3.3. Nhận định nguyên nhân của những kết quả đạt đưọ’c và tồn tại,
3.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc trong xét xử tội Thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác xét xử tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trên địa bàn TP Hà Nội đã được nêu ở trên, những tồn tại, vướng mác trong thực tiễn xét xử loại tội phạm này vẫn chưa được giải
quyết làm ảnh hường không nhỏ đến kết quả xử lý cũng như hiệu quả phòng chống tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong thực tiễn. Thực trạng này vẫn còn tiếp diễn bởi những nguyên nhân sau đây:
* Nguyên nhăn chủ quan
- Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có chủ thể là người có chức vụ - đây là nhóm chủ thế đặc biệt bởi họ có trình độ, có hiểu biết, có nhận thức pháp luật, có địa vị, có mối quan hệ xã hội, ... nên việc phát hiện và chỉ ra được sai phạm của nhóm đối tượng này vơ cùng khó khăn. Có thể đã tìm được ra sai phạm
nhưng vi họ không phải là những người dân “thấp cổ bé họng” nên những cơ quan
THTT khó tránh khỏi tâm lý nể nang, e ngại, dè chừng khi phải “đụng” đến những
chủ thể này, khó có thể “thẳng tay” xử lý mặc dù đã phát hiện ra vi phạm.
- Ngồi ra, các vụ án này thường có tính chất phức tạp, sự việc phạm tội xảy ra và kéo dài nhiều năm mới bị phát hiện; hành vi phạm tội liên quan đến nhiều lĩnh
vực, nhiêu câp, nhiêu ngành, nhiêu địa phương; ... do đó khơi lượng cơng việc điều tra nhiều, địi hỏi các cơ quan THTT phải đầu tư nhiều thời gian, nhân lực để thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh sự thật khách quan của vụ án, nên việc điều tra, xử lý đối với những vụ án này gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó thực tiền hiện nay thì năng lực, trinh độ, kỹ năng nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm, bản
lĩnh và đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ trong các cơ quan THTT còn hạn
chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy đà để lại một áp lực lớn lên vai
các Thẩm phán khi vừa phải nghiên cứu hồ sơ, vừa phải xác minh lại toàn bộ diễn
biến vụ án tại phiên tịa.
- Bên cạnh đó, một sự thật không thể chối cãi là việc áp dụng pháp luật của
các cơ quan THTT trong việc xử lý hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng mà quan trọng nhất là Tòa án phụ thuộc nhiều vào ý thức chủ quan của Thấm
phán. Cùng là những QPPL hình sự chung đã được quy định, mồi Thẩm phán lại có
nhận thức pháp luật và cách xem xét, đánh giá chứng cứ khác nhau, góc độ nhìn nhận và xem xét vụ án cũng khác nhau. Ví dụ về việc áp dụng quy định trong Luật
người cao tuổi để xử cho bị cáo trên 60 tuổi hưởng án treo như vụ án xảy ra tại Ngân hàng ACB chi nhánh N đà nêu ở trên là một dẫn chứng điển hình về việc áp dụng pháp luật của thẩm phán. Do đó nếu Thẩm phán khơng có chun mơn cao, nhận thức pháp luật đúng đắn, khơng có bản lĩnh vững vàng thì khó có thế đảm bảo định tội danh đúng và quyết định hình phạt phù hợp đối với hành vi phạm tội. Đặc biệt đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là loại tội phạm khó
nhận biết, có sự li lai dễ gây nhầm lẫn với một số tội phạm khác sẽ gây khó khăn
khơng nhỏ cho đội ngũ thẩm phán khi phải xét xử loại tội này.
* Nguyên nhân khách quan
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan đà nêu ở trên, còn những nguyên
nhân khách quan khiến cho việc xét xử đối với tội thiếu trách nhiệm trên địa bàn TPI • • • •
Hà Nội vẫn cịn những tồn tại, vướng mắc đó là:
- Thứ nhất, quy định tại Điều 360 BLHS về hành vi khách quan của tội phạm
vẫn chưa rõ ràng. Tại khoản 1 quy định về dấu hiệu cơ bản của hành vi phạm tội là
hành vi “do thiêu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nhiệm vụ được giao”. Nếu theo cách hành văn này sẽ dần đến cách hiểu là việc “không thực hiện” và “thực hiện khơng đúng” nhiệm vụ được giao là hai hình thức biểu hiện của tính “thiếu trách nhiệm”. Như vậy nếu ngồi hai hình thức này, cịn
hình thức khác biếu hiện tính thiếu trách nhiệm của hành vi và cũng gây hậu quả
như Điều 360 quy định thì có bị xử lý theo quy định tại Điều 360 khơng?
