Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 trung học phổ thông tỉnh hải dương (Trang 95 - 122)

2.6. Thực nghiệm sư phạm

2.6.3. Phương pháp thực nghiệm

Việc tiến hành thực nghiệm được tiến hành như sau: chúng tôi chọn một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm chúng tôi tiến hành sử dụng tài liệu về DSVH vật thể ở địa phương trong bài học lịch sử như trong luận văn đã nêu. Còn lớp đối chứng GV sử dụng giáo án bình thường, khơng sử dụng tài liệu về DSVH vật thể ở địa phương trong bài học lịch sử theo các biện pháp mà luận văn đã đưa ra.

Địa bàn thực nghiệm: ở trường THPT Nguyễn Trãi thành phố Hải Dương, lớp 10 Toán là lớp thực nghiệm, lớp 10 Lý là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được lựa chọn theo nguyên tắc: sĩ số bằng nhau, trình độ nhận thức, kết quả học tập khơng có sự chênh lệch đáng kể. Môi trường sống tương đương nhau.

- Người thực nghiệm: GV Lịch sử Nguyễn Thị Thanh

- Giáo án thực nghiệm của bài đã được trao đổi, thảo luận với cô Thanh phụ trách giảng dạy lịch sử tại hai lớp này. Cô đã nắm rõ ý đồ của tác giả và sử dụng các biện pháp một cách thuần thục

- Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm.

Sau khi tiến hành bài học thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra hoạt động nhận thức của HS ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm đã chọn. Các lớp này đều có chung một đề kiểm tra và thời gian tiến hành kiểm tra đánh giá như nhau (15 phút). Mục đích của kiểm tra là đánh giá kết quả nhận thức của HS ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng.

Việc đánh giá được dựa trên các tiêu chí và thang điểm (thang điểm 10) như sau:

- Điểm 9, 10: Bài làm đảm bảo tốt các yêu cầu về số lượng và chất lượng kiến thức (kiến thức đủ, đúng, chính xác, chặt chẽ?

- Điểm 7, 8: Bài thể hiện sự hiểu bài song số lượng câu trả lời đúng ít hơn só với bài đạt điểm 9, 10; phần trình bày chưa đủ, cịn thiếu sót.

- Điểm 5, 6: Bài có số lượng câu trả lời đúng ít hơn so với bài đạt điểm 7, 8; bài làm đã cho thấy sự tiếp nhận được kiến thức của HS nhưng chưa sâu.

Xếp loại theo thang điểm: Giỏi: Điểm 9, 10

Khá: Điểm 7, 8

Trung bình: Điểm 5, 6

Bảng 2.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm

Tên trường Lớp Số HS Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 THPT Nguyễn Trãi Thực nghiệm 32 0 0 0 0 0 6 7 7 9 3 0 Đối chứng 30 0 0 0 0 0 8 9 6 6 1 0 Bảng 2.3. Bảng tổng hợp tính theo phần trăm (%) Tên trường Lớp Số HS Mức độ Trung bình (%) Khá (%) Giỏi (%) THPT Nguyễn Trãi Thực nghiệm 32 40,6 50 9,4 Đối chứng 30 56,7 40 3,3

Bảng 2.4. Độ chênh lệch điểm kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Lớp Tổng điểm Số HS Điểm trung

bình Mức chênh lệch 12 Toán 220 32 6,87 0,44 12 Lý 193 30 6,43

Từ bảng trên chúng tôi nhận thấy kết quả kiểm tra của các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể:

- Điểm giỏi, khá lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là: 16,1% - Điểm trung bình lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là: 16,1% Ở lớp thực nghiệm 10 Tốn, GV có sử dụng các tài liệu về DSVH vật thể địa phương nên giờ học tạo sự hứng thú, tích cực tham gia vào bài học của HS. Tổng số bài kiểm tra thu được là 32 bài trong số đó bài đạt được điểm giỏi là 3 (9,4%), điểm khá là 16 (50%), bài đạt điểm trung bình là 13 (40,6%).

Ở lớp đối chứng 10 Lý, GV vẫn dạy theo cách thông thường theo kiểu thông báo kiến thức, “thầy đọc trị chép”, chưa có sự tương tác qua lại liên tục giữa HS và GV nên hiệu quả bài học chưa cao. Tổng số bài kiểm tra thu được là 30 trong đó bài đạt loại giỏi là 1 (3,3%), số bài đạt điểm khá là 12 (40%), số bài đạt điểm trung bình là 17 (56,7%).

Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy HS ở lớp thực nghiệm hiểu sâu hơn, nắm chắc kiến thức hơn so với HS ở lớp đối chứng. Độ tin cậy về “biết” và “hiểu” lịch sử của HS lớp thực nghiệm cũng cao hơn so với HS lớp đối chứng. Khi chấm bài cho thấy hình thức trình bày, chất lượng câu trả lời của HS lớp thực nghiệm rất tốt, ít có sự nhầm lẫn về kiến thức.

Bên cạnh việc sử dụng phương pháp toán học để thống kê, phân tích kết quả học tập của HS về mặt định lượng, chúng tơi cịn tiến hành trao đổi ý kiến với GV tham gia thực nghiệm để xem xét kết quả về mặt định tính. Đây

là những căn cứ giúp chúng tơi có thể rút ra những kết luận khách quan và chính xác. Thứ nhất, GV thực nghiệm khẳng định tài liệu DSVH vật thể địa phương đưa vào bài học là vừa đủ, không ôm đồm, không dàn trải, không làm nặng thêm giờ học. Các biện pháp sư phạm thể hiện trong thực nghiệm đã thực sự tạo ra được hứng thú học tập, bài giảng chẳng những không nặng nề mà trái lại làm cho HS hết sức thoải mái khi tiếp cận với nguồn tài liệu liên quan trực tiếp đến địa phương, quê hương mình. Vì vậy các em rất tích cực chủ động trong lĩnh hội kiến thức. Thứ hai, GV cũng cho rằng, tài liệu DSVH vật thể ở địa phương sử dụng trong dạy học LSVN có tác dụng rõ rệt đối với HS trên cả 3 mặt: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Tuy nhiên, để có nguồn tài liệu DSVH vật thể trong dạy học đòi hỏi GV phải đầu tư thời gian trong việc sưu tầm, lựa chọn.

Tóm lại, trên cơ sở thực nghiệm, xử lý kết quả và tiến hành trao đổi với GV, chúng tơi có thể kết luận rằng sử dụng tài liệu DSVH vật thể địa phương trong dạy học LSVN nếu được chuẩn bị chu đáo từ khâu sưu tầm, với các biện pháp sử dụng có mục đích, phù hợp, sáng tạo sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

KẾT LUẬN

Trong dạy học LSVN ở trường phổ thông, vấn đề khai thác và sử dụng các loại tài liệu tham khảo, trong đó có tài liệu về DSVH vật thể địa phương là rất cần thiết. Nguồn tài liệu về DSVH vật thể địa phương phong phú, đa dạng, nếu được khai thác và sử dụng hợp lý trong dạy học LSDT sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Tài liệu DSVH vật thể địa phương cung cấp cho HS những hiểu biết sinh động, có hệ thống về DSVH vật thể địa phương, đồng thời góp phần bổ sung, cụ thể hóa LSDT, đặc biệt hiểu được mối dây liên hệ ràng buộc gắn bó, sự tác động qua lại giữa DSVH vật thể địa phương với LSĐP, LSDT, làm cho kiến thức bài giảng LSDT trở nên gần gũi, có sức hấp dẫn, thuyết phục. Qua đó, bồi dưỡng cho HS niềm tự hào về quá khứ hào hùng của cha ông, giáo dục cho các em tình yêu quê hương, đất nước. Đồng thời giúp các em nhận thức đầy đủ hơn ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn những giá trị truyền thống, DSVH quý báu mà cha ông để lại.

Việc xác định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu về DSVH vật thể địa phương trong dạy học LSDT xuất phát từ yêu cầu giáo dục nói chung, giáo dục lịch sử nói riêng, nhằm góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có năng lực chun mơn, có ý thức và năng lực thích ứng với mọi hồn cảnh. Sử dụng có hiệu quả tài liệu DSVH vật thể địa phương trong dạy học LSVN sẽ góp phần phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện kỹ năng tư duy và kỹ năng thực hành bộ môn cho HS, đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH, nhất là dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức

Muốn nâng cao được hiệu quả dạy học LSDT, trước hết GV phải nắm vững hệ thống cơ sở lý luận phương pháp dạy học bộ mơn, trong đó có việc nâng cao nhận thức và sử dụng tài liệu về DSVH vật thể địa phương cùng với các loại tài liệu tham khảo khác một cách hợp lý, có hiệu quả. Từ kết quả điều tra thực tiễn việc sử dụng tài liệu DSVH vật thể địa phương trong dạy học

LSVN, chúng tôi khẳng định sự cần thiết của việc sử dụng các nguồn tài liệu DSVH vật thể địa phương trong dạy học LSDT (từ việc sưu tầm, lựa chọn đến sử dụng trong dạy học).

