Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý công tác sinh viên ngoại trú ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên ngoại trú tại trường đại học hải phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 33)

trƣờng đại học

Trong trƣờng đại học, công tác sinh viên ngoại trú là một nội dung của công tác sinh viên. Chính vì vậy các hoạt động của cơng tác SV ngoại trú có ảnh hƣởng trực tiếp đến cơng tác sinh viên nói chung. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ ra những yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan có ảnh hƣởng quyết định đến quản lý công tác sinh viên ngoại trú ở trƣờng đại học.

1.6.1. Yếu tố chủ quan

- Vai trò của Hiệu trưởng: Hiệu trƣởng là ngƣời đứng đầu và chịu trách

nhiệm cao nhất về quản lý công tác sinh viên ngoại trú ở trƣờng đại học. Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch quản lý công tác sinh viên ngoại trú đảm bảo theo đúng các quy định của Quy chế ngoại trú HSSV và chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Phƣơng pháp quản lý của Hiệu trƣởng có quyết định đến quản lý cơng tác sinh viên ngoại trú. Bên cạnh đó, Hiệu trƣởng chủ động trong việc kiểm tra, đánh giá công tác quản lý sinh viên ngoại trú để có sự điều chỉnh phù hợp trong quá trình chỉ đạo.

- Cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý sinh viên ngoại trú: Đây là đội

ngũ cán bộ của phịng Cơng tác SV. Hiện nay chƣa có chuyên ngành nào đào tạo cán bộ làm công tác quản lý sinh viên ngoại trú. Tuy nhiên làm cơng tác quản lý sinh viên ngoại trú thì mỗi cán bộ, giảng viên đƣợc giao nhiệm vụ cần phải nắm vững Quy chế công tác HSSV và Quy chế ngoại trú của HSSV. Cán bộ đƣợc giao nhiệm vụ quản lý sinh viên ngoại trú là ngƣời theo dõi, nắm bắt chính xác nhất những vấn đề liên quan đến công tác SV ngoại trú; là cầu nối giữa nhà trƣờng với chính quyền địa phƣơng trong việc phối hợp quản lý sinh viên ngoại trú; là ngƣời giám sát đảm bảo quyền lợi cũng nhƣ thực hiện trách nhiệm của sinh viên ngoại trú.

- Vai trò của cố vấn học tập: Giảng viên cố vấn học tập là ngƣời theo

danh sách sinh viên của lớp đƣợc giao làm CVHT (tóm tắt thơng tin cá nhân, về hồn cảnh gia đình, sức khoẻ và điều kiện học tập của sinh viên) từ đó hƣớng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch học tập riêng phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo, phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện sinh hoạt, hồn cảnh kinh tế của từng sinh viên. Cố vấn học tập có trách nhiệm tƣ vấn cho SV thực hiện đúng quy định về cơng tác SV ngoại trú.

- Chính quyền địa phương: Sinh viên ngoại trú ở trọ, đây là một bộ

phận cƣ dân của địa phƣơng, đƣợc chính quyền địa phƣơng đồng ý cho tạm trú trong một thời gian nhất định. Chính quyền địa phƣơng phải có những biện pháp tích cực và chung tay với các trƣờng để làm tốt công tác quản lý SV ngoại trú. Sinh viên có trách nhiệm đăng ký tạm trú, tạm vắng với công an khu vực. Nhà trƣờng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng để nắm đƣợc chính xác địa chỉ của SV để có biện pháp quản lý SV ngoại trú.

- Đặc điểm của sinh viên ngoại trú: SV ngoại trú sống và hoạt động tại các tổ dân phố, các khu dân cƣ và chấp hành các quy định của địa phƣơng nơi SV tạm trú. SV ngoại trú có thể ở trong phịng riêng hoặc phịng chung. Trong mỗi phịng chung có thể là SV cùng lớp, cùng khoá, cùng khoa hoặc khác lớp, khác khoa, khác khố học; có thể cùng hoặc khác chuyên ngành đƣợc đào tạo; cùng tuổi hoặc khơng cùng tuổi; SV có thể khác nhau về quê hƣơng, về thành phần xuất thân, về trình độ nhận thức và quan niệm sống... song họ có chung một mục đích là học tập và rèn luyện để trở thành những ngƣời có nghề nghiệp theo chuyên ngành đƣợc đào tạo.

