Những vấn đề chung của thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp tri thức lí luận văn học ở phần tri thức đọc – hiểu với quá trình dạy học tác phẩm văn xuôi cụ thể trong chương trình ngữ văn 12 nâng cao (Trang 93 - 95)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.Những vấn đề chung của thực nghiệm

Sau khi thiết kế giáo án thể nghiệm tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn, chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng trên đối tượng học sinh lớp 12, trường THPT Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

3.2.1. Mục đích thực nghiệm

Việc dạy thể nghiệm tích hợp lí luận văn học ở phần tri thức đọc - hiểu với quá trình dạy học tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn trong chương trình Ngữ văn 12 - Nâng cao hướng tới mục đích sau:

Kiểm chứng, xác nhận tính đúng đắn và tính khả thi của việc dạy học sinh lớp 12 Nâng cao tích hợp lí luận văn học ở phần tri thức đọc - hiểu với quá trình dạy học văn xi và ở đây chúng tôi thử nghiệm qua tác phẩm

Thuốc của Lỗ Tấn. Kết quả thực nghiệm sẽ xác nhận giá trị khoa học và thực

tiễn của những đề xuất đổi mới dạy học.

Kiểm chứng, xác nhận tính đúng đắn và tính khả thi của bài thiết kế theo phương hướng đã đề ra: việc tổ chức hoạt động học tập tác phẩm trên cơ sở tích hợp lí luận văn học ở phần tri thức đọc - hiểu với quá trình dạy học tác phẩm văn xi 12 Nâng cao, sẽ hình thành và phát triển ở học sinh phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn xuôi, giúp các em trở thành chủ thể tích cực, sáng tạo trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tác phẩm văn học trong nhà trường.

Tiếp thu ý kiến phản hồi từ phía giáo viên và học sinh trong q trình thực nghiệm để điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện những đề xuất đổi mới về cách khai thác tác phẩm, cách tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh.

Đi đến những kết luận có căn cứ về kết quả nghiên cứu, là gợi ý để người nghiên cứu có thể tiếp tục suy nghĩ về phương pháp dạy học các tác phẩm văn xi trong chương trình Ngữ văn 12 nâng cao theo hướng tích hợp với lí luận văn học ở phần tri thức đọc - hiểu.

3.2.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm

3.2.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Giáo viên và học sinh lớp 12 ở trường THPT Lý Thường Kiệt, Long Biên, Hà Nội.

Chọn địa bàn thực nghiệm này, chúng tơi muốn tìm hiểu khả năng tiếp nhận tác phẩm văn xi trong chương trình Ngữ văn 12 Nâng cao nói chung, tiếp nhận tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn nói riêng theo định hướng đổi mới tích hợp lí luận văn học ở phần tri thức đọc - hiểu của học sinh nơi chúng tơi cơng tác và có điều kiện làm việc với giáo viên. Các lớp được chọn cũng đáp ứng

được yêu cầu: đảm bảo cơ sở vật chất cho việc dạy học. Giáo viên được mời dạy học là những người có trình độ chun mơn, yêu nghề, tâm huyết với nghề, có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình đổi mới phương pháp dạy học.

3.2.2.2. Thời gian thực nghiệm

Theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo đối với môn văn lớp 12 Nâng cao, tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn được dạy vào tiết 113,114 chương trình học kì II. Vì thế để việc thực nghiệm diễn ra thuận tiện, hiệu quả chúng tôi chọn thời gian thực nghiệm vào đầu tháng 4 năm 2016. Đây là thời điểm thích hợp nhất vì một mặt vừa theo sát chương trình, mặt khác giáo viên dạy thực nghiệm và tác giả luận văn vẫn có đủ thời gian xin ý kiến nhận xét và rút kinh nghiệm nhằm giúp cho giáo án được hoàn thiện, đề tài có thể áp dụng và phổ biến rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp tri thức lí luận văn học ở phần tri thức đọc – hiểu với quá trình dạy học tác phẩm văn xuôi cụ thể trong chương trình ngữ văn 12 nâng cao (Trang 93 - 95)