Sử dụng phương pháp dạy học tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học văn học hiện thực việt nam (ngữ văn 11, chương trình cơ bản) (Trang 53)

CHƢƠNG 1 :CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực

2.2.1.1. Phương pháp thảo luận nhóm

Mơ tả phƣơng pháp

Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tạo được sự tham gia tích cực của học sinh trong học tập.Với phương pháp này, người học được làm

tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ học tập trong một khoảng thời gian nhất định dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong thảo luận nhóm, học sinh được tự do bày tỏ quan điểm, chia sẻ ý kiến về một vấn đề mà cả nhóm cùng quan tâm.

Thảo luận nhóm được tiến hành theo nhiều hình thức: nhóm nhỏ (cặp đơi, cặp ba), nhóm trung bình (4 đến 6 học sinh), hoặc nhóm lớn (8 đến 10 học sinh) tùy từng mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập mà người giáo viên chia nhóm.

Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm có nhiều ưu thế:

+ Khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển được các mối quan hệ.

+ Trong làm việc nhóm, các thành viên đều phải tham gia thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm và hợp tác chặt chẽ với nhau.

+ Khi phân tích tình huống, mỗi cá nhân phải sử dụng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo để lựa chọn và ra quyết định chung, biết trình bày ý kiến của mình và lắng nghe các ý kiến của bạn.

+ Việc luân phiên đảm nhiệm các vai trị trong nhóm: nhóm trưởng, thư kí,... cũng là một yếu tố khuyến khích tính tích cực của học sinh.

Các bƣớc tiến hành

Bƣớc 1: Làm việc chung cả lớp:

- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức

- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm - Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.

Bƣớc 2: Làm việc theo nhóm

- Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm

- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.

Bƣớc 3: Thảo luận, tổng kết trước tồn lớp

- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả - Thảo luận chung

- GV tổng kết, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm

Tiềm năng tích hợp giáo dục kĩ năngsống

Từ những ưu thế của phương pháp thảo luận nhóm, chúng tơi nhận thấy có thể tích hợp giáo dục một số KNS cho học sinh như sau:

+ Kĩ năng tự nhận thức cho học sinh

+ Kĩ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo + Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.

+ Kĩ năng giải quyết vấn đề

Dẫn chứng minh họa

Ví dụ 1: Trong văn học hiện thực Việt Nam, khi tìm hiểu cuộc đời của Chí

Phèo trước khi đi tù, giáo viên tổ chức học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận (phân tích, đánh giá) về nhân vật Chí Phèo.

* Giáo viên có thể nêu các câu hỏi thảo luận nhóm như sau:

Câu 1:Anh( chị) hãy tìm những chi tiết miêu tả nhân vật Chí Phèo ở thời

điểm trước khi đi tù , Chí Phèo là người như thế nào ? (xuất thân, công việc, mơ ước…)

Câu 2 : Em có nhận xét như thế nào về nhân vật Chí Phèo ở thời điểm trước

khi đi tù ?Chi tiết khi bà Ba gọi Chí Phèo đến để bóp chân « Hắn chỉ thấy nhục chứ u đương gì » cho thấy Chí Phèo có ý thức được bản thân mình khơng ? Từ đó anh(chị) hãy rút ra bài học nhận thức cho bản thân khi rơi vào hồn cảnh bất hạnh ?

* Hình thức: chia lớp thành 4 nhóm, viết vào bảng phụ phần trả lời * Thời gian: 7 phút

* Học sinh thảo luận, đại diện nhóm trình bày.

Trƣớc khi đi tù:

- Hoàn cảnh xuất thân:

+ Khơng cha,khơng mẹ, khơng họ hàng thân thích. + Khơng một tấc đất.

 Đáng thương, tội nghiệp

+ Đi làm thuê, làm mướn => Sống bằng chính sức lao động của mình.

- Ước mơ: có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải... => Ước mơ giản dị, lương thiện,

- Năm 20 tuổi: làm canh điền cho nhà bá Kiến.

- Thấy nhục khi bị bà Ba gọi lên bóp chân : hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì => Biết phân biệt giữa tình u chân chính và thói dâm dục, xấu xa, có ý thức về nhân phẩm, có lịng tự trọng.

