Mỹ, Alvin Toffler
Alvin Toffler là nhà tương lai học nổi tiếng người Mỹ được độc giả trên thế giới biết đến với hai tác phẩm rất nổi tiếng là “Cú sốc tương lai” và “Đợt sóng thứ ba”.
Trong hai tác phẩm này của mình, Alvin Tofler chia lịch sử phát triển của xã hội loài người thành 3 giai đoạn – 3 “đợt sóng”. Đợt sóng thứ nhất với sự ra đời của Nền văn minh Nơng nghiệp, Đợt sóng thứ hai với sự ra đời của Nền văn minh Công nghiệp, Đợt sóng thứ ba với sự ra đời của Nền văn minh Hậu cơng nghiệp hay cịn gọi là Văn minh Tin học – nền văn minh ra đời ở một số nước phát triển như Mỹ vào những năm 60 của thế kỷ trước. Đặc biệt,
trong tác phẩm “Cú sốc tương lai”, Alvin Tofler có rất nhiều kiến giải sâu sắc về giáo dục và nhà trường.
Theo Alvin Toffler, hệ thống giáo dục của nhiều nước trên thế giới tại thời điểm những năm 70 của thế kỷ trước đang “vận hành không đúng một cách nguy hiểm” [27, tr. 263] vì “trường học của chúng ta đang hướng về phía sau, hệ thống đã chết, hơn là hướng tới phía trước” vì “hàng triệu học sinh ngày nay bị luật pháp bắt buộc phải tốn một số giờ quý báu của cuộc đời để nhai những mơn mà ích lợi phải xem xét lại” và vì “chương trình giảng dạy hiện nay là sự bảo lưu ngu xuẩn của quá khứ” [27, tr. 273]
Theo ông, trường học phải trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng người học cần cho cuộc sống tương lai của họ. Nhân loại đã bước vào xã hội thông tin – xã hội mà tri thức là của chung nhân loại, có ở nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau nhưng tuổi thọ của tri thức càng ngày càng ngắn. Do đó, khơng thể bắt học sinh phải học tất cả các mơn. Học sinh phải có quyền lựa chọn những gì các em thích học. Trường học phải dạy người ta cách học,
cách chiếm lĩnh tri thức chứ không phải dạy người ta những tri thức cố định, dạy người ta kỹ năng thu thập xử lý dữ liệu chứ không dạy người ta những số liệu cố định. “Mục tiêu đầu tiên của giáo dục phải là làm tăng khả năng đối
phó của con người với tương lai” [27, tr. 268]. Phạm vi các môn học phải rộng lớn. Học sinh, sinh viên không nhất thiết phải học chung một mơn học nhưng nhất thiết phải có cùng một số kỹ năng cần thiết cho sự thông tin giữa con người với con người và sự hợp nhất xã hội. “Nền giáo dục phải dịch chuyển vào thời tương lai”. [27, tr. 284]