Thị Thu Trang (2014), "Một số vấn đề về dạy học tích hợp trong mơn

Ngữ văn". Trường Chuyên Vĩnh Phúc.

40. Nguyễn Thị Kim Ngân (2014), "Về tên gọi môn Văn". Báo Giáo dục - Thời đại.

41. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), SGK ngữ văn 12 cơ bản kỳ I. 42. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), SGK ngữ văn 12 nâng cao kỳ I. 43. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), SGK ngữ văn 12 cơ bản kỳ II. 44. Bộ giáo dục và đào tạo (2012) , SGK ngữ văn 12 nâng cao kỳ II.

45. Bộ giáo dục và đào tạo (2000), Kỉ yếu Hội nghị khoa học "Đổi mới

phương pháp dạy học Văn - tiếng Việt trong các trường sư phạm", Đà Lạt.

46. Bộ giáo dục và đào tạo, Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt

Nam.

47. Bộ giáo dục và đào tạo (2002), Dự thảo chương trình mơn Ngữ văn THPT, Hà Nội.

Tư liệu của Sở GD- ĐT Quảng Trị :http://www.tintm.com/chu-de/giao- duc/oi-moi-day-hoc-ngu-van-theo-huong-tich-hop-348851.html http://www.tintm.com/chu-de/giao-duc/oi-moi-day-hoc-ngu-van-theo-huong- tich-hop-348851.html http://trandinhsu.wordpress.com/2013/09/03/tu-giang-van-qua-phan-tichden- 6. 6

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP

TRI THỨC LÍ LUẬN VĂN HỌC Ở PHẦN TRI THỨC ĐỌC – HIỂU TRONG Q TRÌNH DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN XI

(Dành cho giáo viên)

Thầy (cô) là giáo viên dạy môn…………Trường:………………………….. Nam: Nữ: Tuổi nghề:………. Xin thầy cơ cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau:

Câu 1: Thầy cô đã từng dạy mấy trường?...............trường.

Câu 2: Thầy (cơ) có tích hợp tri thức lí luận văn học ở phần tri thức đọc – hiểu trong quá trình giảng dạy tác phẩm văn xi khơng?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Câu 3: Thầy (cô) đã từng biết đến phương pháp này chưa?

Đã từng biết Chưa từng biết

Nếu thầy (cô biết xin trả lời tiếp:

Câu 4: Nhận xét của thầy (cô) khi sử dụng phương pháp này?

Hiệu quả cao Bình thường Không hiệu quả Câu 5: Thời gian thầy (cô) dạy theo phương pháp này?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Câu 6: Thầy (cơ) có thích dạy bằng phương pháp trên?

Thích dạy Khơng thích Bình thường

Câu 7: Nếu thầy (cô) chưa biết về phương pháp này, thầy (cơ) có nguyện vọng muốn biết sâu sắc về phương pháp này không?

Muốn biết Không muốn biết

Câu 8: Thầy (cơ) có khó khăn gì khi áp dụng phương pháp ?

…………………………………………………………………………………

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp tri thức lí luận văn học ở phần tri thức đọc – hiểu với quá trình dạy học tác phẩm văn xuôi cụ thể trong chương trình ngữ văn 12 nâng cao (Trang 97)