Tình hình các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đấu thầu tại ban quản lý dự án xây dựng và phát triển cụm công nghiệp huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2019 – 2021 và khuyến nghị (Trang 41 - 46)

1.2 .Tổng quan về Đấu thầu xây lắp

2.1. Tổng quan về Ban QLDAXD và PTCNN huyện Yên Lạc

2.1.5. Tình hình các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản

lý dự án xây dựng và PTCCN huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc ( 2019 -2021)

Vốn đầu tư

Trong giai đoạn 2019 đến năm 2021, tổng vốn đầu tư Xây dựng cơ bản cho Ban quản lý dự án xây dựng và PTCCN là 586 tỷ đồng và tổng vốn đầu tư đã không ngừng được tăng lên qua các năm từ 180 tỷ đồng năm 2019 đến 210 tỷ đồng năm 2021. Có được kết quả này là nhờ thực hiện hàng loạt chính sách huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài huyện, từ mọi thành phần kinh tế. Nhưng trong đó nguồn đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước vẫn là nguồn chủ yếu và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của huyện Yên Lạc. Tình hình đầu tư bằng vốn ngân sách tại Ban quản lý dự án xây dựng và PTCCN trong giai đoạn 2019 - 2021 được khái quát qua các mặt như sau:

Bảng 2.2: Vốn đầu tư thực hiện tại Ban QLDA và PT CCN huyện Yên Lạc

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2019 2019 2021

1 Vốn đầu tư NSNN 180 196 210 - Tỷ lệ % trên tổng số vốn đầu tư 100 100 100 2 Vốn đầu tư NSNN địa phương 140 146 160 - Tỷ lệ % trên tổng số vốn đầu tư 77.77 74.48 76.19 3 Vốn đầu tư NSNN do tỉnh hỗ trợ 40 50 70

- Tỷ lệ % trên tổng số vốn đầu tư 22.23 25.52 23.81

Tổng số 180 196 210

Tổng vốn đầu tư đã tăng nhanh qua các năm, điều này thể hiện dấu hiệu tích cực của huy động vốn đầu tư. Sự biến động của các nguồn vốn đã làm cho cơ cấu nguồn vốn đầu tư thay đổi mạnh. Số vốn đầu tư bằng ngân sách tăng cụ thể là 180 tỷ đồng năm 2019 đến 196 tỷ đồng vào năm 2020, lên 210 tỷ đồng năm 2021. Đây chính một sự quan tâm đặc biệt của huyện trong lĩnh vực đầu tư cho các hạ tầng cơ sở vật chất.

Để làm rõ hơn tình hình đầu tư tại Ban Quản lý dự án Xây dựng và Phát triển cụm Công nghiệp huyện Yên Lạc, ta đi sâu vào nghiên cứu tình hình Ngân sách của huyện và Ngân sách tỉnh dành cho đầu tư trên địa bàn huyện Yên Lạc.

Về cơ cấu chi tiêu trong ngân sách của huyện Yên Lạc

Nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách cho Ban quản lý dự án huyện bao gồm: Nguồn vốn ngân sách huyện và nguồn vốn ngân sách Tỉnh.

Các nguồn vốn từ ngân sách chủ yếu đầu tư cho các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, các cơng trình giáo dục, y tế và những lĩnh vực phục vụ công cộng khác.

- Đối với ngân sách cấp huyện, mặc dù thu ngân sách không đủ chi và số thu tăng chậm làm cho việc bố trí vốn cho đầu tư phát triển gập khó khăn nhưng huyện đã giành phần vốn cho đầu tư phát triển tăng khá qua các năm, từ 140 tỷ đồng năm 2019 lên 160 tỷ năm 2021 chiếm đến 40.25% tổng chi ngân sách huyện. Đây vào một biểu hiện rõ nhất trong việc chủ trọng đầu tư của lãnh đạo huyện Yên Lạc.

- Đối với nguồn vốn từ ngân sách Tỉnh, huyện Yên Lạc đã được Tỉnh quan tâm trợ cấp trực tiếp đầu tư các cơng trình trên địa phương. Nguồn bổ sung từ ngân sách Tỉnh này có xu thế tương đối ổn định. Đáng chú ý là đã có sự phối kết hợp giữa nguồn vốn Huyện và Tỉnh trong đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng lớn. Hoặc có trường hợp ngân sách tỉnh vay vốn kho bạc nhà nước để đầu tư (Dự án đầu tư xây dựng đường Yên Lạc - Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).( xem chi tiết bảng 2.2).

Bảng 2.3: Tình hình thu chi ngân sách địa phương và vốn đấu tư phát triển từ ngân sách nhà nước

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2019 2020 2021

1 Tổng thu NSNN trên địa bàn 355,3 380,9 386,4 2 Tổng chi NS địa phương 352 376,2 380 3 Tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN 180 196 210 3.1 Ngân sách tỉnh hỗ trợ 40 50 70 3.2 Ngân sách huyện 140 146 160 4 Tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSĐP 51% 52% 55%

Nguồn: Báo cáo đầu tư Ban QLDA và PT CNN huyện Yên Lạc

So sánh giữa tổng chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách địa phương cho thấy, tỷ trọng này tăng từ 51% năm 2019 lên 55% vào năm 2021, đây cũng được coi là một dấu hiệu tích cực trong công tác thu chi ngân sách địa phương, nền kinh tế khu vực ngày càng được chú trọng phát triển.

