CHƢƠNG 1 :CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.2. Dạy học tích hợp
1.1.2.1. Khái niệm dạy học tích hợp
Từ điển Giáo dục học cho rằng: “Tích hợp là những hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”[18]
Khái niệm tích hợp được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục (GD), khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm GD toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối.
Trong dạy học ở bậc phổ thơng, tích hợp được hiểu là sự tổ hợp theo một cách thức nào đấy một số nội dung cần thiết cho việc hình thành, phát triển năng lực người học thành một môn học mới; hoặc tạo môn học mới từ một số nội dung của các mơn học khác; hay có thể lồng ghép thêm các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của mơn học… ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân số, GD mơi trường, GD an tồn giao thơng trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội… xây dựng mơn học tích hợp từ các mơn học truyền thống.
Nhà nghiên cứu Phạm Văn Lập quan niệm “dạy học tích hợp có nghĩa là
những kiến thức, kĩ năng học được ở môn học này, phần này của môn học được sử dụng như những công cụ để nghiên cứu học tập trong môn học khác, trong nhiều phần khác của cùng môn học” [29]
Như vậy, tích hợp khơng phải là phép cộng đơn thuần các kiến thức cùng dạy trong một bài mà là sự tổng hòa của các kiến thức khác nhau thành một đơn vị kiến thức duy nhất hướng tới giải quyết một vấn đề thực tiễn.
Từ các quan niệm trên, có thể thấy dạy học tích hợp chính là q trình dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn sao cho học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã có thuộc các lĩnh vực để giải quyết được nhiệm vụ học tập và qua đó mà hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
1.1.2.2. Các cách tích hợp
Từ đầu thế kỉ XXI, các nhà lí thuyết đã thảo luận và thống nhất đưa ra ba loại hoạt động tích hợp cơ bản: tích hợp đa mơn, tích hợp liên mơn và tích hợp xun mơn.
Tiếp cận tích hợp đa mơn tập trung trước hết vào các môn học. Các mơn liên quan với nhau có chung một nhận định hướng về nội dung và phương pháp dạy học nhưng mỗi mơn lại có chương trình riêng.Tích hợp đa mơn được thực hiện theo cách tổ chức các chuẩn kiến thức từ các môn học, xoay quanh một chủ đề, đề tài, dự án tạo điều kiện cho người học vận dụng tổng hợp các kiến thức của các mơn học có liên quan.
Theo cách tiếp cận tích hợp liên mơn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các nội dung học tập chung: các chủ đề, các khái niệm và kĩ năng liên ngành, liên mơn.Tích hợp liên mơn cịn được hiểu như là phương án, trong đó nhiều mơn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với hệ thống những chủ đề nhất định, xuyên suốt qua nhiều cấp lớp. Ví dụ: Địa lí, Lịch sử, Sinh học, Xã hội, Giáo dục cơng dân, Hóa học, Vật lí được tích hợp thành mơn “nghiên cứu xã hội và môi trường”.
Trong cách tiếp cận tích hợp xun mơn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học.Học sinh phát triển kĩ năng sống khi áp dụng kĩ năng môn học và liên mơn vào hồn cảnh thực tế.
Bên cạnh đó, các nhà giáo dục học phân chia tích hợp ra thành tích hợp dọc (Vertical Integration) và tích hợp ngang (horizontal integration). Tích hợp dọc là “Tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau”, cịn tích hợp ngang là “Tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tượng học tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau xung quanh một chủ đề” [18, tr 384-385].
Để việc tích hợp có hiệu quả cao, theo Trần Trung Ninh, nên có sự phối hợp đồng bộ giữa chương trình các mơn học và vận dụng linh hoạt các phương pháp tích hợp với mỗi lĩnh vực kiến thức cần đạt được. Bên cạnh đó, tăng cường các giờ học thực hành, hoạt động ngoại khóa theo chủ đề, giảm giờ dạy lí thuyết của giáo viên, tăng thời lượng học tập của học sinh. Xây dựng hệ thống bài tập mở, bài tập gắn với thực tiễn, bài tập có nội dung vận dụng kiến thức liên mơn từ đó bồi dưỡng năng lực khoa học và kĩ năng sống cho học sinh, tạo hứng thú và động lực cho việc học.
