Tổng quan quy trình đấu thầu tại BQL Dựán huyện Vũ Thư Tỉnh Thá

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đấu thầu qua mạng tại thái bình giai đoạn 2019 2021 và khuyến nghị (Trang 42 - 48)

2.1.3 .Cơ cấu tổ chức

2.3. Quy trình đấu thầu qua mạng của Ban Quản Lí DựÁn Huyện Vũ

2.3.1. Tổng quan quy trình đấu thầu tại BQL Dựán huyện Vũ Thư Tỉnh Thá

Vũ Thư , Tỉnh Thái Bình

2.3.1. Tổng quan quy trình đấu thầu tại BQL Dự án huyện Vũ Thư Tỉnh Thái Bình Tỉnh Thái Bình

Trong những năm gần đây, nhận thấy tín hiệu tốt từ hiệu quả hoạt động đấu thầu vì vậy, Ban đã và đang rất chú trọng đến công tác tham gia đấu thầu,

và đấu thầu chủ yếu dưới hai hình thức là đấu thầu rộng rãi và chào hàng cạnh tranh.

Quy trình đấu thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi.

1) Chuẩn bị đấu thầu:

Sau khi có các tài liệu của dự án như: báo cáo nghiên cứu khả thi, các bản vẽ kỹ thuật, tổng dự tốn, chi phí cho dự án,... các cán bộ của Ban QLDA tiến hành thực hiện lựa chọn nhà thầu tư vấn trong khâu chuẩn bị đấu thầu, gồm có 3 cơng việc chính: lập và trình duyệt kế hoạch đấu thầu, lập HSMT và thông báo mời thầu.

2) Tổ chức đấu thầu:

Sau khi thông báo mời thầu đến các nhà thầu, Ban QLDA phát hành HSMT. Khi tiếp nhận các HSDT phải quản lý cực kỳ bảo mật và sẽ tiến hành

CHUẨN BỊ LCNT TỔ CHỨC LCNT ĐÁNH GIÁ HSDT THƯƠNG THẢO HĐ CÔNG KHAI KQLCNT HỒN THIỆN KÍ HĐ

mở các HSDT cơng khai, kể cả các bổ sung HSDT (nếu có) với sự có mặt của đại diện các nhà thầu và thời gian, địa điểm được quy định rõ ràng trong Thông báo mời thầu. Trong quá trình mở thầu, các cán bộ Ban QLDA phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về quy chế đấu thầu.

- Đánh giá HSDT:

Tổ chuyên gia lần lượt đánh giá tính hợp lệ của HSDT, đánh giá năng lực kinh nghiệm và kĩ thuật của nhà thầu. Các thông tin liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá, so sánh các HSDT, tổ chuyên gia và Ban QLDA không được tiết lộ cho các nhà thầu hay bất cứ người nào khác liên quan đến quy trình đấu thầu. Sau khi đánh giá xong thì tổ chuyên gia sẽ tiến hành xếp hạng nhà thầu.

- Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu:

Sau khi xem xét, đánh giá các HSDT, tổ chuyên gia chấm thầu của Ban QLDA lập tờ trình để trình lên chủ tịch UBND huyện xem xét và phê duyệt kết quả đấu thầu.

Văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu có các nội dung cơ bản như sau: + Tên và nội dung gói thầu: Nêu tóm tắt các nội dung chính của gói thầu; Cơ sở pháp lý của việc tổ chức đấu thầu; Dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu hoặc thiết kế dự tốn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Nêu quá trình tổ chức đấu thầu

+ Kết quả đánh giá HSDT và xếp hạng nhà thầu

+ Đề nghị phê duyệt kết quả trúng thầu: Tên nhà thầu trúng thầu (kể cả liên danh - nếu có); Giá đề nghị trúng thầu; Loại hợp đồng và thời gian thực hiện hợp đồng.

Đại diện chủ đầu tư sau đó sẽ thẩm định và nếu hợp lý sẽ ra quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Ban QLDA sẽ căn cứ vào quyết định trên để làm thông báo trúng thầu gửi tới các nhà thầu. Thông báo phải bằng văn bản và gửi tới các nhà thầu trúng thầu và không trúng thầu, kể cả trường hợp khơng có nhà thầu nào trúng thầu hoặc hủy thầu.

3) Kết thúc đấu thầu - Hoàn thiện hợp đồng:

Nhà thầu sẽ tiến hành thương thảo với bên mời thầu để giải quyết các vấn đề cịn tồn tại chưa hồn chỉnh về hợp đồng đối với nhà thầu. Nhà thầu cần phải nộp bảo lãnh hợp đồng trước khi ký kết hợp đồng. Riêng đối với các gói thầu quy mô nhỏ, khi nhận được thông báo kết quả trúng thầu thì Ban QLDA có thể thương thảo và ký hợp đồng ngay.

Nếu quá trình thương thảo với nhà thầu trúng thầu khơng thành cơng thì Ban QLDA sẽ trình lên chủ tịch UBND huyện xin ý kiến: cho phép hủy kết quả hoặc cho phép mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo đến thương thảo và ký kết hợp đồng.

Quy trình đấu thầu theo hình thúc chào hàng cạnh tranh

 Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu + Lập hồ sơ yêu cầu

- Thơng tin tóm tắt về dự án, gói thầu;

- Chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất;

- Tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu;

- -Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá thấp nhất.

- Sử dụng tiêu chí đạt, khơng đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật

+ Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu

– Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định trước khi phê duyệt;

– Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.

 Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu

Căn cứ tại khoản 2 Điều 58 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, việc tổ chức lựa chọn nhà thầu được tiến hành như sau:

- Bên mời thầu( BQL) đăng tải thông báo mời chào hàng.Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia theo thời gian quy định trong thông báo mời chào hàng nhưng bảo đảm tối thiểu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu.

- Nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Mỗi nhà thầu chỉ được nộp một hồ sơ đề xuất.

- Ngay sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu tiến hành mở các hồ sơ đề xuất và lập biên bản mở thầu bao gồm các nội dung: Tên nhà thầu; giá chào; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất; giá trị, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng và gửi văn bản này đến các nhà thầu đã nộp hồ sơ đề xuất.

 Bước 3: Đánh giá các hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng

Sau khi nhận được hồ sơ đề xuất của các nhà dự thầu, bên mời thầu tiến hành đánh giá các hồ sơ đề xuất và tiến hành thương thảo hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Nghị định 63/2014/NĐ-CP:

Đánh giá hồ sơ đề xuất

- Bên mời thầu( BQL) đánh giá các hồ sơ đề xuất được nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu. Nhà thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu khi có hồ sơ đề xuất hợp lệ; đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; tất cả yêu cầu về kỹ thuật đều được đánh giá là “đạt”.

- Bên mời thầu( BQL) so sánh giá chào của các hồ sơ đề xuất đáp ứng về kỹ thuật để xác định hồ sơ đề xuất có giá chào thấp nhất. Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) và khơng vượt giá gói thầu sẽ được mời vào thương thảo hợp đồng.

Thương thảo hợp đồng

+ Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được mời đến thương thảo hợp đồng. + Trường hợp nhà thầu được mời đến thương thảo hợp đồng nhưng không đến thương thảo hoặc từ chối thương thảo hợp đồng thì nhà thầu sẽ khơng được nhận lại bảo đảm dự thầu.

 Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và cơng khai kết quả lựa chọn nhà thầu

- Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.

- Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định trước khi phê duyệt. Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.

- Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu.

 Bước 5: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đấu thầu qua mạng tại thái bình giai đoạn 2019 2021 và khuyến nghị (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)