- Sự bất cập trong định biên giáo viên cấp Tiểu học của tỉnh tiếp tục gây
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn và có tính khả thi cao
Thực tiễn là thước đo chân lý; chân lý, lí luận chỉ có giá trị khi nó được kiểm đinh bằng thực tiễn. Do đó, mỗi biện pháp khi đưa ra phải dựa trên những
phân tích chính xác, khoa học về tình hình thực tiễn. Muốn đề xuất các biện pháp QLGD có hiệu quả phải tìm hiểu cụ thể đặc điểm của huyện, của các nhà trường từ tất cả các phương diện có liên quan như: điều kiện về cơ sở vật chất, về con người, cách thức quản lý, hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động, điều kiện môi trường…
Đối tượng của giáo dục và quản lý giáo dục là con người nên khi đưa ra các biện pháp QLGD để đạt được sự phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao, chúng ta khơng thể không chú ý tới đặc điểm, sự phát triển tâm lý lứa tuổi của học sinh ở cấp học và sự tác động của các yếu tố bên ngồi đến sự hình thành phát triển nhân cách của các em trong những điều kiện kinh tế văn hoá, xã hội cụ thể. Bên cạnh đó, khi đề xuất biện pháp quản lý các trường Tiểu học xây dựng trường học đáp ứng mục tiêu “trường học thân thiện” cần căn cứ vào thực trạng xây dựng trường học thân thiện ở các trường Tiểu học và việc quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện của các đơn vị trong huyện mình quản lý, những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện phong trào. Khi biện pháp được đề xuất trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc về thực trạng, về các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện phong trào của đơn vị, trên cơ sở “biết mình, biết người, biết thế, biết thời” thì các biện pháp chắc chắn sẽ có tính khả thi rất cao. Và đây là một yêu cầu, một nguyên tắc quan trọng trong đề xuất giải pháp.