Đặc trưng trường học thân thiện ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý trường tiểu học huyện hưng hà tỉnh thái bình đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện (Trang 32 - 38)

1.3.2.1. Một số mơ hình trường học tiến bộ đã có ở Việt Nam

Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động và triển khai tới các trường phổ thông vào

đầu năm học 2008-2009. Lễ phát động được tổ chức vào ngày 15/5/2008 tại trường THCS Vạn Phúc, Thành phố Hà Đông, Hà Tây (nay là Quận Hà Đông, Hà Nội) với mục tiêu chính là huy động sức mạnh tồn xã hội xây dựng cho trẻ một mơi trường giáo dục an tồn, thân thiện, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục phổ thơng, hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học.

Để có được quyết định triển khai chính thức phong trào này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thí điểm mơ hình này từ nhiều năm trước trên cơ sở kế thừa những nền tảng cơ bản của phong trào xây dựng Trường học thân thiện (Child – friendly school) đã được Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc triển khai ở một số nước đang phát triển trên thế giới.

Thực ra, nghiên cứu kỹ lịch sử phát triển của nền giáo dục Xã hội Chủ nghĩa nước nhà, chúng ta thấy, không phải đến nay ta mới triển khai xây dựng mơ hình trường học thân thiện. Mơ hình trường học kiểu này đã được triển khai ở một số trường học ở nước ta vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước.

Đầu tiên là vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, Trường cấp 2 Bắc Lý (nay thuộc tỉnh Hà Nam) đã tổ chức quá trình đào tạo của mình với phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Với phương châm đào tạo này, nhiều năm liên tục trường là lá cờ đầu về mọi mặt của ngành giáo dục, vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Từ sự thành công của Trường Cấp 2 Bắc lý, khẩu hiệu “Tất cả vì học sinh thân yêu” đã được tất cả các trường học trên cả nước coi là phương châm hành động của trường mình.

Đến cuối những năm 70 của thế kỷ trước, ở nước ta có sự ra đời của Trường thực nghiệm Giảng Võ – Hà Nội do Giáo sư Hồ Ngọc Đại khởi xướng với triết lý dạy học: Nền giáo dục trƣớc đây cho 5% dân cƣ thì nay phải là

nền giáo dục cho 100% dân cƣ.

Cách làm là : Cơng nghệ hố q trình giáo dục

Đặc biệt, trường có một thơng điệp rất đáng được quan tâm „Ai cũng

đƣợc học, học gì đƣợc nấy‟. Tất cả học sinh được hưởng sự chăm sóc, giáo dục

chu đáo để đối với các em “Mỗi ngày đến trƣờng náo nức một ngày vui, đi học là hạnh phúc”.

Học tập mơ hình trường cấp 2 Bắc Lý và trường THCS thực nghiệm Giảng Võ, nhiều cơ sở giáo dục khác đã có những cách làm sáng tạo, phát huy được sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ giáo viên, sự tích cực học tập,

rèn luyện của học sinh trở thành những điểm sáng về dạy tốt, học tốt.

1.3.2.2. Nội hàm khái niệm thân thiện trong “trường học thân thiện”

Trước nhất cần hiểu rằng xây dựng trường học thân thiện là tạo ra môi trường thân thiện với người học. Để đạt được mục tiêu này ta hãy xác định thế nào là môi trường thân thiện.

“Môi trường thân thiện với trẻ là nơi thực hiện và tôn trọng quyền trẻ em, là mơi trường học tập hồ nhập, nơi tất cả trẻ được đón tiếp, khơng có sự phân biệt, đối xử, giúp trẻ sống hồ nhập. Là mơi trường giáo dục hiệu quả, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, trẻ cảm thấy thoải mái, hứng thú, giúp trẻ phát triển tự nhiên, lành mạnh trên cơ sở các mối quan hệ gần gũi, thân thiện và hợp tác giữa giáo viên và học sinh; học sinh và phụ huynh, phụ huynh, nhà trường và cộng đồng. Môi trường học thân thiện là môi trường thân ái, yêu thương, thu hút trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em tham gia bày tỏ ý kiến, ý kiến của trẻ được lắng nghe, tơn trọng. Từ đó, giúp trẻ em giải quyết những khó khăn, vướng mắc cũng như đưa ra những định hướng nhằm giúp trẻ phát triển tốt hơn. Môi trường học thân thiện là môi trường xanh sạch đẹp, nơi trẻ được bảo vệ, chăm sóc an tồn”. [11, tr. 2]

