1.1. Cơ sở lí luận
1.1.5. Vai trò của việc sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể trong
học lịch sử ở trường phổ thông
Theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo: PPDH tích cực là chuyển từ dạy học thụ động sang dạy học phát huy tính chủ động sáng tạo của của học sinh làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ đề tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Thực chất là: Từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang mơ hình nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong đó chú ý đặc biệt đến phát triển tư duy...
Bộ môn lịch sử với những đặc thù riêng, ở các trường THPT trong những năm qua, các GV bộ mơn lịch sử đã có nhiều cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, tuy nhiên, với sự nhìn nhận, đánh giá khách quan, chúng ta thấy: hiệu quả giờ dạy lịch sử còn nhiều hạn chế, học sinh chưa yêu và ham học môn lịch sử, dư luận xã hội chưa cảm thông, chia sẻ những khó khăn của Ngành Giáo dục mặc dù Bộ GD-ĐT đã có nhiều cố gắng tìm ra những giải pháp tối ưu với mục đích: đổi mới phương pháp dạy học của tất cả các mơn học trong đó có bộ mơn lịch sử mà chúng ta đang đảm nhiệm.. Nhìn chung, về PPDH, các GV bộ mơn lịch sử các trường THPT vẫn chỉ dừng lại ở PPDH truyền thống với việc: giáo viên là người chủ động cung cấp kiến thức, thông qua các sự kiện, hiện tượng lịch sử, học sinh tiếp nhận thụ động. PPDH truyền thống chủ yếu là thông báo, miêu tả tường thuật, giải thích và rút ra kết luận...
PPDH tích cực khơng có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống mà là kế thừa, phát triển những mặt tích cực của hệ thống phương pháp dạy học đã truyền thống, đồng thời cần học hỏi, vận dụng một số PPDH mới việc dạy học theo hướng tích cực đã dần khắc phục những vấn đề mà PPDH cũ còn nhiều vấn đề chưa phù hợp. Cụ thể: Theo PPDH tích cực giáo viên dạy bộ mơn lịch sử phải là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, học
sinh chủ động tiếp nhận kiến thức và tự giác tìm tịi những kiến thức chưa biết. PPDH tích cực yêu cầu người thầy giáo phải kết hợp hài hòa nêu vấn đề với thông báo, gợi mở giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc có thể tự tranh luận với nhau và với cả giáo viên, qua đó học sinh tự rút ra kết luận cần thiết, lĩnh hội được nội dung bài học.
Việc sử dụng tài liệu di sản văn hóa vật thể trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông một là phương pháp vừa có yếu tố truyền thống cũng như yếu tố hiện đại. Sử dụng các nguồn tài liệu ngoài sách giáo khoa hỗ trợ cho q trình dạy học khơng phải là điều gì mới. Do đặc trưng của việc học tập lịch sử, các loại tài liệu tham khảo học tập khác góp phần nhất định nhất định vào việc khơi phục, tái hiện hình ảnh q khứ. Các loại tài liệu này là căn cứ khoa học, bằng chứng về tính chính xác, tính cụ thể, phong phú của sự kiện lịch sử mà học sinh cần thu nhận, nó giúp các em khắc phục việc “hiện đại hóa” lịch sử hoặc “hư cấu” sai sự thật. Việc sử dụng tài liệu tham khảo còn giúp học sinh có thêm cơ sở để nắm vững bản chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài học quan trọng của lịch sử, rèn luyện cho học sinh thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy lịch sử.
Bên cạnh đó sử dụng tài liệu di sản văn hóa vật thể trong dạy học lịch sử cịn có ý nghĩa xã hội và ý nghĩa giáo dục. Di sản văn hóa Việt Nam là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lâu bền về lịch sử, khoa học và được lưu truyền vĩnh cửu từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có thể coi di sản văn hóa là một thứ của cải vô cùng quý báu mà ông cha ta đã để lại cho con cháu muôn đời sau. Không phải người Việt Nam nào cũng hiểu hết giá trị lớn lao của những báu vật linh thiêng của di sản văn hóa, nhất là trong xu thế bang giao hội nhập hiện nay. Khơng ít người, trong đó có cả giới trẻ chỉ biết nhìn ra thế giới bên ngoài mà thờ ơ và quên đi một cách vơ tình những thứ của cải mà mình sẵn có trong tay. Sử dụng di sản trong dạy học sẽ giúp thế hệ trẻ có cái nhìn đúng đắn hơn về những giá trị văn hóa dân tộc, hình thành và nâng cao ý
thức trân trọng, giữ gìn và bảo vệ các tài sản người xưa để lại, đặc biệt góp phần hồn thiện những giá trị cao đẹp về chân - thiện - mỹ.