CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Một số phương pháp tích hợp lí luận văn học ở phần tri thức đọ c hiểu
với q trình dạy học các tác phẩm văn xi cụ thể trong CTNV - 12 NC
2.2.1. Tích hợp "xi chiều", từ đọc - hiểu tác phẩm tới tổng kết tri thức lí luận văn học
Giáo viên khi giảng dạy Ngữ văn cần có phương pháp phù hợp với từng bài, từng tuần, từng phân môn trong từng thời điểm và với mỗi đối tượng cụ thể. Để có những giờ dạy theo quan điểm tích hợp đạt kết quả cao, giáo viên phải biết lựa chọn các khía cạnh để tích hợp. Nội dung tích hợp cho cả ba phân mơn là rất phong phú. Có thể tích hợp trong từng thời điểm như một tiết
học, một bài học, đây là tích hợp ngang. Phân mơn làm văn cũng có thể tích hợp với giờ Văn, giờ tiếng Việt; có thể tích hợp với các bài học khác khác. Nhìn chung nếu giáo viên biết cách liên hệ, kết nối hợp lý, nhuần nhuyễn thì hiệu quả dạy học sẽ tăng lên rõ rệt, nhất là phát huy được vai trò chủ thể, sáng tạo của học sinh.
Trong hệ thống câu hỏi đọc - hiểu văn bản, ít nhiều cũng thực hiện yêu cầu tích hợp. Khi học các văn bản nghị luận đều có các câu hỏi liên quan đến lý thuyết văn nghị luận ở phần làm văn. Như vậy thì mỗi giáo viên chúng ta cần nhận thức rõ ý đồ của người soạn sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản theo phương pháp thích hợp, có thể sử dụng tích hợp như một phương án tối ưu. Cần khắc phục tình trạng xử lý bài học theo trạng thái tách rời nhau giữa ba phân môn như trước đây.
Bên cạnh vấn đề tích hợp trong từng thời điểm thì giáo viên có thể tích hợp theo từng vấn đề, lại cịn bao hàm cả tích hợp dọc. Tích hợp theo hướng này, giáo viên có thể vận dụng những kiến thức đã học hoặc sẽ học trong chương trình để dạy một đơn vị kiến thức nào đó. Có khi kiến thức tích hợp thuộc về chính phân mơn này, cũng có thể thuộc về các phân mơn khác. Điều quan trọng là giáo viên phải thực sự linh hoạt. Đối với các đơn vị kiến thức cũ (đã dạy), giáo viên dùng để tích hợp nhằm củng cố ơn tập, so sánh đối chiếu, đồng thời rèn cho học sinh ý thức và kỹ năng vận dụng cái đã biết để xử lý các vấn đề trước mắt, hình thành cái cần biết. Đối với các đơn vị kiến thức sẽ hình thành (sẽ dạy), giáo viên đưa ra để gợi mở, giúp học sinh hình dung được mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức trong chương trình, đồng thời qua đó khơi gợi được tinh thần ham hiểu biết, muốn được khám phá trong học sinh - tức là tăng hứng thú cho người học, người tiếp nhận tri thức. Hướng tích hợp này góp một phần rất lớn, quan trọng trong việc tăng thêm hiệu quả của quá trình dạy học Ngữ văn.
Tích hợp trong giờ văn có thể theo nhiều cách khác nhau, một trong những phương pháp tích hợp dễ làm, dễ hiểu cho cả giáo viên và học sinh là tích hợp
"xi chiều". Tích hợp "xi chiều" là sự tích hợp từ đọc - hiểu tác phẩm tới tổng kết tri thức lí luận văn học, từ tri thức đọc - hiểu trong bài học giáo viên hướng dẫn các em tổng kết các tri thức lí luận văn học. Phương pháp này diễn ra thường xuyên đối với từng bài học và nội dung tích hợp quan trọng có thể tìm thấy kết quả ngay trong tiết học đó. Khi tiến hành tích hợp, giáo viên cần xác định ý trọng tâm để đi đến vấn đề lí luận. Trong trường hợp này, nếu không xác định được vấn đề trọng tâm để đi tới nội dung lí luận, giáo viên sẽ rơi vào trạng thái khoe khoang kiến thức không cần thiết. Bởi lẽ, ở mỗi tác phẩm đều có ít hay nhiều vấn đề, trong đó khơng phải vấn đề nào cũng chính, cũng quan trọng. Mà các vấn đề ấy không giúp học sinh tổng kết được tri thức lí luận trong bài học để đi tới thực tiễn, mà chỉ manh mún, có người hướng dẫn thì học sinh làm được nhưng khơng có thì người học lại lúng túng. Chính người viết đã từng gặp hiện tượng học sinh nắm nội dung các tác phẩm rất sâu nhưng khi hỏi đến vấn đề lí luận thì ấp úng, lúng túng.