Từ định nghĩa về “môi trường thân thiện” nêu trên, tác giả Trần Công Khanh cho rằng: Môi trường thể hiện sự thân thiện với học sinh là trẻ em khi nó bao hàm các yếu tố sau:

- Công bằng: Mọi trẻ em đều được đối xử như nhau, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, sắc tộc, khoẻ mạnh hay khuyết tật. Cơng bằng cịn thể hiện ở việc đánh giá, xếp loại, khen thưởng học sinh.

- Bao dung: Giáo viên hiểu và thông cảm với học sinh, không cố chấp, không thù ghét các em. Tạo cơ hội giúp đỡ các em sửa chữa lỗi lầm để các em tự vươn lên trọng học tập và rèn luyện.

- Yêu thƣơng: Giáo viên thể hiện sự gần gũi, thân mật với trẻ thơng qua các cử chỉ, lời nói, cách xưng hơ; sẵn sàng đáp lại tình cảm của trẻ, lắng nghe, chia sẻ những tâm sự của trẻ. Yêu thương, gần gũi còn thể hiện ở mối quan hệ giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với phụ huynh, CBQL với giáo viên và giữa học sinh với học sinh. Nhà trường là ngôi nhà chung, nơi thể hiện sự yêu thương, chia sẻ của các thành viên.

- Quan tâm: Quan tâm, tạo điều kiện để học sinh bày tỏ nhu cầu về học tập, vui chơi, giải trí, bày tỏ điều kiện sống, hồn cảnh gia đình, đảm bảo các em được hiểu về nhu cầu, tâm tư tình cảm. Tinh thần, tâm lý của trẻ được hiểu, tôn trọng, chia sẻ và bảo vệ.

- Tôn trọng: Tôn trọng sự khác biệt của mỗi học sinh, tôn trọng quan điểm, ý kiến phát biểu, sở thích riêng của mỗi trẻ.

- Tin tƣởng: CBQL, giáo viên tạo được lịng tin đối với học sinh thơng qua các hoạt động giáo dục, giảng dạy, cách ứng xử tận tâm, ân cần đối với học sinh; cách sinh hoạt hằng ngày trong cuộc sống đời thường. CBQL, giáo viên phải là những tấm gương sáng để các em học tập noi theo, là những người các em có thể tin tưởng, chia sẻ tâm tư, tình cảm. Tin tưởng còn thể hiện ở sự tôn trọng, đánh giá đúng khả năng của học sinh trong giao các nhiệm vụ học tập.

- An toàn: Trường học phải là nơi an toàn về tinh thần và thể xác đối với trẻ. Trẻ không bị đe doạ, không bị bắt nạt bởi người lớn hay học sinh trong trường; không bị trừng phạt thân thể khi vi phạm nội quy của lớp hay không

hoàn thành nhiệm vụ học tập giáo viên giao. Trẻ không bị cô lập, ức chế và khủng hồng tâm lý. An tồn cịn thể hiện ở việc các em được học tập, sinh hoạt với điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, an toàn, được đảm bảo đủ dinh dưỡng, an toàn về vệ sinh thực phẩm.

- Hiệu quả: Nhà trường phải là nơi cung cấp giáo dục đảm bảo chất

lượng, tạo điều kiện để trẻ em học tập, phát triển tồn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ.

1.3.2.3. Đặc trưng của trường Tiểu học thân thiện ở Việt Nam:

- Theo quan điểm của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc, một trường học được coi là thân thiện nếu có 13 đặc trưng cơ bản (đã trình bày ở nhóm tiểu mục 1.3.1). Với tình hình cụ thể ở Việt Nam hiện nay, theo tác giả đề tài này, một trường Tiểu học được coi là thân thiện nếu có những đặc điểm sau:

a. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường:

- Quang cảnh nhà trường xanh, sạch, đẹp, có đủ cây bóng mát cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời.

