Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường THPT huyện Lương tài, tỉnh Bắc Ninh (Trang 71 - 72)

3.1.1. Đảm bảo tính khoa học

Quản lý HĐDH mơn Ngữ văn địi hỏi phải có tính khoa học. Từ thực trạng dạy và học mơn Ngữ văn vẫn cịn tồn tại một số hạn chế đặc biệt trong PPDH ngƣời cán bộ quản lý trên cơ sở đó cần phải nghiên cứu nhằm khám phá ra những biện pháp mới tốt hơn dần thay thế những biện pháp cũ khơng cịn phù hợp. Muốn nhƣ vậy phải nắm rõ bản chất của bộ môn đồng thời thấy đƣợc nguyên nhân của những hạn chế từ đó đề xuất biện pháp phù hợp với các điều kiện của nhà trƣờng.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Mỗi biện pháp có tính khả thi đầu tiên phải đáp ứng tính thực tiễn. Quản lý phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, tận dụng các nguồn lực: nhân lực, tài lực, vật lực…, môi trƣờng của nhà trƣờng đặc biệt là phù hợp với đặc điểm của địa phƣơng. Để quản lý tốt hoạt động dạy học với đặc thù mơn Ngữ văn có các hoạt động dạy học theo chủ đề, chuyên đề cho học sinh tham quan các di tích lịch sử …phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Ngành, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhất là phải phù hợp với tình hình thực tiễn của Nhà trƣờng và của địa phƣơng

3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ

Để nâng cao chất lƣợng dạy học môn Ngữ văn trong nhà trƣờng không chỉ áp dụng những giải pháp riêng lẻ mà cần phải có nhiều những giải pháp khác nhau đồng thời tác động vào quá trình quản lý. Đảm bảo tính đồng bộ giữa các giải pháp quản lý hoạt động dạy học để cùng nâng cao chất lƣợng dạy học đáp ứng đƣợc nhu cầu xã hội.

3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa

Quản lý hoạt động dạy học nói chung, hoạt động dạy học mơn Ngữ văn theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục PT mới nói riêng là một vấn đề có tính truyền thống, đƣợc các cấp quản lý, các nhà trƣờng và các cơng trình nghiên cứu quan tâm từ lâu. Trong quá trình nghiên cứu và tổ chức thực hiện quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các trƣờng PT đã có nhiều giải pháp đƣợc đề xuất và vận dụng vào thực tiễn quản lý, và qua đó có những giải pháp thể hiện tính hiệu quả của nó. Vì vậy, trong khi nghiên cứu và đề xuất giải pháp mới cho quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng chƣơng trình giáo dục PT mới tác giả luận văn đã có kế thừa những giải pháp QLHĐ DH mơn Ngữ văn đã đƣợc các cơ sở giáo dục nghiên cứu và áp dụng nhằm điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nền giáo dục hiện thời và hoàn cảnh đặc điểm của nhà trƣờng để đảm bảo thực hiện mục tiêu chung của đổi mới giáo dục trong cả nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường THPT huyện Lương tài, tỉnh Bắc Ninh (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)