CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
3.2 Một số giải pháp về hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu tạ
3.2.4. Kết hợp song song giữa phát triển kinh doanh và phát triển thương hiệu
3.2.4.1. Nhất quán giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược thương hiệu
Vấn đề xây dựng thương hiệu đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay không mấy dễ dàng, bởi trong bối cảnh ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, trước sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phải đối diện với khơng ít khó khăn, rào cản. Tuy nhiên, nhiều đánh giá cho thấy, đến nay thương hiệu vẫn là điểm yếu của các DN Việt Nam. Phần lớn các DN Việt Nam chưa quan tâm đến vấn đề này, nhất là đối với các DN vừa và nhỏ.
Lý giải về điều này, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân là do các DN Việt còn bị hạn chế về nhiều mặt, nhất là về nguồn lực tài chính nên chưa đủ sức xây dựng được thương hiệu cho riêng mình. Bên cạnh đó, cịn khơng ít DN vừa và nhỏ có quan niệm việc xây dựng thương hiệu là tốn kém, lãng phí và chỉ phù hợp với những DN lớn.
DN dù nhỏ đến mấy khi xây dựng thương hiệu cũng cần xuất phát từ mục tiêu trước mắt và lâu dài. Vì thế, chiến lược thương hiệu cần gắn liền với chiến lược kinh doanh như (sản phẩm, đầu tư và các kế hoạch tài chính của DN. DN cần đi từ thương hiệu cá biệt của hàng hoá hoặc ngược lại, đi từ thương hiệu chung của DN đến thương hiệu cá biệt cho từng hàng hoá.
3.2.4.2 Nhất quán giữa triết lý kinh doanh và triết lý thương hiệu
Triết lý kinh doanh luôn gắn liền với doanh nghiệp ngay từ khi doanh nghiệp được hình thành. Vì vậy triết lý thương hiệu sẽ khơng tồn tại và vơ nghĩa nếu nó đi ngược lại với triết lý kinh doanh. Chính vì vậy khi xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp cần xem xét xem nó có phù hợp vơi các tiêu chí và định hướng của triết lý kinh doanh hay không?