1.2 .Tổng quan về Đấu thầu xây lắp
2.4. Kết quả đạt được trong công tác Đấu thầu tại Ban
2.4.1. Thành tựu
Ngồi những kết quả tích cực đã được thể hiện trong phần thực trạng công tác đấu thầu tại Ban QLDA như: tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ngày càng tăng cao, tính cơng khai, đấu thầu qua mạng dần được chú trọng tuyệt đối thay vì đấu thầu truyền thống,…Ban cũng đạt được những thành tựu khác như:
a. Năng lực của các cán bộ tham gia đấu thầu
Trong giai đoạn 2019 - 2021, qua các lớp bồi dưỡng cũng như các buổi tập huấn nghiệp vụ hàng năm, khoảng 80% các cán bộ, viên chức tham gia trực tiếp thực hiện công tác đấu thầu đã có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu, đảm bảo điều kiện tiên quyết để triển khai đấu thầu tại từng đơn vị.
Không chỉ vậy, các cán bộ này đã được tập huấn các quy định mới về pháp luật trong quá trình lựa chọn nhà thầu, từng bước hiểu rõ trách nhiệm, vai trị của mình để thực hiện đấu thầu đúng các quy định của pháp luật. Và Ban QLDA cũng đang dần dần tăng số lượng cán bộ đi học các lớp nghiệp vụ về đấu thầu để 100% cán bộ tham gia đấu thầu đều có chứng chỉ nghiệp vụ đấu thầu. Trong quá trình thực hiện đấu thầu, năng lực của các cán bộ Ban QLDA ngày càng được nâng cao, hồn thiện và tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như
kiến thức chuyên môn trong việc giải quyết những phát sinh, vướng mắc và xử lý những vấn đề, tình huống gặp phải trong quá trình đấu thầu. Đồng thời, các cán bộ sẽ nắm vững được các quy chế, quy định của Nhà nước về đấu thầu, để có thể vận dụng một cách linh hoạt trong q trình thực hiện cơng tác đấu thầu. Các kỹ năng và nghiệp vụ của cán bộ thực hiện đấu thầu được nâng cao cũng chính là góp phần làm tăng hiệu quả của các dự án.
b. Tính cơng khai, minh bạch, cơng bằng, trong đấu thầu
Trong giai đoạn này, tồn bộ các gói thầu tổ chức đấu thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu được tổ chức đăng tải thông tin đúng quy định của Luật đấu thầu năm 2013. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán công khai, nội dung, tiêu chí đánh giá, lựa chọn nhà thầu được lập cơ bản tuân thủ các quy định của Bộ KH&ĐT, tạo sự công bằng trong công tác lựa chọn nhà thầu. Các hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo đúng quy định tại các thông tư hướng dẫn, do vậy, tính cạnh tranh, cơng bằng từng bước được đảm bảo. Sau khi có kết quả trúng thầu, Ban QLDA sẽ thông báo cho các nhà thầu trúng thầu và khơng trúng thầu, đồng thời cũng sẽ có thơng báo giải thích rõ lý do trúng thầu một cách đầy đủ, rõ ràng, tránh sự mập mờ, ngờ vực. Một điểm mới trong công tác đấu thầu tại Ban QLDA là các gói thầu trong giai đoạn 2019-2021 đã được đăng tải thông tin về kế hoạch lựa chọn nhà thầu đầy đủ trên Báo đấu thầu và Website của trung tâm đấu thầu qua mạng quốc gia. Việc đăng tải các thông tin theo quy định nhằm đảm bảo công khai minh bạch, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, từ đó lựa chọn được nhà thầu có năng lực đáp ứng yêu cầu của gói thầu nhằm thực hiện được các mục tiêu của dự án một cách hiệu quả nhất.
c. Công tác đấu thầu, thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả LNCT
- Các gói thầu được phân chia với quy mô hợp lý, phù hợp với điều kiện năng lực của các nhà thầu, đảm bảo các điều kiện cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu.
phân chia hình thức lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
- Việc mở thầu đều được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu đối với các HSDT được nộp theo yêu cầu của HSMT.
- Các thơng tin chính nêu trong HSDT của từng nhà thầu đều được công bố ngay trong buổi mở thầu, được ghi lại trong biên bản mở thầu với đầy đủ chữ ký xác nhận của đại diện bên mời thầu, đại diện nhà thầuvàđạidiện cơ quan liên quan tham dự.