Nhận xét: Chí Phèo là một người nơng dân lương thiện, chăm chỉ, trong

sáng, giàu lòng tự trọng và có những ước mơ thật giản dị dù rơi vào cảnh ngộ bi đát.

* Giáo viên tổng hợp, khái quát hóa, bổ sung, kết hợp đưa dẫn chứng, chốt lại ý cơ bản nhất, giáo viên bình giảng.

* Qua thảo luận nhóm, Giáo viên giáo dục cho các em:

 Kĩ năng tự nhận thức :Từ bản chất lƣơng thiện, giàu lòng

tự trọng của Chí Phèo ở thời điểm trƣớc khi đi tù , giáo viên giúp học sinh tự nhận thức về lịng tự trọng, sống lƣơng thiện dù rơi vào hồn cảnh bất hạnh, tự đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu, hƣớng học sinh đến các giá trị sống cao đẹp, có ý nghĩa.

Ví dụ 2: Khi tìm hiểu về đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”, GV đưa

ra câu hỏi cho các nhóm thảo luận:

Câu 1: Tìm các chi tiết diễn tả niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình cụ cố Tổ khi cụ qua đời?

em suy nghĩ gì về mối quan hệ tình cảm trong gia đình cụ cố Tổ và các gia đình hiện đại ngày nay?

* Hình thức: chia lớp thành 4 nhóm, viết vào bảng phụ phần trả lời * Thời gian: 8 phút

* Học sinh thảo luận, đại diện nhóm trình bày.

Niềm hạnh phúc của các thành viên trƣớc cái chết của cụ Tổ.

Niềm vui chung: Tất cả các thành viên trong gia đình đều sung sướng. Vì sau bao ngày mong đợi, bản di chúc chia gia tài sẽ được thực thi, nó khơng cịn là lí thuyết viển vơng nữa.

Niềm vuiriêng:

+ Cụ cố Hồng: 50 tuổi nhưng vui được gọi là cụ cố và bây giờ đã thành sự

thật.

“Cụ mơ màng được mặc bộ đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếuđể cho thiên hạ phải chỉ trỏ: Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa”

=> Đây là sự báo đáp của đứa con đại bất hiếu, một loại người ngu dốt và háo danh.

+ Ông Văn Minh: cháu trưởng- nhà cải cách y phục Âu hố: sung sướng vì

“cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành chứ khơng cịn là lí thuyết viển vơng

nữa.

=> Văn Minh chỉ nghĩ đến gia tài được chia.

+ Bà Văn Minh: “Sốt cả ruột vì chưa được mặc đồ xô gai tân thời”. Thực

chất đây là dịp quảng cáo mốt để kiếm tiền.

+ Ông phán mọc sừng: được cụ cố Hồng hứa chia thêm cho vài nghìn đồng. Ơng Phán càng thấy cái sừng trên đầu mình có giá trị.

+ Cơ Tuyết: chỉ nghĩ đến người tình vì sao mất mặt, và được dịp phô trương

+ Cậu Tú Tân: Sung sướng “cứ điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái

máy ảnh mà mãi cậu không được dùng đến”.

=> Mọi thành viên trong gia đình đều tỏ ravui mừng, sung sướng trước cái chết của cụ Tổ mà khơng một chút xót thương. Đó là sự đại bất hiếu chưa từng thấy xưa nay nhưng nó được che đậy dưới những bộ mặt giả dối.

=> Một xã hội “khốn nạn” đã có ngay trong quan hệ của gia đình.

* Sau đó đại diện các nhóm sẽ lên trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung với kết quả nhóm mình và nhận xét.

* Từ đó GV giáo dục cho các em:

 Kĩ năng tƣ duy phê phán bộ mặt giả dối, bất nhân, bất hiếu của

đám con cháu cụ cố Tổ.

 GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận hậu quả của lối sống trên

để tích hợp giáo dục các em tự nhận thức giá trị của tình cảm gia đình trong đời sống mỗi con ngƣời và khắc phục những thói hƣ, tật xấu cịn tồn tại.

2.2.1.2. Phương pháp vấn đáp

Mô tả phƣơng pháp

Là quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh được thực hiện qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định. Giáo viên khơng trực tiếp đưa ra những kiến thức hồn chỉnh mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước để tìm ra kiến thức mới.

Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp:

Vấn đáp tái hiện

Đây là loại câu hỏi ở mức độ thấp trong quá trình tư duy, hình thức câu hỏi đơn giản, yêu cầu việc trả lời chính xác và hầu hết các đối tượng HS đều có

học thuộc rồi nhớ lại và dạng câu hỏi hiểu, nhớ kiến thức rồi tái hiện lại. Loại câu hỏi này chính là cơ sở cho các loại câu hỏi suy luận, phân tích ở những bước tiếp theo.

Ví dụ:

+ Em hãy tìm dẫn chứng thể hiện sự thay đổi về nhân hình, nhân tính của Chí Phèo khi mới ở tù về?

Vấn đáp yêu cầu phải giải thích, phân tích, suy luận

Đây là những câu hỏi ở mức độ cao, u cầu HS phải giải thích, suy luận, tìm ra ý nghĩa của những sự việc, chi tiết, từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm, phân tích cấu trúc tác phẩm, khám phá vai trị các thủ pháp nghệ thuật, nhận biết tính cách nhân vật qua ngoại hình, hành động... Để trả lời dạng câu hỏi này, học sinh cần dựa trên chính tác phẩm và huy động vốn kinh nghiệm cá nhân.

Ví dụ:

+ Anh (chị) hãy phân tích hình dáng, cách ăn mặc, lời nói, cử chỉ và hành động của Chí Phèo sau khi ra tù? Chí Phèo đã thay đổi như thế nào?

+ Qua đó, em thấy mình cần có thái độ như thế nào trước bi kịch tha hóa của Chí Phèo và sự tàn bạo của xã hội?Trong xã hội hiện đại, nếu rơi vào hồn cảnh như Chí Phèo, anh( chị) sẽ làm gì?

Vấn đáp tìm tòi (Đàm thoại Ơxrixtic):

Giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết.Đây là dạng câu hỏi vấn đáp đòi hỏi HS khơng chỉ biết giải thích, chứng minh mà hơn thế phải biết khái quát, phát hiện ra bản chất của vấn đề, tầng lớp nghĩa ẩn của văn bản văn học, hơn thế HS phát hiện ra những tầng nghĩa mới. Vận dụng những câu hỏi vấn

ra những câu hỏi mang tính chất đánh đố HS, đặc biệt phải chú ý tới đối tượng tiếp nhận (HS khả năng nhận thức, tư duy) . Khi đặt ra câu hỏi này, GV thường hướng tới đối tượng là HS khá, giỏi nhằm phát huy khả năng nhận thức, tư duy, sáng tạo của các em. Tuy nhiên, GV có thể đưa ra câu hỏi dẫn dắt gợi mở nhằm giúp các em có sức học trung bình cũng có thể khám phá, phát hiện và trả lời từ đó hướng tới giáo dục kĩ năng sống.

Quy trình thực hiện

- Trước giờ học: xác định nội dung bài dạy, đối tượng học sinh xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài học. Đồng thời cũng dự kiến những tình huống và câu hỏi phụ để gợi ý cho HS

- Trong giờ học: Sử dụng hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị và thu nhận thông tin phản hồi từ học sinh

- Sau giờ học: Rút kinh nghiệm về hệ thống câu hỏi đã sử dụng

Một số yêu cầu xây dựng hệ thông câu hỏi

+ Các câu hỏi phải mang tính hệ thống, chính xác, thể hiện trong hình thức rõ ràng, đơn giản, tránh sử dụng câu hỏi đa nghĩa, phức tạp.

+ Xây dựng câu hỏi theo hệ thống lô gic chặt chẽ; khơng sử dụng câu hỏi q khó hay quá dễ; tránh hỏi những câu “có/khơng”; tránh hỏi những câu hỏi mang tính khái quát cao.

Một số yêu cầu khi đặt câu hỏi:

+ Câu hỏi được đưa ra một cách rõ ràng

+ Câu hỏi hướng tới tất cả các đối tượng trong lớp, mọi đối tượng đều phải tham gia tư duy để trả lời câu hỏi

+ Cần có thời gian cho HS suy nghĩ và trả lời + GV cần có kết luận rõ ràng

Tiềm năng tích hợp giáo dục kĩ năngsống

+ Kĩ năng tự nhận thức cho học sinh

+ Kĩ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo + Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.

+ Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề

Ví dụ sử dụng phƣơng pháp vấn đáp tích hợp kĩ năng sống

* Khi tìm hiều về cảnh hạ huyệt trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” GV sử dụng phương pháp vấn đáp kết hợp cả 3 loại câu hỏi:

Câu 1: Cảnh hạ huyệt diễn ra như thếnào?Tìm những chi tiết miêu tả thái độ, hành động của những người trong cảnh hạ huyệt?

Câu 2: Anh(chị) hãy nhận xét về thái độ và hành động của những người trong đámtang và xã hội thượng lưu thành thị đương thời? Qua đó nhà văn muốn nói lên vấn đề gì?

Câu 3: Từ đó, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ mình cần phải có thái độ như thế nào với những người kẻ vô đạo đức, giả tạo,bịp bợm và những người xấu số?

HS suy nghĩ trả lời:

• Cậu Tú Tân vẫn tiếp tục biểu diễn tài chụp ảnh củamình. • Bạn bè cậu Tú Tân cũng thi nhau chụp ảnh.

• Xn tóc đỏ đứng cầm mũ nghiêm trang một cách giảtạo. • Cụ cố Hồng ho khạc mếu máo và ngấtđi.

• Ơng Phán mọc sừng khóc to thảm thiết và dúi vào tay Xuân tóc đỏ đồng bạc năm đồng gấp tư. Đó là hành động thanh tốn rất sịng phẳng để giữ chữ tín của những kẻ bn bán trong xã hội khốn nạn đang theo lối sống Âuhoá. => Đây chỉ là những hành động giả tạo nhằm che mắt thế gian của của những loại người đại bấthiếu.Một đám ma gương mẫu cho sự giả dối, háo danh của một gia đình giàu sang táng tận lương tâm. Các nhân vật trong truyện đều khơng quan tâm đến người chết, hoặc vì tiền, hoặc háo danh nhưng không ai bán rẻ danh dự như

ông phán mọc sừng. Nhân vật ông phán mọc sừng là đỉnh điểm của sự giả dối và vô đạođức.

=> Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch.Tất cả đã nói lên sự giả dối, vơ đạo đức của xã hội thượng lưu trước cách mạng.

* Từ đó GV giáo dục cho các em:

 Kĩ năng tƣ duy phê phán bộ mặt giả dối, bất nhân, bất hiếu của

đám con cháu; bản chất giả dối, vô đạo đức của xã hội đƣơng thời.

 Kĩ năng thể hiện sự cảm thơng, thƣơng xótvới ngƣời xấu số.

2.2.1.3. Phương pháp trực quan

* Mô tả phƣơng pháp

Là quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh được thực hiện qua hệ thống những tranh,ảnh,sơ đồ.....hoặc trình chiếu trực quan các hình ảnh minh họa, phim điện ảnh…từ đó tác động sâu sắc tới nhận thức, tư duy của học sinh.

Phương pháp dạy học trực quan được thể hiện dưới hình thức là minh họa và trình bày. Qua phương pháp trực quan học sinh không chỉ lĩnh hội được tri thức mà cịn hình thành kĩ năng, kĩ xảo,... Các hình thức sử dụng: + Tranh, ảnh + Trích đoạn phim + Clip + Sơ đồ, biểu đồ Quy trình thực hiện

+ Giáo viên trình chiếu hoặc treo các đồ dùng trực quan. Sau đó, định hướng cho học sinh quan sát.

+ GV nhận xét và kết luận.

Một số lƣu ý khi sử dụng PP trực quan

Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp trực quan:

- Căn cứ vào mục tiêu và nội dung của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp.

- GV định hướng HS quan sát đồ dùng trực quan một cách hiệu quả.

- Đảm bảo kết hợp lời nói sinh động với việc trình bày các đồ dùng trực quan. - Sử dụng các đồ dùng trực quan cần theomột quy trình hợp lí. Cần chuẩn bị câu hỏi/ hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS quan sát và tự khai thác kiến thức.

Tiềm năng giáo dục kĩ năng sống

+ Kĩ năng tự nhận thức cho học sinh

+ Kĩ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo + Kĩ năng thể hiện sự cảm thơng.

Ví dụ minh họa:

VD 1: Khi dạy đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học văn học hiện thực việt nam (ngữ văn 11, chương trình cơ bản) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)