Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng

Một phần của tài liệu Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 97 - 99)

3.4. Một số kiến nghị hoàn thiện BLHS Việt Nam về tội Thiếu trách

3.4.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng

dụng pháp luật hình sự đối với tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Nhìn vào thực tiễn xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có

thể thấy rất cần thiết phải hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp

luật hình sụ đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng bởi:

- Một là, mặc dù thời gian qua, tại Hà Nội nói riêng và trên phạm vi cả nước

nói chung đã đạt được những kết quả nhất định trong phịng chống tham nhũng, tiêu

cực, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, cùng cố niềm tin của nhân dân vào sự lành đạo của Đảng. Tuy nhiên, với nhừng diễn biến nhanh,

phức tạp, khó lường của thế giới và khu vực trong thời gian tới, cũng như tình hình trong nước cho thấy Việt Nam vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực, sai phạm trong khi thực thi công vụ. Theo TS. Nguyễn Xuân Trường, Ban nội chính trung ương thì những thách thức Việt Nam

đang phải đối mặt đó là: (1) sự tinh vi, phức tạp của các hành vi tiêu cực; (2) thách thức từ chủ thề của tội phạm; (3) thách thức từ sự suy thoái, tiêu cực trong một bộ

phận cán bộ, đảng viên; (4) thách thức trong quá trinh hội nhập, đổi mới và tác động

tiêu cực từ nền kinh tế thị trường; (5) thách thức từ chính sách, tiền lương còn thấp,

chưa đảm bảo cho cán bộ, công chức, viên chức đủ sống để “không cần tham nhũng, tiêu cực”; (6) thách thức từ tâm lý, văn hóa truyền thống Á Đơng có những điều kiện tạo môi trường thuận lợi cho tham nhũng, tiêu cực phát triển; (7) thách thức đến từ sự yếu kém trong công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực đời sống xã hội [28].

Những thách thức này địi hỏi cần có những những giải pháp căn cơ, đột phá.

- Hai là, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là loại tội phạm

khó, khó trong việc phát hiện, khó trong việc định tội danh, khó trong việc xử lý.

Do đó nêu khơng có một hệ thông cơ sở pháp lý đây đủ và vững chãc thi không thê xử lý được loại tội phạm này trong thực tiễn. Đen thời điểm hiện tại, Nhà nước ta đã ban hành tương đối đầy đủ các văn bản ỌPPL giúp cho các cơ quan THTT có căn

cứ pháp lý để xử lý tội phạm. Tuy nhiên vẫn còn những lỗ hổng, vẫn còn những

vướng mắc mà chưa được quy định cụ thể, rõ ràng gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật, từ đó dề dẫn đến tình trạng gây oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.

- Ba là, các đối tượng trong các vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm

trọng là những người có chức vụ - người ln có trình độ học thức, chun mơn nghiệp vụ cao và địa vị xà hội, có mối quan hệ quen biết trong xã hội rộng vì vậy

ngay khi biết mình bị khởi tố, điều tra ln tìm cách né tránh, khai báo quanh co, họ có thể sử dụng quyền lực, quan hệ, hiểu biết, kinh nghiệm, tiền bạc để “ẩn mình”, “bọc lót”, che chắn cho việc vi phạm rất chác chắn, kỹ lưỡng, lợi dụng các quan hệ

xã hội đế thay đối chứng cứ nên việc đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội cùa các đối

tượng này hết sức khó khăn, vất và nếu khơng có đầy đủ cơ sở pháp lý.

Hơn nữa với áp lực trách nhiệm trong hoạt động tố tụng hình sự lớn nên tâm

lý “an tồn” hoặc cầu toàn trong thu thập chứng cứ nên khi chưa chắc chắn trong việc nhận định các yếu tố CTTP thì những người THTT không dám ra quyết định khởi tố, truy tố, xét xử ngay. Điều này có thể tạo điều kiện cho những đối tượng bị

nghi phạm tội có cơ hội để che giấu, tiêu hủy chứng cứ.

- Bốn là, nếu quy định pháp luật thiếu chặt chè sẽ gây khó khăn cho cơ quan

THTT trong những vụ án có đồng phạm. Thơng thường những vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng gồm nhiều đối tượng có những hành vi liên quan, ràng buộc với nhau. Tuy nhiên không phải tất cả các đối tượng đều bị xét xử về cùng một tội mà với mồi hành vi có thể cấu thành những tội khác nhau. Vì vậy, việc

hồn thiện những quy định của pháp luật sẽ hồ trợ cho các cơ quan THTT có cơ sở đế phân loại tội phạm, nhận định nhóm đối tượng có vi phạm nhưng khơng phải tội

phạm, đánh giá được bản chất của từng hành vi, xác định vị trí, vai trị, trách nhiệm của từng đối tượng trong vụ án; phán đoán, xác định được các đói tượng có liên quan, ... đảm bảo không bở lọt tội phạm.

- Năm là, việc hoàn thiện pháp luật đê nâng cao hiệu quả đâu tranh phòng

chống tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khơng chỉ là một hình thức để thực hiện mục tiêu cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền với tinh thần thượng tôn pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích họp pháp của cơng dân; mà

còn là giải pháp quan trọng trong việc hạn chế tối đa những hành vi sai phạm của người có chức vụ trong khi thực thi nhiệm vụ; giúp xây dựng một mơi trường làm việc tích cực, chủ động, tận tình, trách nhiệm, nâng cao hiệu quả cơng việc; từ đó nâng cao uy tín, danh dự của các cơ quan, tố chức, củng cố niềm tin của nhân dân.

Một phần của tài liệu Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 97 - 99)