Mối quan hệ giữa tài liệu di sản văn hóa vật thể với kiến thức của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 trung học phổ thông tỉnh hải dương (Trang 29 - 31)

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.4. Mối quan hệ giữa tài liệu di sản văn hóa vật thể với kiến thức của

Do đặc trưng của việc học tập lịch sử, các loại tài liệu tham khảo (ngồi sách giáo khoa) góp phần nhất định vào việc khơi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ. Các loại tài liệu này là căn cứ khoa học, bằng chứng về tính chính xác, tính cụ thể, phong phú của sự kiện lịch sử mà học sinh cần thu nhận. Là một nguồn kiến thức quan trọng, tài liệu tham khảo cần được thẩm định, phân tích nội dung lựa chọn những phần chính xác, phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập của học sinh.

Sử dụng tài liệu tham khảo giúp học sinh có thêm cơ sở để hiểu bản chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài học lịch sử, rèn luyện cho học sinh thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy lịch sử. Tài liệu tham khảo là phương tiện có hiệu quả để hiểu rõ hơn sách giáo khoa, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông phản ánh những thành tựu của khoa học lịch sử. Điều đó có nghĩa là bộ mơn lịch sử phản ánh toàn diện các sự kiện, hiện tượng về cơ sở kinh tế, đấu tranh xã hội, vừa bao gồm nội dung của kiến thức thượng tầng, tình hình sản xuất, quan hệ sản xuất. Như vậy, nội dung lịch sử mà HS được học bao gồm các lĩnh vực của đời sống xã hội loài người như kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật. Những nội dung này có quan hệ gắn bó với nhau. Do đó, trong q trình dạy học lịch sử nói chung, dạy học lịch sử dân tộc nói riêng, giáo viên chú ý các mối quan hệ của các vấn đề lịch sử, cũng như mối quan hệ nội tại giữa các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để tổ chức cho HS lĩnh hội một hệ thống tri thức hoàn chỉnh. Những nội dung này được thể hiện một phần trong các DSVH, việc sử dụng các DSVH trong dạy học bộ mơn có ưu thế thể hiện rõ các mặt của bối cảnh xã hội xảy ra sự kiện, cũng như quá trình thay đổi và phát triển của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử. Do vậy, nếu tổ chức tốt cho HS học tập với DSVH nói chung, DSVH vật thể nói riêng sẽ giúp cho HS có nhận thức tồn diện các sự kiện, hiện tượng lịch sử với đặc trưng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, về nghệ thuật và khoa học kỹ thuật của từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử.

Các DSVH vật thể được hình thành và lưu giữ ở mỗi địa phương đều gắn với những sự kiện lịch sử cụ thể. Bản thân mỗi DSVH vật thể cũng phần nào phản ánh hồn cảnh xã hội tạo nên nó. Mỗi DSVH vật thể đều chứa đựng một hoặc vài sự kiện lịch sử trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, không trùng nhau cả về thời gian và tính chất.

Tài liệu về DSVH vật thể góp phần làm sáng tỏ những DSVH vật thể - chứa đựng ở trong đó một hoặc vài sự kiện lịch sử trong tiến trình lịch sử dân tộc. Do đó, trong q trình học tập, khi học sinh được tiếp xúc, được tìm hiểu, được nghiên cứu các tài liệu về DSVH vật thể sẽ cung cấp cho các em những kiến thức cụ thể về từng DSVH vật thể - một phần của kiến thức lịch sử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 trung học phổ thông tỉnh hải dương (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)