- Có đủ phịng học, một số phịng chức năng thiết yếu đảm bảo đủ ánh sáng, sạch, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, đảm bảo an tồn về tính mạng, sức khoẻ của thày và trị.

- Có đủ nhà vệ sinh hợp vệ sinh cho thày và trị theo giới tính. Tính thân thiện sẽ giảm đi khi mà mỗi lần đi vệ sinh học sinh phải nhắm mắt, bịt mũi nín thở.

b. Về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

- Nội dung dạy học phù hợp với khả năng, nhu cầu nhận thức của học sinh. Loại bỏ những nội dung kiến thức không phù hợp, bổ sung những kiến thức, những kĩ năng giúp người học giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống đồng thời định hướng cho các em đối mặt với những biến đổi trong cuộc sống tương lai của mình.

- Hình thức tổ chức dạy học đa dạng theo lớp, theo nhóm, hay với từng cá nhân để học sinh được tổ chức học tập dưới nhiều mơi trường khác nhau, coi

trọng hình thức tự học có sự hướng dẫn của giáo viên, tạo cho học sinh sự tự tin, nâng cao khả năng hợp tác trong nhóm, khả năng giao tiếp, khả năng làm việc độc lập, biến quá trình nhận thức trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả.

- Tính thân thiện thể hiện ở phương pháp dạy học khi giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực, tổ chức quá trình nhận thức cho học sinh một cách tự nhiên với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại.

- Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến, bày tỏ ý kiến của mình trong quá trình học tập, trong các hoạt động vui chơi, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao trong và ngoài nhà trường.

- Học sinh được giáo dục ý thức tự vươn lên, được hướng dẫn, rèn luyện khả năng tự học, thu thập và xử lý thông tin.

- Thân thiện cịn được thể hiện ở sự đổi mới hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh. Hình thức kiểm tra đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh; nhận xét, đánh giá của giáo viên trên cơ sở tôn trọng, nâng niu sự tiến bộ của trẻ, ghi nhận dù là sự tiến bộ nhỏ nhất, xoá dần cảm giác, tâm lý lo sợ phải trả bài mỗi lần đến trường, đến lớp.

- Đặc biệt, sự thân thiện còn thể hiện ở mối quan hệ của các thành viên trong nhà trường, thể hiện ở phương thức triển khai các hoạt động, thể hiện ở sự ân cần, bao dung, độ lượng của giáo viên với học sinh, sự phối hợp của gia đình và xã hội trong chăm lo cuộc sống cho trẻ.

c. Tổ chức giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh:

- Học sinh được giáo dục các giá trị sống để tự nhận biết khả năng, sở trường, hạn chế của mình từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.

- Học sinh được rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm.

- Học sinh được luyện tập thể dục thể thao, được giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ, được rèn luyện các kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác có nguy cơ xảy ra với trẻ.

- Học sinh được rèn luyện kĩ năng ứng xử, giao tiếp với bạn bè với người lớn, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.

d. Tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.

- Học sinh được tham gia các hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ, các hội thi dành cho số lượng lớn học sinh.

- Học sinh được tham gia vào các trò chơi dân gian và các hoạt động giải trí phù hợp với lứa tuổi.

e. Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội

- Học sinh được tham quan các cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống ở địa phương, trong huyện để các em được giáo dục tình u lao động, có thêm vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống; thăm và chăm sóc những gia đình, người già neo đơn, có cơng với cách mạng.

- Học sinh được tham gia tìm hiểu, được hướng dẫn cách chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hố, cách mạng ở địa phương.

- Học sinh được khuyến khích tuyên truyền, giới thiệu các di tích lịch sử, văn hố với bạn bè với khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý trường tiểu học huyện hưng hà tỉnh thái bình đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)