Năm 2021:
- 100% gói thầu áp dụng đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu ≤ 10 tỷ đồng; thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu ≤ 20 tỷ đồng.
- Khơng tổ chức đấu thầu qua mạng đối với gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng/các gói thầu có tính đặc thù.
- Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trong năm phải bảo đảm tổng số lượng các gói thầu đạt tối thiểu 70% số lượng gói thầu áp dụng đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng giá trị gói thầu đạt tối thiểu 35% tổng giá trị các gói thầu áp dụng các hình thức này.
Từ năm 2022 - năm 2025:
- Tối thiểu 70% các gói thầu thuộc quy định tại Điều 1 Luật Đấu thầu 2013;
- 100% gói thầu sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
- 100% gói thầu mua sắm tập trung.
Theo đó, tính tới thời điểm hiện nay (năm 2021), 100% các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu ≤ 10 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu ≤ 20 tỷ đồng phải thực hiện đấu thầu qua mạng.
1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến đấu thầu qua mạng
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng và tác động với mức độ khác nhau, gồm cả nhân tố chủ quan và khách quan, nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài tác động đến hoạt động đấu thầu, về cơ bản có các nhân tố sau:
– ếu tố môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý ảnh hưởng và tác động đến hoạt động đấu thầu được hiểu là hệ thống pháp luật hiện hành và các luật liên quan đến lĩnh vực đấu thầu nhằm tạo môi môi trường và căn cứ pháp lý để hoạt động đấu thầu được thực hiện gồm các văn bản như: Luật, Nghị định, Thông tư, các văn bản hướng dẫn thi hành luật… cũng như hệ thống các quy định của pháp luật quy định về các nguyên tắc, quy trình tổ chức đấu thầu, các quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, quy định về việc giải quyết các kiến nghị, tố cáo trong đấu thầu hay những quy định về việc bắt buộc đăng tải công khai thông tin trong đấu thầu…
Như vậy, yếu tố môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với hoạt động đấu thầu. Bởi nếu môi trường pháp lý về đấu thầu được hồn thiện, đầy đủ, rõ ràng thì việc triển khai thực hiện đấu thầu trong thực tiễn được thuận lợi và hiệu quả. Ngược lại, nếu môi trường pháp lý trong lĩnh vực đấu thầu khơng đầy đủ, hồn thiện, còn tồn tại nhiều kẽ hở,
thiếu những quy định chặt chẽ thì khi đó đấu thầu sẽ gặp nhiều khó khăn trong q trình triển khai thực hiện, thậm chí cịn tạo kẽ hở cho các hành vi gian lận trong đấu thầu, gây ra tình trạng tham nhũng, lãng phí, lách luật trong hoạt động đấu thầu.
– ếu tố phương pháp và hình thức tổ chức đấu thầu: Trên thực tế việc lựa chọn phương pháp và hình thức thực hiện đấu thầu có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác đấu thầu. Cụ thể, so với việc áp dụng hình thức đấu thầu truyền thống thì hình thức đấu thầu qua mạng (đấu thầu điện tử) có những tiến bộ quan trọng việc tạo ra sự cạnh tranh, công khai minh bạch các thông tin trong đấu thầu, tiết kiệm rất nhiều chi phí trong đấu thầu (chi phí in ấn, đi lại, ăn ở, mua hồ sơ dự thầu, chi phí bơi trơn..), giảm được các khâu trung gian khơng cần thiết do bên mời thầu và nhà thầu không cần phải gặp nhau khi tổ chức đấu thầu. Đặc biệt, hình thức đấu thầu qua mạng cịn góp phần rút ngắn được rất nhiều thời gian trong đấu thầu, hướng tới tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động quản lý, do đó tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu được nâng lên rõ rệt.
Mặt khác, cùng với phương pháp tổ chức đấu thầu thì hình thức tổ chức đấu thầu cũng có những ảnh hưởng rất lớn đến đấu thầu. Cụ thể, đối với những gói thầu thực hiện đấu thầu bằng hình thức rộng rãi hoặc chào hàng cạnh tranh thì sức cạnh tranh giữa các nhà thầu cao hơn, đồng thời hiệu quả kinh tế do đấu thầu mang lại cũng rõ dệt hơn và được nhiều hiệu quả hơn so với việc áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế, đặc biệt so với hình thức chỉ định thầu.
– ếu tố thuộc về nội dung và đặc điểm của gói thầu: Trong đấu thầu tùy thuộc vào nội dung và tính chất của gói thầu mà đấu thầu có thể áp dụng các quy trình và hình thức đấu thầu khác nhau, phương pháp lựa chọn nhà thầu khác nhau. Ví dụ, đối với gói thầu mà có vốn đầu tư lớn, yêu cầu kỹ thuật cao mà trên thị trường chỉ có một số ít các nhà thầu có khả năng đáp ứng u cầu, thì bên mời thầu có thể áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế. Hoặc
tùy theo nội dung và đặc điểm tính chất của gói thầu về (quy mơ nguồn vốn, tính chất phức tạp hay tính cấp bách của vấn đề) mà bên mời thầu có thể áp dụng các hình thức chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế hoặc mua sắm trực tiếp, chính những yếu tố này dễ tạo kẽ hở cho việc bên mời thầu, chủ đầu tư lợi dụng sơ hở của pháp luật để tham nhũng, lãng phí.
– ếu tố thuộc về trình độ, năng lực quản lý: Trình độ và năng lực quản lý về đấu thầu của cơ quan nhà nước nói chung, chủ đầu tư, bên mời thầu nói riêng có ảnh hưởng và tác động rất lớn tới cơng tác đấu thầu. Nếu trình độ năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu không không cao, không am hiểu sâu về đấu thầu sẽ dễ dẫn tới việc xây dựng và ban hành nhiều chính sách, pháp luật chưa đầy đủ, hồn thiện, thiếu tính đồng bộ, chặt chẽ, cũng như trong quá triển khai thực hiện Luật Đấu thầu dễ để xảy ra sai sót trong quản lý do vậy sẽ gây ra những thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Ngược lại nếu trình độ, năng lực quản lý tốt thì các cơ quan QLNN về đấu thầu, các chủ đầu tư và bên mời thầu sẽ phát huy tốt vai trò trong cơng tác xây dựng và hồn thiện pháp luật về đấu thầu, đồng thời trong quá trình triển khai thực hiện sẽ hạn chế được nhiều những sai sót và khắc phục được nhiều hạn chế, qua đó góp phần thực hiện tốt cơng tác đấu thầu.