Để xác định nguồn tài liệu phục vụ tốt nhất cho việc dạy học lịch sử phải bám sát nội dung SGK, xác định hệ thống kiến thức cơ bản mà HS cần nắm, từ đó sưu tầm, sử dụng tài liệu về DSVH vật thể địa phương một cách thích hợp. Như vậy, phải xác định được mối quan hệ, tác động qua lại giữa DSVH vật thể với LSDT. Khi sưu tầm và lựa chọn tài liệu phải trả lời được các câu hỏi “mục đích sử dụng?”, “sử dụng cho đơn vị kiến thức nào?”, “sử dụng như thế nào?”… Đây là cách làm một mặt thể hiện tính khoa học, mặt khác thể hiện ý thức trách nhiệm của GV trong quá trình giảng dạy.

Trong quá trình tiến hành dạy học LSDT, cần khắc phục việc biến giờ dạy học LSDT thành giờ học về di sản văn hóa. Khi sử dụng tài liệu về DSVH vật thể địa phương phải luôn xem đây là một nguồn nhận thức, hỗ trợ cho việc dạy học LSDT. Trong sử dụng tài liệu DSVH vật thể địa phương, GV có thể hướng dẫn cho HS đọc, có thể để tường thuật, đùng để nêu vấn đề, thảo luận… nhằm tạo hứng thú học tập. Mỗi biện pháp sư phạm đều có những ưu thế cũng như nhược điểm riêng, khơng có biện pháp, PPDH nào là vạn năng. Vì vậy, khi sử dụng tài liệu DSVH vật thể địa phương trong dạy học LSVN, GV phải đầu tư thời gian, công sức từ việc xác định mục đích, nội dung bài học đến việc lựa chọn các loại tài liệu và sử dụng chúng một cách linh hoạt. Mặt khác, để phát huy tính tích cực nhận thức cho HS, GV phải tổ chức, thu hút HS vào nhiệm vụ giờ học, tự mình phát hiện, giải quyết vấn đề trong sự hợp tác, hỗ trợ của tập thể lớp dưới sự hướng dẫn của GV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn). 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thơng - mơn

Lịch sử. Nxb Giáo dục Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Tài

liệu tập huấn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông.

4. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả

dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm.

5. Nguyễn Thị Côi (chủ biên) (1996), Bài học lịch sử ở trường phổ thông

trung học. Nxb Đại học Huế.

6. Đặng Việt Cường (chủ biên) (2010), Côn Sơn – Kiếp Bạc Di tích và

danh thắng. Nxb Sở VHTT&DL Hải Dương.

7. N.G. Đairi (1978), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?. Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

8. Kharlamốp I.F (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như

thế nào? (tập 2). Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Lê Thị Hài (2010), Sử dụng di tích lịch sử địa phương trong dạy học lịch

sử Việt Nam ở trường THPT tỉnh Hưng Yên. Luận văn Thạc sĩ giáo dục.

10. Tăng Bá Hoành (chủ biên) (1998), Hải Dương di tích và danh thắng

(tập I). Nxb Sở VHTT&DL Hải Dương.

11. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và

SGK. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

12. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại – lý luận, biện pháp, kỹ

thuật. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Kiều Thế Hưng (1999), Hệ thống thao tác sư phạm trong dạy học sách

sử ở trường phổ thông trung học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. I.Ia.Leene (1992), Phát triển tư duy học sinh trong dạy học lịch sử. Nxb

15. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2004), Đổi mới phương pháp dạy học Lịch

sử ở trường phổ thông (tập I, II). Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

16. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2002), Một số chuyên đề phương pháp dạy

học lịch sử. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

17. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2009), Phương pháp dạy học Lịch sử tập

I,II. Nxb Đại học Sư phạm.

18. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2008), Đổi mới nội dung và phương pháp

dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

19. Luật Di sản văn hóa (2009). Nxb Văn hóa Thơng tin.

20. Phạm Văn Mạo (2014), Tổ chức học tập với di sản văn hóa vật thể ở địa

phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 trường THPT (chương trình chuẩn) tỉnh Hải Dương. Luận văn Thạc sĩ giáo dục.

21. Phan Trọng Ngọ (2000), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà

trường. Nxb Đại học Sư phạm.

22. Nguyễn Ngọc (1985), Lý luận dạy học đại cương (tập II). Nxb Giáo dục. 23. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học (tập I). Nxb Giáo dục. 24. Lê Khắc Nhã, Hoàng Triều, Hoàng Trọng Hanh (1961), Sơ thảo các

phương pháp dạy học Lịch sử phổ thông cấp II, III. Nxb Giáo dục.

25. Hoàng Phê (chủ biên) (2005), Từ điển tiếng Việt. Nxb Từ điển Bách Khoa. 26. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận và dạy học đại cương (tập 1, 2).

Trường Cán bộ quản lý giáo dục Trung ương.

27. Jean Marc Dénommé et Madeleine Roy (2009), Sư phạm tương tác một

tiếp cận khoa học thần kinh về học và dạy. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Đặng Đình Thể (chủ biên) (2010), Hải Dương di tích và danh thắng

(tập II). Nxb Sở VHTT&DL Hải Dương.

29. Lệ Thị Thảo (2014), Sử dụng di tích lịch sử - cách mạng ở địa phương

trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 lớp 12 trung học phổ thơng tỉnh Tun Quang (chương trình chuẩn). Luận văn Thạc sĩ giáo dục.

30. Tỉnh ủy – HĐND – UBND tỉnh Hải Dương (2008), Địa chí Hải Dương

(tập I, II). Nxb Chính trị Quốc gia.

31.Trần Văn Trị (chủ biên) (1966), Phương pháp giảng dạy lịch sử (tập II).

Nxb Đại học Sư phạm.

32. Hồng Thanh Tú (2012), Phương pháp ơn tập Lịch sử ở trường THPT,

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

33. Thái Duy Tuyên (2000), Giáo dục học hiện đại. Nxb Đại học Quốc Gia

Hà Nội.

34. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại.

Nxb Giáo dục.

35. Trịnh Đình Tùng (chủ biên), Trần Viết Thụ, Đặng Văn Hồ, Trần Văn

Cường (2006), Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung

học cơ sở. Nxb ĐHSP, Hà Nội.

36. Trịnh Đình Tùng (chủ biên) (2014), Đổi mới phương pháp dạy học lịch

sử. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

37. Trịnh Đình Tùng, Đổi mới dạy học lịch sử lấy người học là trung tâm.

Nxb ĐHSP, Hà Nội.

38. Trịnh Đình Tùng (2007), “Để nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử ở

trường phổ thơng”, Tạp chí Giáo dục, số 155

39. “Đặt đúng vị thế và chức năng môn lịch sử trong hệ thống giáo dục phổ

thông”, Báo điện tử Báo Mới, ngày 18/8/2012.

40. “Giáo dục di sản trong nhà trường tại Việt Nam”, Báo điện tử Đảng

Cộng sản Việt Nam, ngày 7/3/2012.

41. “Học sinh “quay lưng” với môn Sử”, Báo điện tử Chính phủ, ngày

12/3/2014.

42. “Môn thi đạt “kỷ lục” chất lượng yếu kém”, Báo Dân trí online, ngày

5/12/2009.

43. “Thế hệ trẻ cần được giáo dục về văn hóa di sản”, Báo Dân trí online,

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

(HS THPT NGUYỄN TRÃI – TP HẢI DƯƠNG – HẢI DƯƠNG) Bài 20: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC

TRONG CÁC THẾ KỈ X-XV

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học, học sinh có khả năng:

- Trình bày được sự phát triển của các tư tưởng, tôn giáo (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo) ở nước ta tư thế kỉ X- XV. Nhận xét vị trí của Phật giáo ở thời kì này. - Nêu được những thành tựu nổi bật về giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật của nước ta trong các thế kỉ X – XV.

- Đánh giá được ý nghĩa sự phát triển văn hoá của nước ta trong các thế kỉ X – XV.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 trung học phổ thông tỉnh hải dương (Trang 95 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)