Đinh Quang Báo – trưởng ban thường trực chỉ đạo đề án đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông sau 2015 cũng cho rằng phần nội dung mơn học trong mơ hình cấu trúc SGK khơng nên trình bày đơn vị bài học theo tiết học, mà nên theo chủ đề nội dung ứng với các tình huống thích hợp. Đồng thời, cố gắng để các chủ đề này được sắp xếp làm sao không phá vỡ quá nhiều logic nội tại của nội dung khoa học mỗi môn học, phân môn trong sách giáo khoa.
1.1.2.3. Ý nghĩa của dạy học tích hợp
Khẳng định tích hợp là u cầu chung của q trình dạy học, nguyên thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: “Giáo dục tích hợp được quán triệt khi thiết kế và thực hiện các yếu tố cấu thành quá trình với các mức độ khác nhau dựa trên logic phát triển năng lực ở học sinh. Tích hợp kết hợp với phân hóa sâu dần để có một chương trình giảm số mơn học bắt buộc, tăng các môn học, chủ đề tự chọn, nhưng học sinh lại có được nguồn tri thức rộng, gắn với thực tiễn và được rèn luyện kĩ năng, chuẩn bị tâm thế hướng nghiệp, hướng nghề, hướng đến phát triển trình độ cao”.[4]
Tích hợp trong dạy học là một bước tiến quan trọng trong khoa học giáo dục, từ hướng tiếp cận nội dung chuyển sang hướng tiếp cận năng lực người học.
Đối với học sinh
Làm cho q trình học tập có ý nghĩa, đặt q trình học tập vào hồn cảnh để học sinh nhận thấy ý nghĩa của kiến thức, kĩ năng, năng lực cần lĩnh hội, tạo điều kiện cho việc học theo hướng mở gắn với thực tiễn.
Khắc phục, hạn chế cách học khép kín, tách biệt, giúp học sinh có năng lực huy động kiến thức tổng hợp để giải quyết các tình huống thực tiễn.
Tránh trùng lặp kiến thức, giúp học sinh lĩnh hội nhiều kiến thức mới chỉ qua tích hợp mới có được.
Dạy học tích hợp khuyến khích người học một cách tồn diện hơn, nội dung bài học chủ động hơn.
Giúp đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Tạo các tình huống học tập để học sinh vận dụng kiến thức một cách sáng tạo, tự lực, tạo điều kiện giáo dục phẩm chất nhân văn nơi người học.
Ngồi lợi ích từ việc làm cho người học hiểu đúng bản chất của sự vật hiện tượng trong chỉnh thể của nó, dạy học tích hợp cịn là một cách thức hữu hiệu trong việc tích hợp được nhiều kiến thức mà lại khơng có q nhiều đầu mơn học, tránh trùng lặp kiến thức phù hợp với xu thế tinh lọc kiến thức trong giáo dục phổ thông hiện đại. Một số kiến thức gần nhau, liên quan với nhau sẽ được tích hợp vào cùng một mơn học.
Sự tích hợp này sẽ làm rõ được sự gắn kết giữa các kiến thức ấy, Nói cách khác, dạy học tích hợp giúp giảm được kiến thức không thực sự phù hợp với mục đích giáo dục, để có điều kiện tăng kiến thức phù hợp. Tức là dạy học tích hợp góp phầp đắc lực vào giáo dục tồn diện. Hơn nữa, khi mỗi sự vật, hiện tượng được nhìn nhận trong mối quan hệ hữu cơ với các sự vật, hiện tượng khác thì sẽ khơi dậy được cảm hứng tìm tịi, khám phá của người học.
Đối với giáo viên
Mặc dù, đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng.
Trong q trình dạy học mơn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các mơn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên mơn đó.Hơn nữa, việc dạy học tích hợp giúp giáo viên các bộ mơn liên quan có điều kiện phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.