Nhƣ vậy, SV ngoại trú sống và hoạt động hồn tồn thốt ly khỏi tầm kiểm soát trực tiếp của nhà trƣờng và gia đình. Do sống phân tán trong các nhà trọ nên đời sống SV ngoại trú ít mang tính tập thể. Nhân cách của SV ngoại trú đƣợc hình thành và chịu tác động, ảnh hƣởng của nhiều yếu tố trong môi trƣờng sống ngoại trú.

học là trung tâm. Chƣơng trình học linh hoạt hơn, SV có thể chủ động trong việc sắp xếp thời gian, tự đăng ký lịch học và số môn cho học kỳ, SV chủ động tham gia vào mơi trƣờng cộng tác dạy - học. Mỗi SV có một thời khóa biểu riêng và khơng theo một quy luật nào. Tổ chức lớp học bị phá vỡ và SV chủ động trong cách học cũng nhƣ thời gian học. Tự học là một thành phần hợp pháp trong cơ cấu giờ học của sinh viên, do vậy số giờ lên lớp của SV giảm (rút ngắn 1/3 so với học theo niên chế).

Học tín chỉ, thực chất là dành quyền chủ động cho SV tự sắp xếp thời gian để tự học và nghiên cứu. Lên lớp, giảng viên chỉ có vai trị dẫn dắt và định hƣớng, cịn lại SV phải tự tìm hiểu và nghiên cứu. Đây cũng là vấn đề đặt ra đối với các trƣờng đại học trong cơng tác quản lý SV nói chung và cơng tác quản lý SV ngoại trú nói riêng.

1.6.2. Yếu tố khách quan

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Sau gần 30 năm đổi mới, dƣới sự lãnh đạo

của Đảng, kinh tế - xã hội nƣớc ta có bƣớc phát triển mạnh mẽ, an ninh chính trị đƣợc giữ vững, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc ổn định. Cùng với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nƣớc ta đã luôn quan tâm đến giáo dục và đào tạo, trong đó đầu tƣ phát triển mạng lƣới các trƣờng đại học, quan tâm phát triển đội ngũ nhà giáo, ban hành những chế độ, chính sách ƣu tiên đối với HSSV... Đây là những cơ hội để SV có điều kiện học tập, rèn luyện tốt hơn.

Kinh tế phát triển kéo theo những tệ nạn xã hội nảy sinh, nhƣ cờ bạc, mại dâm, ma túy... Những tệ nạn này đang có nguy cơ xâm lấn trƣờng học, làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng giáo dục. Bên cạnh đó, trong xã hội đang hình thành lối sống chạy theo đồng tiền, khiến mối quan hệ gắn bó giữa những ngƣời thân trong gia đình, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cộng đồng với cá nhân ngày càng trở lên xa cách; các cá nhân có xu hƣớng sống biệt lập, coi trọng cái tơi... Điều đó đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đối với sinh viên.

- Tình hình an ninh chính trị: Sinh viên là đối tƣợng mà các thế lực thù

địch thực hiện “diễn biến hồ bình”, nhằm mục tiêu chống phá cách mạng nƣớc ta trong hiện tại và tƣơng lai. Với âm mƣu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chúng lơi kéo, kích động sinh viên vào các hoạt động chống phá, nhằm tạo ra sự bất ổn về chính trị tƣ tƣởng. Nằm trong chiến lƣợc đó, âm mƣu của các thế lực thù địch đối với sinh viên là tác động chuyển hóa về tƣ tƣởng đối với sinh viên, đƣa sinh viên vào các hoạt động chống đối, biểu tình, tham gia các tổ chức phản động; sử dụng số này nhƣ lực lƣợng châm ngòi cho cuộc đấu tranh đòi “tự do, dân chủ”, tạo dựng lực lƣợng đối lập về chính trị, dần dần thiết lập chế độ đa ngun, đa đảng đối lập nhằm xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Những yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan trên đƣợc nhận định là có ảnh hƣởng quan trọng đến quản lý cơng tác sinh viên ngoại trú ở trƣờng đại học. Những yếu tố này có ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực đối với quản lý cơng tác sinh viên ngoại trú. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra đối với các trƣờng đại học, cao đẳng là phải phát huy tối đa những yếu tố tích cực, hạn chế thấp nhất những yếu tố tiêu cực để công tác sinh viên ngoại trú đạt đƣợc mục đích, yêu cầu đề ra.

