Cơ sở tích hợp giáodục kĩ năngsống cho họcsinh trong dạy học văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học văn học hiện thực việt nam (ngữ văn 11, chương trình cơ bản) (Trang 37 - 42)

CHƢƠNG 1 :CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.4. Cơ sở tích hợp giáodục kĩ năngsống cho họcsinh trong dạy học văn học

hiện thực Việt Nam (Ngữ văn 11, Chương trình Cơ bản)

1.1.4.1. Khái quát văn học hiện thực Việt Nam

Văn học hiện thực có một vị trí quan trọng trong nền văn xi Việt Nam và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến q trình hiện đại hóa văn học, nhiều cây bút trưởng thành từ trào lưu này, đóng góp cho nền văn học của chúng ta nhiều tác phẩm xuất sắc. Các nhà văn hiện thực hướng đến phê phán tính chất thốt li của văn học lãng mạn và giữ vững quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”: Từ đó, những cây bút hiện thực ln có cái nhìn trực diện để phản ánh chân thực, khám phá sâu sắc bản chất hiện thực đời sống, phê phán những bất công, những tồn tại xã hội chà đạp lên con người. Với nền tảng là chủ nghĩa nhân đạo, văn học hiện thực hướng đến những tầng lớp cùng khổ, không chỉ tố cáo những áp bức, bóc lột mà cịn thể hiện được một khát vọng sống của cá nhân, đề cao phẩm giá và giữ vững niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.

Trong khoảng 30 năm đầu thế kỷ XX, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn là những người đầu tiên viết văn có cảm hứng hiện thực. Từ sau 1930, văn học hiện thực phê phán đã phát triển mạnh và đạt được những thành tựu lớn trong vòng 15 năm từ 1930-1945 qua ba chặng đường:

Từ 1930 đến 1935: Đây là giai đoạn đầu phát triển của văn học hiện thực cùng với văn học lãng mạn khi ấy đang chiếm ưu thế. Vì thế, phạm vi ảnh hưởng và tầm bao quát hiện thực của văn học hiện thực còn tương đối hạn hẹp. Tác phẩm

mang tầm khái quát và chưa có nhiều tác phẩm gây được sự chú ý cao. Thế giới nhân vật hướng đến tầng lớp thị dân nghèo và nhà văn mới chỉ nhìn thấy con người họ trong sự hèn kém, yếu đuối, dễ bị lưu manh hóa. Tính chiến đấu của văn học giai đoạn này theo đó cũng chưa cao. Một số tác phẩm tiêu biểu: truyện ngắn Kép

Tư Bền (Nguyễn Cơng Hoan); phóng sự Tơi kéo xe (Tam Lang); kịch Khơng một tiếng vang, phóng sựCạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây (Vũ Trọng Phụng)...

Từ 1936 đến 1939: Thời kì Mặt trận dân chủ đấu tranh cơng khai đã tạo điều kiện cho văn học hiện thực phát triển hơn hẳn so với giai đoạn trước về đề tài, thể loại và nội dung phản ánh hiện thực, đã có nhiều tác phẩm có tầm bao quát hiện thực rộng lớn. Tuy còn một số hạn chế, nhưng đây là chặng đường chủ nghĩa hiện thực đạt tới đỉnh cao, các nhà văn đã xây dựng được nhiều tác phẩm có tiếng nói trực tiếp, thời sự và có tính chiến đấu, trong đó đã xuất hiện nhiều điển hình văn học: Nghị Hách (Giơng tố), Xn tóc đỏ (Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng; chị

Dậu, Nghị Quế trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố; anh Pha, Nghị Lại trong Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan...

Từ 1940 đến 1945: Đây là giai đoạn văn học hiện thực phát triển theo chiều hướng đi xuống bởi hoàn cảnh xã hội, chính trị tác động. Chế độ kiểm duyệt gắt gao đã làm cho nhiều nhà văn hiện thực hoang mang, tư tưởng bị dao động dần suy thoái và bế tắc. Các nhà văn thiên về “hướng nội và giàu chất tự truyện”. Thời kì này chỉ duy nhất các tác phẩm của Nam Cao là có được tầm hiện thực và tính chiến đấu mãnh liệt nhất.

Văn học hiện thực là một trào lưu văn học tiến bộ, giàu tính thời sự và đề cập được đến nhiều vấn đề trong xã hội đương thời. Có thể nói với chặng đường phát triển 15 năm, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam xứng đáng trở thành “một trong những trào lưu văn học bề thế nhất với những thành tựu to lớn về tư tưởng và nghệ thuật sẽ cịn ảnh hưởng tích cực và lâu dài đối với sự phát triển của nền văn học dân tộc” [43, tr 7].

1.1.4.2. Văn học hiện thực Việt Nam trong Ngữ văn 11, Chương trình Cơ bản

Văn bản Văn học Văn học hiện thực Việt Nam trong Ngữ văn 11, Chương trình Cơ bản gồm 4 văn bản (kể cả văn bản đọc thêm):

-Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ- Vũ Trọng Phụng)

- Chí Phèo (Nam Cao)

- Đọc thêm Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh) - Đọc thêm Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)

Phần văn học hiện thực được giảng dạy chính thức trong chương trình Ngữ văn lớp 11 ban cơ bản bao gồm hai văn bản Hạnh phúc của một tang gia (Trích

Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) và Chí Phèo (Nam Cao) – là hai tác phẩm được giữ

nguyên như trong chương trình cũ. Theo phân phối chương trình Ngữ Văn hiện hành, hai bài học này được dạy trong 05 tiết (2 tiết/bài về nội dung tác phẩm, 01 tiết về tác giả Nam Cao).