- Các nhà thầu trúng thầu đều thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đấu thầu: bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng,…
d. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trong đấu thầu
Vấn đề cạnh tranh là nội dung cơ bản nhất để đảm bảo cơng tác đấu thầu thực sự có hiệu quả. Một gói thầu mà có nhiều nhà thầu tham dự thì sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt. Và từ đó, nếu muốn trúng thầu, các nhà thầu sẽ phải phát huy tối đa năng lực của mình, và qua đó, Ban QLDA sẽ chọn được ra những nhà thầu phù hợp với năng lực tốt nhất, đảm bảo cho những dự án thực sự có hiệu quả cao. Ban QLDA vẫn thường áp dụng hình thức chỉ định thầu với cácgóithầu có quy mơ nhỏ nhưng tuy nhiên với những gói thầu lớn, Ban QLDA lại áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu. Với hình thức này, các nhà thầu từ khắp nơi trên cả nước đều có thể có khả năng trúng thầu, và họ sẽ thể hiện tối đa những khả năng mà họ có, điều đó sẽ khơng chỉ giúp những nhà thầu phát triển thêm về năng lực và kĩ thuật mà cịn giúp cho Ban QLDA tìm được những nhà thầu tốt nhất, phù hợp với tiêu chí đề ra trong HSMT.
2.4.2. Hạn chế
Cơng tác đấu thầu cịn nhiều hạn chế. Q trình chuẩn bị thực hiện đấu thầu kéo dài. Hình thức đấu thầu chưa được áp dụng nhiều, đa số là việc thực hiện chỉ định thầu. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, kiểm sốt, quản lý các bước trong q trình đấu thầu còn yếu nên còn xảy ra hiện tượng mua bán thầu. Thủ tục đấu thầu trải qua nhiều cơng đoạn, trình tự chưa hợp lý gây chậm trễ
trongviệc thực hiên các dự án đầu tư, gây khó khăn cho các chủ đầu tư và các đơnvị tham gia đấu thầu. Chi tiết như sau:
a. Giai đoạn chuẩn bị đấu thầu chưa đạt chất lượng tốt
Lập HSMT là công việc quan trọng, qua đó lựa chọn được nhà thầu chất lượng với chi phí thấp nhất. Dễ dàng nhận thấy, hiện nay, cơng tác lập HSMT có nhiều hạn chế. Tuy đã có những quy định cụ thể về mẫu HSMT với những yêu cầu tương đối khắt khe về biểu mẫu, nhằm hạn chế tối đa các sai phạm nhưng vẫn có những khe hở mà các đơn vị cố tình tận dụng để gây thiếu cơng bằng, công khai, minh bạch trong đấu thầu. Thêm nữa, việc xác định tiêu chí về nhân sự, máy móc chưa có những tiêu chí chung nhất để xác định với những gói thầu chung. Việc chuẩn bị HSDT vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng HSDT thấp đã gây ra phải huỷ đấu thầu. Ví dụ như việc có một số nhà thầu có HSDT đảm bảo chất lượng, tuy nhiên thiếu bảo lãnh dự thầu, dẫn đến hủy thầu, phải đấu lại. Đây là hạn chế khách quan đến từ nhà thầu.
Do thiếu kinh nghiệm chuyên môn về đấu thầu cũng như thi công xây dựng nên chất lượng công tác đấu thầu phụ thuộc vào đơn vị tư vấn, chất lượng quản lý đấu thầu thấp, gần như khơng kiểm tra, kiểm sốt. Ban QLDA đã gặp khơng ít những khó khăn trong cơng tác triển khai quản lý dự án, quản lý đấu thầu. Khi phịng Tài chính – kế hoạch quyết tốn, phát hiện những sai phạm trong công tác lựa chọn nhà thầu như việc lập HSMT sai mẫu quy định, chậm tiến độ lập HSMT dẫn tới chấm thầu không đảm bảo chất lượng cũng như những yêu cầu về quy trình đầu tư xây dựng hoặc xảy ra tình trạng phải gia hạn thời gian phát hành HSMT do chậm tiến độ, từ đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian thi công của dự án, đến hoạt động củacảBan QLDA với những dự án khác.