* Tiểu kết chƣơng 1

Sau khi trình bày các khái niệm và thuật ngữ có liên quan đến đề tài với mục đích là làm rõ cơ sở lý luận khoa học về vấn đề nghiên cứu, chƣơng 1 của luận văn đi vào tìm hiểu mục đích và nội dung của quản lý công tác sinh viên ngoại trú, những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý công tác sinh viên ngoại trú ở trƣờng đại học.

Những cơ sở lý luận về công tác sinh viên ngoại trú ở trƣờng đại học là nền tảng và định hƣớng cho việc tìm hiểu thực trạng quản lý cơng tác sinh viên ngoại trú tại Trƣờng Đại học Hải Phòng và đề xuất các biện pháp quản lý

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN NGOẠI TRÚ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

2.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Hải Phòng

Trƣờng Đại học Hải Phòng ngày nay là sự hợp thành từ nhiều trƣờng trong hệ thống các đơn vị đào tạo, bồi dƣỡng ở Hải Phòng, mà đơn vị tiền thân đầu tiên là Trƣờng Sƣ phạm trung cấp Hải Phòng đƣợc thành lập theo Nghị định số 359-NĐ, ngày 22 tháng 7 năm 1959 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục. Trƣờng Sƣ phạm trung cấp Hải Phịng có nhiệm vụ đào tạo giáo viên cấp 2 cho các tỉnh Hải Dƣơng, Hải Phòng và Kiến An (nay là thành phố Hải Phòng), Hồng Quảng và Hải Ninh (nay là tỉnh Quảng Ninh). Sau khi thành lập, nhà trƣờng đã tập trung làm tốt công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên phổ thơng, góp phần tích cực cho q trình phát triển sự nghiệp giáo dục ở các địa phƣơng trong những năm đầu của công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nƣớc. Hệ thống các đơn vị đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên ở Hải Phịng đã hình thành từ các trƣờng đào tạo và bồi dƣỡng sƣ phạm theo các cấp học từ bậc sơ cấp, trung cấp, 10+1, 10+2, 10+3 tới cao đẳng. Năm 2000, Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định thành lập Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hải Phòng trên cơ sở sáp nhập Trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Hải Phòng, Trƣờng Đại học tại chức Hải Phòng, Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục và Bồi dƣỡng giáo viên Hải Phòng và Trung tâm Ngoại ngữ Hải Phòng. Ngày 09 tháng 4 năm 2004, Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định số 60/2004/QĐ-TTg đổi tên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hải Phòng thành Trƣờng Đại học Hải Phòng.

Kể từ khi đƣợc nâng cấp lên đại học, Trƣờng Đại học Hải Phịng đã có những bƣớc đi đúng đắn, năng động, có bƣớc phát triển nhanh về đội ngũ giảng viên, về quy mơ đào tạo theo hƣớng đa ngành; tích cực đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao

công nghệ, nâng cao chất lƣợng đào tạo. Quá trình phát triển, Trƣờng Đại học Hải Phịng đã đào tạo và bồi dƣỡng hàng vạn lƣợt giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các bậc học phổ thông và mầm non; đào tạo và bồi dƣỡng hàng ngàn lƣợt cán bộ quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật - công nghệ, cung cấp nhân lực cho thành phố Hải Phòng và các địa phƣơng trong cả nƣớc. Năm 2009, Trƣờng Đại học Hải Phòng đã đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá đạt Tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng giáo dục đại học Việt Nam. Trƣờng Đại học Hải Phòng đã và đang trở thành trƣờng đại học uy tín, có quy mô lớn, đang phát triển mạnh đào tạo đa ngành theo định hƣớng ứng dụng, hội nhập và bền vững, với chất lƣợng quốc gia và quốc tế, cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng, các địa phƣơng vùng Duyên hải Bắc Bộ và cả nƣớc. Trƣờng Đại học Hải Phòng vinh dự đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Độc lập hạng Ba.

