CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.3. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm
3.3.2. Tiết học thứ 2
1. Hoạt động 1. Tiếp tục thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề
1.1. HS làm việc theo nhóm, bố trí TN
Sau 1 tiết học ở buổi trƣớc, thái độ học tập của HS có bƣớc biến chuyển rõ rệt, chủ động, khẩn trƣơng hơn.
- Nhóm 2, nhóm 6 tiến hành TN rất tỉ mỉ, cẩn thận, phân cơng nhiệm vụ rõ ràng.
- Nhóm 1 nghiên cứu q trình đẳng nhiệt, song ngay từ đầu các em đã di chuyển pít-tơng rất nhanh làm cho nhiệt độ trong ống TN thay đổi đáng kể (20C) và các em tranh luận sôi nổi về giải pháp tiếp theo khắc phục sự cố này. Mặc dù khơng thống nhất ý kiến với nhau, nhóm vẫn tiến hành TN đo áp suất khi thay đổi thể tích V ở điều kiện nhiệt độ có sự biến đổi tƣơng đối.
- Nhóm 3, nhóm 4 cần đo đồng thời và nhanh các cặp giá trị p, t. HS
trong nhóm thống nhất ý kiến cao và hào hứng đọc các giá trị.
- Nhóm 5 có thái độ làm TN khác so với các nhóm khác. Có thể do đã quen phải vận dụng kiến thức để dự đoán diễn biến TN hoặc do trong thời gian ở nhà, đã tìm hiểu trƣớc kiến thức nên HS làm TN nghiên cứu quan hệ V – t trên cơ sở đã hình dung sẵn là đồ thị V – t sẽ là đƣờng thẳng. Đã chuẩn bị khá kĩ về dự kiến tiến hành nên các em cũng khơng gặp khó khăn lớn nào
trong quá trình TN.
1.2. HS thảo luận
Sau khi, thu thập đƣợc các số liệu thực nghiệm. Các nhóm HS cùng thảo luận để tìm ra quy luật về sự phụ thuộc giữa 2 đại lƣợng đang nghiên cứu.
- Nhóm 3, 4 (nghiên cứu q trình đẳng tích ), nhóm 5,6 nghiên cứu q trình đẳng áp đều dự đốn là p tỉ lệ thuận tới t ; V tỉ lệ thuận với t. Vì thấy trên bảng số liệu t tăng thì các đại lƣợng p hoặc V cũng tăng theo.
Lúc này, GV hỏi thêm về căn cứ để rút ra kết luận này. HS chỉ nói đƣợc là do quan hệ tăng giảm và sau đó, dự kiến kiểm tra thƣơng số p/t hoặc V/t
xem có khơng đổi khơng?
Hình 3.4. HS trình bày kết quả và đưa ra cách vẽ đồ thị p-T
- Nhóm 6 làm TN rất cẩn thận, tỉ mỉ nên thu đƣợc bảng số và đồ thị p –
t rất tốt. Nhóm 5 quá “mải mê” thu thập các số liệu nên chƣa kịp trình bày kết
quả TN trên phiếu báo cáo kết quả HĐ nhóm.
Nhóm 1 cũng tìm ra đƣợc bảng số liệu mà ở đó V tăng thì p giảm
nhƣng đồ thị thu đƣợc khác với đồ thị của nhóm 6. Các em tỏ ra không tin vào kết quả làm việc của nhóm 6. Tuy nhiên, trên thực tế, các em khơng tạo ra đƣợc điều kiện đẳng nhiệt, tích p.V trên bảng số sai khác nhau nhiều.
1.3. Nhận xét thời gian
HĐ này dự kiến thực hiện trong 25 phút và thực tế thời gian HĐ đối với mỗi nhóm là khác nhau: Nhóm 6 - 15 phút, nhóm 4 - 20 phút, nhóm 3, 5 - 25 phút và nhóm 1 – 30 phút, nhóm 2: khơng kịp vẽ đồ thị. Thực tế, thời gian GV sử dụng để tổ chức HĐ này là 30 phút.
Ba nhiệm vụ nghiên cứu của lớp đều có nhóm hoàn thành trƣớc thời gian dự kiến 25 phút. Nhƣ vậy, tiến trình này có thể coi là khả thi về mặt thời gian. Đối với các nhóm làm chậm do gặp các vấn đề nhất định về kĩ năng TN, để đảm bảo tiến độ giờ học, GV cũng không nhất thiết phải đợi nhóm làm việc xong mới tổ chức thảo luận. Các nhóm chƣa tiến hành xong TN có thể ở lại sau tiết học để làm thêm.
2. Hoạt động 2: Trình bày kết quả giải quyết vấn đề
Các nhóm tỏ ra rất tự tin, khơng chỉ trình bày kết quả nghiên cứu mà cịn trình bày cả q trình tƣ duy. Các nhóm khác sơi nổi thảo luận về kết quả TN và những nguyên nhân thành công, thất bại
Dự kiến thời gian cho HĐ này là 20 phút và thực tế thực hiện trong đúng 20 phút. Chúng tôi thực sự thấy bất ngờ về sự tiến bộ của HS trong việc diễn đạt ý kiến, quan điểm của mình. Đến đây, kết thúc tiết học thứ 2.