Ví dụ khi học tác phẩm Vợ nhặt, học sinh có thể khai thác rất kĩ tình
huống truyện như: nhan đề tác phẩm, tình huống nhặt vợ, ai là người được vợ? Nhặt được trong hoàn cảnh như thế nào? Người vợ được nhặt ra sao? Bối cảnh xã hội... các em cũng khai thác rất hay về ý nghĩa của tình huống truyện, thơng điệp mà Kim Lân muốn gửi gắm. Nhưng để hỏi cụ thể tình huống truyện là gì, thì các em lại ấp úng và khó có câu trả lời chính xác. Như vậy nếu khơng nắm rõ tri thức lí luận về tình huống truyện thì các em chỉ thấy cây mà khơng thấy rừng, đi đến tác phẩm khác, tìm hiểu đối tượng khác các em lại vướng phải những khó khăn, vướng mắc khác. Kim Lân là một cây bút khá đặc biệt của văn xuôi hiện đại Việt Nam trước và sau Cách mạng Tháng Tám. Thế giới nghệ thuật của ông thường là khung cảnh nông thơn, trong đó hình tượng người nơng dân được ơng thể hiện bằng những góc nhìn khá đặc biệt. Có thể nói, Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với “đất”, với “người”, với cái “thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn. Như vậy nếu nắm được về tác giả học sinh sẽ tìm hiểu được khá đầy đủ tinh thần sáng tác của nhà văn.
Đọc Vợ nhặt, ngoài ấn tượng về câu chuyện “nhặt vợ” đầy éo le nhưng hết sức thú vị của nhân vật Tràng qua cái nhìn vừa xót xa vừa hóm hỉnh của Kim Lân, nếu tinh ý, người đọc sẽ nhận ra cách thể hiện chân dung nhân vật rất độc đáo của ông. Không nhiều lời, cũng không cố ý vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh nhân vật trịn trịa bằng những ngơn từ sáo mòn. Kim Lân vẽ mà như không vẽ. Nhân vật của ông hiện ra qua những từ láy rất tự nhiên nhưng đầy ám ảnh. Có thể khẳng định, với truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã tạo dựng cho mình một chỗ đứng bền lâu trong lịng người đọc bởi truyện đặt ra một vấn đề mang tính nhân văn sâu sắc và chuyển tải vấn đề ấy bằng một giọng văn hóm hỉnh, nhẹ nhàng; bởi cách thể hiện chân dung các nhân vật rất đặc biệt tác giả qua một hệ thống từ láy dày đặc trong tác phẩm. Vì vậy, khi tìm hiểu Vợ nhặt, chúng ta cần lưu ý khai thác cách sử dụng từ láy rất độc đáo và tinh tế này của nhà văn để giúp học sinh hiểu các nhân vật sâu sắc hơn. Cách khai thác chân dung các nhân vật trong Vợ nhặt theo hướng này, giúp giáo viên và học sinh vận dụng phương pháp giảng dạy, học tập theo hướng tích hợp các phân môn trong bộ môn Ngữ văn.
Chiếc thuyền ngồi xa có hai câu chuyện lồng vào nhau, câu chuyện của nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng đi săn ảnh nghệ thuật và câu chuyện của một gia đình hàng chài tình cờ Phùng chứng kiến trong chuyến công tác ấy đã làm trong anh có thay đổi suy nghĩ về nghệ thuật, cuộc sống và con người.
Theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng xách máy ảnh đến một vùng phá nước miền Trung (cũng là về thăm một vùng chiến trường cũ) để chụp bổ sung cho bộ ảnh lịch nghệ thuật. Sau nhiều ngày "phục kích", Phùng bắt gặp "một cảnh đắt trời cho" - "một bức tranh mực tầu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhịe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào", "toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và tồn bích khiến đứng trước nó tơi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào".
Tâm hồn người nghệ sĩ đã rung động thật sự trước vẻ đẹp một tuyệt tác "có một khơng hai" của thiên nhiên và một niềm xúc cảm thẩm mỹ cao độ đã làm anh ngây ngất. Trong đời một người bình thường, được rung động trước vẻ đẹp của tạo hóa đã là một niềm hạnh phúc lớn. Huống chi, đây là người nghệ sĩ - những con người tự nguyện "bị trời đày" vì cái Đẹp - có được một khoảnh khắc rung cảm như thế, tưởng có chết cũng khơng ân hận. Đó chính là cái duyên mà khơng phải ai cũng có được trong cuộc đời.
Trong giây phút ấy, người nghệ sĩ đã "khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn", "phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức". Trong khi thụ cảm cái Đẹp, Phùng còn chạm tới cái Chân, cái Thiện của cuộc đời, anh cảm thấy tâm hồn như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khơi. Đó chính là sức mạnh thanh lọc tâm hồn con người của cái đẹp. Ở chi tiết này Nguyễn Minh Châu còn gửi đến người đọc một thơng điệp muốn có được tác phẩm nghệ thuật để đời, bản thân người nghệ sĩ phải trải qua một quá trình lao động nghệ thuật đầy khổ hạnh. Nếu biết tích hợp khéo thì ta còn cho các em thấy được quan niệm nghệ thuật của người nghệ sĩ (như các tác phẩm: Chữ người tử tù, Hai đứa trẻ.) về nghề và về cái đẹp, về sự sáng tạo nghệ thuật.
Thế nhưng, khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ, nghệ sĩ Phùng lại phải chứng kiến một cảnh tượng thật "trớ trêu và bất ngờ": Đằng sau bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ấy là cảnh lão đàn ông rút phắt chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà. Ngạc nhiên hơn nữa là người phụ nữ không chạy, không kêu, không chống trả, dường như chị q quen nên khơng có cảm giác đau đớn. Chỉ đến khi thằng con vì tình thương dành cho người mẹ, chống trả lại người cha thì lúc đó người mẹ thật sự đã vướng vào nỗi đau tột đỉnh.
Ba hôm sau, trên "bãi xe tăng hỏng" ấy (nơi mà chiến tranh chống Đế quốc đã lùi xa nhưng một cuộc chiến khác lại bắt đầu, cuộc chiến chống đói nghèo, thất học lam lũ, cuộc chiến chống lại phần con trong mỗi phần người), lại tái diễn cảnh bạo lực gia đình, lần này có thêm đứa con gái lớn xuất hiện để tước
cái dao găm trong cạp quần đùi của thằng Phác. Phùng khi chứng kiến nỗi đau của gia đình ấy đã can thiệp và phải vào trạm xá vì nện nhau với gã đàn ông vũ phu. Đẩu, bạn chiến đấu cũ của Phùng, chánh án tòa án huyện "triệu tập" người đàn bà lên, đầy giận dữ: "Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng (...) chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu!". Bất ngờ thay, người đàn bà "chắp tay lại vái lia lịa: Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó...".