Trƣờng Đại học Hải Phịng có 4 cơ sở đào tạo nằm ở hai quận Kiến An và Quận Ngơ Quyền (số 2 Nguyễn Bình, số 10 Trần Phú, số 246 Đà Nẵng và số 171 Phan Đăng Lƣu) với tổng diện tích là gần 32 ha. Cơ sở chính đặt ở quận Kiến An rộng 27,1 ha. Trong những năm qua, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của Nhà trƣờng đƣợc đầu tƣ xây dựng, mua sắm tƣơng đối hiện đại, đảm bảo phục vụ các hoạt động dạy và học. Hệ thống giảng đƣờng, phịng học thực hành, thí nghiệm, thƣ viện, nhà thi đấu đa năng, sân vận động đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao của cán bộ, giảng viên, sinh viên. Ký túc xá SV đƣợc xây dựng hiện đại, đáp ứng một phần nhu cầu ở nội trú của SV.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên Nhà trƣờng đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Giai đoạn 2010-2015, cán bộ, giảng viên đã thực hiện 174 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, trong đó có 12 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và thành phố. Trên 10 bài báo khoa

ISI. Tạp chí Khoa học của Trƣờng đã đƣợc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép hoạt động báo chí in, đƣợc Bộ Khoa học và Cơng nghệ cấp Mã số chuẩn quốc tế: ISSN 1859-2868. Nhà trƣờng đã tổ chức nhiều Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Toán học, Ngoại ngữ, Kinh tế và Sƣ phạm.

Nhà trƣờng có quan hệ hợp tác với các trƣờng đại học lớn trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là với các trƣờng đại học, học viện của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan. Có hơn 200 SV nƣớc ngoài hiện đang học tại Trƣờng. Thực hiện chủ trƣơng ngoại giao nhân dân, hàng năm Nhà trƣờng đã tiếp nhận và đào tạo tiếng Việt cho sinh viên Lào, sinh viên Campuchia, thực hiện Dự án đào tạo 45 giáo viên tiếng Nhật.

Trƣờng Đại học Hải Phịng xác định sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi trong Chiến lƣợc phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhƣ sau:

- Sứ mạng: Trƣờng Đại học Hải Phòng là cơ sở giáo dục đại học đa cấp,

đa ngành, đa lĩnh vực, có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao; là trung tâm giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao cơng nghệ và trung tâm văn hóa phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố Hải Phòng, vùng Duyên hải Bắc Bộ và cả nƣớc.

- Tầm nhìn: Đến năm 2030 trở thành một trƣờng đại học hàng đầu Việt

Nam theo định hƣớng ứng dụng, tiệm cận trình độ tiên tiến trong khu vực.

- Giá trị cốt lõi: Chất lƣợng - Hiệu quả - Phát triển bền vững - Đáp ứng

nhu cầu xã hội - Hội nhập Quốc tế.

2.2. Cơ cấu tổ chức của Trƣờng Đại học Hải Phòng

Cơ cấu tổ chức của Nhà trƣờng năm học 2015-2016, gồm có: - Ban Giám hiệu có 5 ngƣời:

+ Hiệu trƣởng.

+ Phó Hiệu trƣởng phụ trách cơng tác Đào tạo.

+ Phó Hiệu trƣởng phụ trách cơng tác Cơ sở vật chất.

+ Phó Hiệu trƣởng phụ trách cơng tác Nghiên cứu khoa học. + Phó Hiệu trƣởng phụ trách cơng tác Học sinh, Sinh viên.

- Các phòng, ban chức năng: Phịng Tổ chức Cán bộ, Phịng Chính trị - Cơng tác HSSV, Phịng Quản lý Sau đại học, Phịng Kế hoạch - Tài chính, Phịng Hành chính - Quản trị, Phòng Quản lý thiết bị, Phòng Đào tạo, Phòng Quản lý khoa học, Phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Phịng Thanh tra Pháp chế, Phịng Khảo thí và Đảm bảo chất lƣợng, Phòng Bảo vệ, Trung tâm Đào tạo Thƣờng xuyên, Trung tâm Đào tạo BDCB, Ban Quản lý Ký túc xá, Thƣ viện, Ban Quản lý Dự án Xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên ngoại trú tại trường đại học hải phòng trong bối cảnh hiện nay (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)