Ngồi ra, theo tác giả Đinh Văn Quế cũng cho rằng: kỹ thuật lập pháp tại quy
định này còn nhiều bất cập, nếu mổ xẻ khái niệm “thiếu trách nhiệm” trong trường
hợp này thì rất khó cho việc hiếu và áp dụng. Theo ông, nếu căn cứ vào điều văn
của điều luật thì dấu hiệu “vì thiếu trách nhiệm” và dấu hiệu “không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao” là hai hành vi khác nhau chứ không phải một, như vậy dễ bỏ sót các hành vi khác. Trong khi đó nhà làm luật lại sử dụng
từ “mà” với vai trò là “kết từ” tức dấu hiệu “không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nhiệm vụ được giao” chỉ là bồ sung cho dấu hiệu “thiếu trách nhiệm”. Vậy
nên tiếp cận khái niệm “thiếu trách nhiệm” như thế nào mới phù họp?
- Thứ hai, quy định tại điều 360 BLHS về hậu quả của hành vi phạm tội là
chưa hợp lý.
+ Một là: tại điểm a khoản 1 Điều 360 quy định về trường hợp làm chết 01 người. Vậy trường hợp nếu có 01 người chết và 01 người bị thương (không cần biết
tỷ lệ tổn thương cơ thể là bao nhiêu %) thì cũng bị áp dụng khoản 1 điều 360. Như vậy khi áp dụng hình phạt để xử lý có phù hợp với mức độ nguy hiểm của hành vi hay không?
Tương tự như vậy, tại khoản 1 của điều luật quy định về 4 trường hợp (tương
đương các điểm a, b, c, d khoản 1 của điều luật). Vậy nếu hành vi thiếu trách nhiệm
gây ra đồng thời 2, 3 hoặc cả 4 trường họp quy định từ điểm a đến điểm d khoản 1
của điều luật thì truy cứu TNHS đối với người phạm tội như thế nào?
Hơn nữa nếu theo hành vãn của điều luật thi người phạm tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thuộc 01 trong 04 trường hợp hoặc cả 04 trường
họp thì cũng chỉ bị truy cứu TNHS theo khoản 1 của điều luật. Trong khi đó, điểm
b, điêm c khoản 2 quy định: "gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến
200%; gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng"
và điểm b, điểm c khoản 3 quy định: "gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khởe của 03 người trở lên mà tống tỷ lệ tổn thương cơ thế của những người này 201% trở lên; gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên". Như vậy,
trong thực tế sẽ có trường hợp do thiếu trách nhiệm mà làm chết 01 người và còn gây thương tích cho 01 người khác có tỷ lệ tổn thương cơ thể 95% và gây thiệt hại
về tài sản 490.000.000 đồng cũng chỉ bi áp dụng khoản 1 của điều luật; trong khi đó, người phạm tội gây thương tích cho 02 người mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% trở lên đã phải áp dụng khoản 2 của điều luật và nếu
gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tống tỷ lệ tổn thương cơ thế cùa những người này từ 201% trở lên đã phải áp dụng khoản 3
cùa điều luật là không hợp lý.
+ Hai là, trước đây khi áp dụng Điều 285 BLHS 1999 để truy cứu tội thiếu
trách nhệm gây hậu quả nghiêm trọng thì càn cứ vào Thông tư liên tịch số
02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 để xác định hậu quả của hành vi. Theo đó khi áp dụng quy định gây hậu quả nghiêm trọng thi thương tích cùa nạn nhân phải từ 31% trở lên, nay điểm c khoản 1 Điều 360 BLHS 2015 quy định "gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khởe của 02 người trở lên mà tồng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%" thì có
nhất thiết mỗi người phải có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên không?
- Thứ ha, quy định về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
chưa bao quát hết các trường hợp trong thực tiễn.
Như đã đề cập ở trên, Điều 360 BLHS năm 2015 khi lượng hóa hậu quả của
hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng chỉ dừng lại ở việc ghi nhận
hậu quả là về những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản, tức quy định đó đà
giới hạn và bỏ sót loại thiệt hại quan trọng khơng kém đó là những thiệt hại phi vật
chất, như: Gây cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; gây ảnh hưởng đến phán
quyêt vụ án sau này; gây ảnh hưởng xâu đên an ninh, trật tự, an toàn xã hội; gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan, tổ chức; để người khác lợi dụng thực hiện tội
phạm; làm biến đổi tình trạng bỉnh thường về cách xử sự của con người; sự biến đổi từ tình trạng an tồn sang tinh trạng nguy hiểm; hay như ảnh hưởng xấu đến việc
thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh,
trật tự’, an tồn xã hội... Điều này dẫn đến việc khơng đạt được mục tiêu bảo vệ trật• • 7 • J • • • • •
tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp
luật, phòng ngừa và đấu tranh chống à tội phạm và sâu xa hơn là không đạt được
mục đích “...trừng trị và giáo dục ý thức các quy tuân theo pháp luật và các quy tắc
của cuộc sống; ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người khác tôn trọng pháp luật...” của BLHS.