Câu chuyện trớ trêu của gia đình hàng chài làm dấy lên ở Phùng rất nhiều phản ứng với những nghĩ suy khác nhau. Tại tòa án huyện, trước cách ứng xử của người đàn bà, lúc đầu Phùng thấy "gian phịng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết khơng khí, trở nên ngột ngạt q", sau thì cảm nhận "một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ". Cái "mới vừa vỡ ra" trong Đẩu (và Phùng) được Nguyễn Minh Châu để ngỏ - đó là cách để ký thác những băn khoăn của nhà văn về con người và cuộc đời. Con người, nhất là những người phụ nữ không hạnh phúc, thường không đơn giản; tâm hồn họ lại càng khơng giản đơn, cách hành xử của họ có khi khơng theo cái logic thơng thường của lý trí mà theo cái lý của trái tim, của tình cảm con người. Bề ngồi có thể họ có vẻ ngờ nghệch đến mức khó chấp nhận (ngồi thu lu vào chân tường, mép ghế...) nhưng trong chiều sâu tâm hồn, họ "sắc sảo", "thâm trầm", "thấu hiểu lẽ đời" đến không ngờ. Đằng sau sự "cam chịu" rất phi lý của người đàn bà hàng chài là lòng thương con, là đức hy sinh, bởi vì "đám đàn bà hàng chài ở thuyền cần phải có người đàn ơng để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa", bởi lẽ sống của họ là vì con chứ khơng vì mình. Chị, người phụ nữ khơng tên ấy, là người phụ nữ thất học khi đứng trước cơng đường uy nghiêm, rón rén khi ngồi vào mép ghế, thậm chí ngồi ở góc nhà nhưng khi gia đình của chị, những đứa con của chị đứng trước khó khăn lúc này ta thấy chị vụt trở thành con người khác. Ta cũng không thể không để ý đến ngơn ngữ của chị khi thì con – q
tòa song lại chị và các chú. Con với quý tịa là hình ảnh của người phụ nữ thất
học và cam chịu nhưng khi những đứa con của chị đứng trước khó khăn, con thuyền của chị có thể thiếu người đứng mũi thì chị lại trở nên mạnh mẽ khác thường, chị và các chú.
Cuộc đời, trong triết lý của Nguyễn Minh Châu, cũng như con người, là cả một thế giới biểu hiện rất đa diện, chuyển động đa chiều. Lão đàn ông "độc ác và tàn nhẫn nhất thế gian ấy" hóa ra vốn là "anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm", quất vợ bằng "chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa" nhưng hóa ra lại "nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính". Anh ta nhiễm "thói tàn nhẫn của dân đàn ơng đánh cá trong vùng địa phương này - do phong tục để lại", nhưng khác là trong khi những người đàn ông hàng chài thường giải tỏa nỗi khổ trong rượu thì hắn lại xả stress lên người vợ chỉ có một cái lỗi là "đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật". Đánh vợ "man rợ, tàn bạo", "vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két" nhưng lại "nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn" (Sự "rên rỉ đau đớn" của hắn phải chăng có cái gì đó giống với sự nức nở của nhà văn Hộ khi tỉnh ra nhớ lại mình đã tệ bạc với vợ con trong tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao?). Hắn chọn đánh vợ như một cách giải tỏa tâm lí; hỡi ôi! Thật đáng buồn. Hóa ra, hắn ta cũng là nạn nhân đáng thương của "cái sự lạc hậu", hắn vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của nạn bạo lực gia đình cũng chính hắn mang đến khổ đau cho gia đình nhỏ bé, đầy bất hạnh của mình.
Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, Nguyễn Minh Châu muốn kí thác chân lý cuộc sống và nghệ thuật. Cuộc đời thì đa sự, con người thì đa đoan, hầu như không đơn giản, xuôi chiều mà luôn chứa đựng nghịch lý, luôn tồn tại những mặt đối lập tốt và xấu, thiện và ác, "trong con người đang sống lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ" (Bức tranh). Ranh giới ấy thật mong manh như sợi tóc. Như vậy qua việc đọc hiểu tác phẩm người tiếp nhận đã thấy được tính đa nghĩa của tác phẩm văn học, cảm nhận tác phẩm với độ sâu của nó.
Tính đa nghĩa của tác phẩm văn học biểu hiện ở chỗ tác phẩm có nhiều ý nghĩa khác nhau, có khi đối lập nhau, thậm chí có thể loại trừ nhau, nhưng mỗi ý nghĩa đều có cái lí riêng của nó.
Tính đa nghĩa của tác phẩm, một mặt do văn bản là tổ chức phức hợp gồm nhiều hiện tượng đời sống có quan hệ qua lại khác nhau, bản thân sự xuất hiện tác phẩm là sự khẳng định (hay phủ nhận) một ý nghĩa nào đó có trước trong đời sống; mặt khác, do mỗi lần đọc văn bản, người đọc lại phát hiện thêm một điều mới, tìm ra một tầng nghĩa mới. Tính đa nghĩa của tác phẩm