b. Công tác quản lý sau đấu thầu còn chưa được thực hiện thường xuyên
Khi thực hiện hợp đồng, phát sinh hoặc điều chỉnh đơn giá, khối lượng thường xuyên diễn ra. Một phần do công tác lập dự tốn khơng chính xác,
khi thực hiện lập HSDT khơng kiểm tra xem xét lại, dẫm đến tình trạng điều chỉnh hợp đồng thường xuyên diễn ra. Do đó, phải điều chỉnh nhà thầu hoặc tổ chức đấu thầu lại phần nhà thầu khơng cịn khả năng thực hiện. Năng lực của Ban QLDA còn nhiều hạn chế. Các cán bộ trong ban quản lý thường kiêm nhiệm nhiều cơng việc nên cơng tác quản lý cịn chưa được chú trọng đúng mức. Công tác quản lý chất lượng và giám sát cơng trình xây dựng tuy đã được quan tâm, cải thiện trong thời gian qua nhưngchấtlượng còn thấp, chưa thường xuyên, chưa đáp ứng được các nhu cầu về quản lý chất lượng như: thiếu báo cáo thường xuyên trong xây dựng cơ bản, thiếu cán bộ giám sát, do vậy chất lượng các cơng trình cịn chưa cao. Chủ đầu tư, Ban QLDA chưa kiểm tra, giám sát thường xuyên, do vậy chưa hạn chế được các sai phạm, các khâu còn yếu kém chưa được kịp thời sửa chữa.
c. Chế độ báo cáo chưa được thực hiện thường xuyên, chất lượng chưa cao
Đối với Ban QLDA, công tác báo cáo tương đối đầy đủ, kịp thời, đúng biểu mẫu, được thực hiện tốt hơn so với năm trước song vẫn còn tiếp tục cần phải cải thiện. Vẫn còn một số báo cáo chưa đảm bảo chất lượng do chỉ tập trung vào số liệu mà chưa phân tích đánh giá tình hình thực tế, chưa nêu được các khó khăn, vướng mắc, các nguyên nhân khách quan, chủ quan và giải pháp kiến nghị để hồn thiện cơng tác đấu thầu. Các số liệu thống kê trong một số trường hợp cịn thiếu chính xác, khơng đúng theo biểu mẫu quy định dẫn đến phải có yêu cầu chỉnh sửa gây khó khăn cho việc tổng hợp, nhiều số liệu, chất lượng báo cáo thấp, mang tính thủ tục, đối phó.
d. Đơn vị tư vấn lựa chọn nhà thầu chưa có đóng góp tốt
Nhiều đơn vị Tư vấn lựa chọn nhà thầu khơng có tinh thần trách nhiệm cao, không tham mưu giúp được chủ đầu tư làm tốt công tác đấu thầu, chỉ thầu:
- Lập Hồ sơ mời thầu sơ sài, không theo đúng quy định của Luật đấu thầu.
- Khi đánh giá hồ sơ dự thầu: có nhiều sai phạm trong việc đối chiếu các tiêu chuẩn đánh giá dẫn đến những đề xuất trúng thầu khơng cơng bằng. Thậm chí có những sai sót rất nghiêm trọng như: tự ý hạ tiêu chuẩn trúng thầu; hoặc trong các biên bản chấm thầu thì cho nhà thầu này trúng thầu, nhưng khi đề nghị với chủ đầu tư thì lại cho nhà thầu khác trúng thầu mà nhà thầu này khơng có tên trong các nhà thầu dự thầu.
e. Năng lực các nhà thầu xây lắp chưa tốt
- Rất nhiều các nhà thầu thi công không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng thi cơng, về năng lực máy móc thiết bị, khả năng ứng vốn, tiến độ thi công… Nhiều hạng mục, chi tiết thi công không đúng thiết kế đã được phê duyệt nhưng vẫn nghiệm thu, đề nghị thanh toán đúng như bản vẽ thi công được duyệt.
- Một số công việc không làm đúng quy định như: không báo cáo kịp thời với chủ đầu tư các phát sinh thay đổi thiết kế, để kịp thời điều chỉnh bổ sung theo đúng quy định.
- Lập hồ sơ hồn cơng không đúng quy định: ghi nhật ký thi công, lập bản vẽ hồn cơng khơng đúng thực tế thi công (thường lấy bản vẽ thiết kế làm bản vẽ hồn cơng). Hầu như 100% các cơng trình khi thanh tra đều bị buộc lập lại bản vẽ hồn cơng.