Như vậy, các văn bản văn học hiện thực Việt Nam được đưa vào chương trình Ngữ văn 11 đều là những tác phẩm có giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc, bao gồm những nội dung chính như sau:

- Phơi bày, phê phán thực trạng bất công, thối nát của xã hội thực dân đương thời, phản ánh tình cảnh khốn khổ của nhân dân.

- Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam như tình yêu thương con người,tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.

- Đề cao phẩm giá và giữ vững niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.

- Giáo dục tình yêu thương con người, tình cảm gia đình, sự cảm thơng với tình cảnh khốn khổ của người lao động.

1.1.4.3. Một số kĩ năng sống tích hợp cho học sinh trong dạy học văn học hiện thực Việt Nam (Ngữ văn 11, Chương trình Cơ bản)

Với nội dung cơ bản như trên, các văn bản văn học hiện thực trong chương trình THPT đều rất thuận lợi cho việc tích hợp giáo dục KNS. Nhất là trong xã hội hiện nay một số giá trị đạo đức của con người đang dần mai một đi. Một số bạn trẻ hiện nay niềm tin vào bản chất lương thiện của con người và sự cảm thông với những người rơi vào hoàn cảnh bất hạnh càng ngày càng mất đi

Để tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học văn học hiện thực Việt Nam (Ngữ văn 11, Chương trình Cơ bản) được hiệu quả, GV cần bám sát các nội dung cơ bản trên và mục tiêu của bài học, từ đó xác định các kĩ năng sống phù hợp có thể tích hợp giáo dục cho học sinh.

Về tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao Mục tiêu bài học:

 Kiến thức: Giúp HS hiểu được:

- Những khám phá mới mẻ của Nam Cao trong việc khắc họa số phận bi thảm của người nơng dân bị áp bức, bóc lột tàn tệ trước CM, qua đó thấy được sức mạnh tố cáo độc đáo của tác phẩm.

- Tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao thể hiện trong việc đi sâu khám phá và khẳng định bản chất lương thiện, đẹp đẽ của người nông dân khi họ bị xã hội vùi dập đến mất cả nhân hình và nhân tính.

- Những giá trị đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm có tầm vóc kiệt tác này.

 Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu và phân tích nhân vật trong tác phẩm

tự sự.

Kĩ năng sống cần hình thành:

+ Kĩ năng tự nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực của nhà văn trong việc thể hiện số phận bi thảm của người nơng dân bị áp bức, bóc lột tàn tệ trước CM qua đó rút ra bài học nhận thức về cuộc sống của mỗi cá nhân.

+ Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với số phận bi thảm của người lao động trong xã hội xưa và nay…

+ Kĩ năng tư duy phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, về cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của nhà văn trong tác phẩm.

Về đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)

Mục tiêu bài học:

 Kiến thức: Giúp HS hiểu:

Bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng: vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hóa ở chương XV của tiểu thuyết Số đỏ

 Kĩ năng

Phân tích tiểu thuyết trào phúng theo đặc trưng thể loại.

 Thái độ

Có thái độ phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội

Kĩ năng sống cần hình thành:

+ Kĩ năng tự nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, thái độ phê phán mạnh mẽ của nhà văn qua đó rút ra bài học nhận thức, giá trị cốt lõi cần có trong cuộc sống của mỗi cá nhân.

+ Kĩ năng tư duy phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận về bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng: vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hóa ở chương XV của tiểu thuyết Số đỏ

+ Kĩ năng xác định, hướng tới các giá trị nhân văn, cao đẹp.

Về văn bản Đọc thêm Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh) và Đọc thêm Tinh thần thể dục (Nguyễn Cơng Hoan)

Qua đoạn tríchCha con nghĩa nặng(Hồ Biểu Chánh), GV giúp HS hiểu được tình nghĩa cha con sâu nặng, tạo ra những tình huống nghệ thuật có kịch tính cao.Từ đó, giáo viên tích hợp giáo dục cho học sinh trân trọng nghĩa tình cha con và tự nhận thức giá trị của gia đình trong cuộc sống mỗi con người.

Qua truyện ngắnTinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan), GV giúp HS hiểu được bản chất bịp bợm của phong trào thể dục do Thực dân Pháp khởi xướng, thấy được nghệ thuật dựng cảnh, lời thoại, xung đột của tác giả.Từ đó, giáo viên tích hợp kĩ năng tư duy phê phán bản chất bịp bợm của Thực dân Pháp, khơi dậy niềm cảm thơng với tình cảnh khốn khổ, trớ trêu của người dân lao động.

Như vậy từ mục tiêu bài học và nội dung cơ bản của văn họchiện thực Việt Nam (Ngữ văn 11, Chương trình Cơ bản ), theo giới hạn nghiên cứu của luận văn, chúng tơi tập trung tích hợp giáo dục các kĩ năng sống như sau: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng thể hiện sự cảm thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học văn học hiện thực việt nam (ngữ văn 11, chương trình cơ bản) (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)