2.2. Quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu tại Ban QLDAXD và PTCNN huyện Yên Lạc

Sơ đồ 2.2. Quy trình tổ chức LCNT tại Ban QLDA và PT CCN huyện Yên Lạc

- Chuẩn bị đấu thầu:

Sau khi có các tài liệu của dự án như: báo cáo nghiên cứu khả thi, các bản vẽ kỹ thuật, tổng dự tốn, chi phí cho dự án,... các cán bộ của Ban QLDA

Chuẩn bị Đấu thầu

- Lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu - Chuẩn bị HSMT

- Thông báo mời thầu

Tổ chức Đấu thầu

- Phát hành HSMT - Mở thầu

Đánh giá HSDT

- Đánh giá tính hợp lệ của HSDT

- Đánh giá năng lực kinh nghiệm, kỹ thuật của nhà thầu - Xếp hạng nhà thầu

Thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

- Trình kết quả LCNT

- Thẩm định, phê duyệt kết quả LCNT - Công khai kết quả LCNT

Ký kết hợp đồng

- Thương thảo hợp đồng

tiến hành thực hiện lựa chọn nhà thầu tư vấn trong khâu chuẩn bị đấu thầu, gồm có 3 cơng việc chính là: lập, trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, lập HSMT và thông báo mời thầu.

- Tổ chức đấu thầu:

Sau khi thông báo mời thầu đến các nhà thầu, Ban QLDA phát hành HSMT. Khi tiếp nhận các HSDT phải quản lý cực kỳ bảo mật và sẽ tiến hành mở các HSDT công khai, kể cả bổ sung HSDT (nếu có) với sự có mặt của đại diện các nhà thầu và thời gian, địa điểm được quy định rõ ràng trong Thông báo mời thầu. Trong quá trình mở thầu, các cán bộ Ban QLDA phải thực hiện nghiêm túc quy định của Nhà nước về đấu thầu.

- Đánh giá HSDT:

Tổ chuyên gia lần lượt đánh giá tính hợp lệ của HSDT, đánh giá năng lực kinh nghiệm và kĩ thuật của nhà thầu. Các thông tin liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá, so sánh các HSDT, tổ chuyên gia và Ban QLDA không được tiết lộ cho các nhà thầu hay bất cứ người nào khác liên quan đến quy trình đấu thầu. Sau khi đánh giá xong thì tổ chuyên gia sẽ tiến hành xếp hạng nhà thầu.

- Thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu:

Sau khi xem xét, đánh giá các HSDT, tổ chuyên gia chấm thầu của Ban QLDA lập tờ trình để trình lên chủ tịch UBND huyện xem xét và phê duyệt kết quả đấu thầu.

Văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu có các nội dung cơ bản như sau: + Tên và nội dung gói thầu: Nêu tóm tắt các nội dung chính của gói thầu; Cơ sở pháp lý của việc tổ chức đấu thầu; Dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu hoặc thiết kế dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Nêu quá trình tổ chức đấu thầu

+ Kết quả đánh giá HSDT và xếp hạng nhà thầu

+ Đề nghị phê duyệt kết quả trúng thầu: Tên nhà thầu trúng thầu (kể cả liên dự án - nếu có); Giá đề nghị trúng thầu; Loại hợp đồng và thời gian thực hiện hợp đồng.

Đại diện chủ đầu tư sau đó sẽ thẩm định và nếu hợp lý sẽ ra quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Ban QLDA sẽ căn cứ vào quyết định trên để làm thông báo trúng thầu gửi tới các nhà thầu. Thông báo phải bằng văn bản và gửi tới các nhà thầu trúng thầu và không trúng thầu, kể cả trường hợp khơng có nhà thầu nào trúng thầu hoặc hủy thầu.

- Hoàn thiện hợp đồng:

Nhà thầu sẽ tiến hành thương thảo với bên mời thầu để giải quyết các vấn đề cịn tồn tại chưa hồn chỉnh về hợp đồng đối với nhà thầu. Nhà thầu cần phải nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng trước khi ký kết hợp đồng. Riêng đối với các gói thầu quy mơ nhỏ, khi nhận được thông báo kết quả trúng thầu thì Ban QLDA có thể thương thảo và ký hợp đồng ngay.

Nếu quá trình thương thảo với nhà thầu trúng thầu khơng thành cơng thì Ban QLDA sẽ trình lên chủ tịch UBND huyện xin ý kiến: cho phép hủy kết quả hoặc cho phép mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo đến thương thảo và ký kết hợp đồng.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đấu thầu tại ban quản lý dự án xây dựng và phát triển cụm công nghiệp huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2019 – 2021 và khuyến nghị (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)