- Thứ tư. hiện tại chưa có văn bản nào thống nhất hướng dẫn về tội thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nên khi thi hành nảy sinh quan điểm, nhận
thức khác nhau giữa các ngành, gây khó khăn trong việc áp dụng. Quy định tại Điều
360 vẫn mang tính khái qt nên các cơ quan THTT đơi khi khó phân biệt được với một số tội phạm có CTTP tương tự. Như vụ án của Bác sỹ Hoàng Công L xảy ra tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hịa Bình vào tháng 5 năm 2017 là một ví dụ điển hình.
Trong vụ án này, các cơ quan THTT đã 3 lần thay đổi tội danh đối với bác sỹ
Hồng Cơng L. Ban đầu bác sỹ L bị khởi tố về tội Vi phạm các quy định về khám
chữa bệnh, sau đó đối thành Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và cuối
cùng TAND tỉnh Hịa Bình đà tun án Hồng Cơng L phạm tội Vô ỷ làm chết người với lỗi vô ý do cẩu thả. Nguyên nhân chính dẫn đến việc nhiều lần thay đổi tội danh là do có nhiều tình tiết mới phát sinh trong quá trinh điều tra lại vụ án.
Tuy nhiên còn một nguyên nhân khác là do có sự khác nhau trong việc đánh giá
hành vi phạm tội của các cơ quan THTT. Trong hành vi của bác sỹ L cũng vi
phạm nguyên tắc trong thực thi công vụ, cũng gây hậu quả làm chết người, do đó
việc khó khàn trong việc định tội danh là khơng thể tránh khỏi. Vì vậy việc có một văn bản thống nhất hướng dẫn thi hành tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là vô cùng cần thiết.
- Thứ năm. các vụ án liên quan đên chức vụ nói chung và vụ án Thiêu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng thường liên quan đến nhiều thủ tục, quy
trình hành chính, quy chế làm việc nội bộ nên việc thu thập các tài liệu này mất
nhiều thời gian, phụ thuộc vào sự hợp tác của cơ quan liên quan. Đồng thời các vụ án này thường bị phát hiện sau một thời gian khá lâu, nên các tài liệu, số sách,
chứng từ liên quan có thể khơng cịn đầy đủ, nguyên vẹn, do vậy gây khó khăn
trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ để làm căn cứ giải quyết vụ án.
- Thứ sáu, cơ chế trưng cầu giám định, định giá tài sản để xác định hậu quả
thiệt hại trong các vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng còn chưa đồng bộ, kịp thời; chưa quy định cụ thể, đầy đủ về điều kiện, trình tự, thủ tục, thời hạn
trưng cầu và tiến hành giám định; chưa ban hành quy định, quy chuẩn giám định phù hợp với từng lĩnh vực (tài chính, ngân hàng, xây dựng, đất đai...); chưa xác định
rõ cơ chế đánh giá, sử dụng kết luận giám định.
Ví dụ: trong vụ án mà thiệt hại về tài sản là vàng hay đá quý thì việc định giá thành tiền để áp dụng điều luật sẽ như thế nào? Nếu gây thiệt hại về tài sàn là vàng mà hành vi phạm tội kéo dài thì sẽ quy đổi vàng thành tiền ở thời điếm nào (thời
điểm bắt đầu hành vi phạm tội? thời điềm phát hiện hành vi phạm tội? hay tính trung bình số tiền được quy đổi trong cả quãng thời gian đó?)? Chưa kể trong thực tiễn, tiến độ, kết luận giám định, định giá tài sản trong các vụ việc, vụ án cơ bản là
chậm, phải yêu cầu giám định bồ sung hoặc giám định lại nên ảnh hưởng rất nhiều
đến tiến độ giải quyết vụ án, vượt quá thời hạn cho phép để điều tra, truy tố, xét xử một vụ án hình sự.• • •
- Thứ bảy, trong một số vụ án, ngay từ giai đoạn đầu đến suốt quá trình điều
tra, truy tố, xét xử, các cơ quan, người THTT cũng có những quan điểm đánh giá tài liệu, chứng cứ, nhận thức và áp dụng pháp luật không đồng nhất. Cá biệt có những
vụ án có nhiều quan điếm khác nhau dẫn đến việc rất khó khàn khi xác định về tội• i • • • danh và chứng cứ. Mặt khác, ngay từ khi thụ lý giải quyết các nguồn tin về tội phạm
đến suốt quá trình tố tụng, nếu đối tượng là đảng viên, lãnh đạo đơn vị, trí thức có học hàm, học vị cao... các cơ quan THTT phải thực hiện quy định về giải quyết vụ
việc, vụ án liên quan đên đảng viên; phải báo cáo xin ý kiên hoặc làm các thủ tục
gửi nhiều cơ quan, tố chức khác nhau dẫn đến kéo dài thời hạn giải quyết.