Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự đối với tội Thiếu trách nhiệm gây

Một phần của tài liệu Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 99 - 101)

3.4. Một số kiến nghị hoàn thiện BLHS Việt Nam về tội Thiếu trách

3.4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự đối với tội Thiếu trách nhiệm gây

gãy hậu quả nghiêm trọng

Trước những thách thức và yêu cầu mà nước ta phải đối mặt trong công cuộc

đấu tranh phòng chống tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, thi việc hoàn thiện PLHS về loại tội này là những bước đầu tiên cơ bản quan trọng để nâng

cao hiệu quả phòng chống và xử lý tội phạm trong thực tiễn. Trong phạm vi này, tác

giả đề xuất một số kiến nghị sau:

- Thứ nhất, đối với dấu hiệu định khung cơ bản là hành vi khách quan của tội

phạm tại Điều 360, cần quy định rõ ràng hơn theo hướng: hoặc quy định là “vz thiếu

trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao hoặc hành vỉ khác để dự liệu và bao quát các dạng hành vi thiếu trách nhiệm

khác; hoặc quy định luôn thành ‘'Người nào cỏ chức vụ, quyền hạn mà không thực

hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao ... ” để cùng thống nhất dấu

hiệu “không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao” chính là

hành vi thiếu trách nhiệm, chứ khơng cịn hành vi nào khác.

- Thứ hai, để đảm bảo việc xử lý nghiêm đối với cá nhân có chức vụ vì thiếu

trách nhiệm mà khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao

một cách có hiệu quả và triệt để, một trong những yêu cầu đặt ra là việc ghi nhận

hậu quả của Điều 360 BLHS năm 2015 cần phải bao quát và đầy đủ. Như đã phân tích ờ trên, tác giả kiến nghị Điều 360 BLHS năm 2015 cần được sửa đổi, bổ sung thêm hậu quả là thiệt hại phi vật chất để làm cơ sở cho việc xử lý hành vi vi phạm

của người có chức vụ, quyền hạn do thiếu trách nhiệm mà gây hậu quả nghiêm

trọng, cụ thê như sau:

Điều 360. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

ỉ. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường họp sau đây, nếu không thuộc trường họp quy định tại các điều ỉ79, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

.... d) Gảy thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; e) Gây cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

f) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; g) Gây ảnh hưởng Xấu đến hoạt động của cơ quan, tô chức;

h) Đe người khác lợi dụng thực hiện tội phạm; ỉ) Các thiệt hại phi vật chất khác.

- Thứ ba, đối với quỵ định về hậu quả của hành vi là gây thương tích hoặc

tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên, tác giả đề xuất cần quy định rõ ràng hơn về

mức tỷ lệ tổn hại sức khỏe tối thiểu cho 01 người để đảm bảo tính hợp lý, đồng bộ.

Cụ thể, sửa đổi quy định tại điểm c khoản 1 Điều 360 như sau: “Gãy thương tích

hoặc gảy tơn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tôn thương cơ thê của moi người từ 31% trở lên mà tông tỷ lệ tôn thương cơ thẻ của những người này từ

6ỉ%0 đến 121%”. Tương tự như vậy đối với quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b

khoản 3 Điều 360 cũng cần quy định rõ ràng về mức tỷ lệ tổn hại sức khỏe tối thiểu

cho 01 người như vậy.

- Thứ tư, có thể nhận thấy ở thực tiễn xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu

quả nghiêm trọng trên địa bàn TP Hà Nội cũng như của cả nước thấy rằng, hình

phạt được áp dụng đối với hành vi phạm tội chủ yếu là hỉnh phạt tù nhưng cho

hưởng án treo, một số ít là hình phạt tù có thời hạn, cịn lại rất ít khi áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ. Nhận thấy với những hình phạt này chưa đủ để đảm bảo nghiêm trị những hành vi phạm tội cũng như làm hạn chế khả năng khắc phục

hậu quả do hành vi phạm tội gây ra trong thực tiễn. Do đó để nâng cao hiệu quả

trong việc xử lý hành vi thiêu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tác giả mạnh

dạn đề xuất bổ sung thêm hình phạt tiền là hình phạt chính đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, vừa đế giảm thiểu tối đa việc sử dụng hình phạt

tù, vừa góp phần thu được một khoản tiền vào ngân sách nhà nước, hỗ trợ khắc phục phần nào hậu quả đã xảy ra.

Bên cạnh đó, cũng cần bổ sung quy định về việc buộc công khai xin lỗi đối

với người phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Bởi chủ thể của tội phạm này là những người có chức vụ nên họ coi trọng danh sự và uy tín cá nhân. Do đó việc áp dụng hình phạt buộc cơng khai xin lồi là một cách hiệu quả để răn đe, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và hạn chế tình trạng tiêu cực đang diễn biến

phức tạp như hiện nay, giúp nâng cao ý thức, trách nhiệm của những người có chức

vụ và làm cho quần chúng nhân dân tin tưởng hơn vào đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần vào cơng cuộc đấu tranh tiến tới ngày càng hạn chế tội phạm về chức vụ xảy ra trong đời sống xã hội.

- Thứ năm, tăng cường công tác hướng dẫn của cơ quan chức năng về những

quy định của PLHS về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Như đã

phân tích ở trên, vẫn cịn những vướng mắc trong áp dụng quy định tại Điều 360 BLHS cũng như những quy định pháp luật có liên quan đề xử lý hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong thực tiễn mà xuất phát từ việc quy định

PLHS chưa rõ ràng nên gây nhiều cách hiểu, cách nhận thức pháp luật khác nhau

giữa các chủ thể THTT. Vì vậy việc ban hành những văn bản hướng dẫn, giải thích

pháp luật của các cơ quan chức năng mà nhất là nghị quyết của HĐTP TAND tối cao là vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)