Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần bất động sản thế kỷ cen land (Trang 25 - 30)

Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp cịn bị chi phối và chịu tác động dưới các nhân tố khách quan và chủ quan

1.3.1. Các nhân tố khách quan

Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của daonh nghiệp bao gồm các yếu tố về chính trị, pháp luật, kinh tế, chính sách kinh tế của nhà nước, đối thủ cạnh tranh. Nhân tố khách quan là những nhân tố mà doanh nghiệp khơng thể kiểm sốt được và nó tác động liên tục tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo những xu hướng khác nhau tạo ra những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong q trình hoạt động cơng ty và các nhà quản lý cần nắm bắt được xu hướng những nhân tố này để cải thiện những tác động hạn chế và mở rộng cơ hội kinh doanh.

 Yếu tố chính trị và pháp luật

Doanh nghiệp phát triển ổn định một phần cũng nhờ vào sự ổn định của hệ thống chính trị, chính trị thay đổi sẽ tác động mạnh mẽ có thể sẽ mang đem lại lợi nhuận hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Do vậy các yếu tố trong mơi trường chính trị và pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ chế hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu doanh nghiệp đã đưa ra. Hệ thống pháp luật đầy đủ, chặt chẽ tạo ra thị trường lành mạnh, cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp, tạo mơi trường văn minh khơng có gian lận. Sự ổn định chính trị cịn giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ rủi ro trong kinh doanh. Vì vậy, khi tham gia vào thị trường thì việc nghiên cứu các tác nhân của mơi trường chính trị và pháp luật là điều không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp.

 Yếu tố kinh tế

Các nhân tố ảnh hưởng tới tài chính doanh nghiệp, sự thay đổi hàng tiêu dùng hay xu hướng phát triển của khách hàng bao gồm các yếu tố kinh tế:

- Hoạt động ngoại thương: Cơ hội phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào xu hướng phát triển và đóng, mở của nền kinh tế, các điều kiện cạnh tranh, khả năng sử dụng huy động vốn hay những lợi thế về kỹ thuật công nghệ.

- Lạm phát: Là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng gián tiếp tới doanh nghiệp như về thu nhâp, tích luỹ, tiêu dùng sẽ khiến kích thích cơng ty phát triển hay kìm hãm sự đầu tư.

- Cơ cấu kinh tế thay đổi: Mỗi ngành kinh tế đều có vị trí, vai trị và xu hướng phát triển. Từ đó có thể thấy cách ngành kinh tế phát triển sẽ kéo theo sự thay đổi về vị trí và chiều hướng phát triển của doanh nghiệp.

- Rủi ro: Khi tham gia vào thị trường, doanh nghiệp cần hoạt động và đứng vững trước những rủi ro về điều kiện cơ chế thị trường như sức mua tăng, giá trị vật liệu gia tăng đột ngột, các đối thủ cạnh tranh gay gắt,… Bên cạnh đó, doanh nghiệp khơng thể tránh khỏi những rủi ro từ thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, thiên tai, hoả hoạn xảy ra mà không lường trước được.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế càng phát triển, quy mô sản xuất của mỗi doanh nghiệp sẽ càng được mở rộng và phát triển mạnh mẽ.

Doanh nghiệp cần phân tích và nắm bắt được các tác nhân của yếu tố kinh tế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập, phát triển và mở rộng thị trường.

 Chính sách kinh tế của Nhà nước

Đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đối với hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Tuỳ theo từng thời kỳ, từng mục tiêu phát triển kinh tế mà Nhà nước có những ưu đãi, chính sách thuế, lãi suất và tiền vay đối với từng ngành. Đặc biệt để thúc đẩy một ngành có tính chất riêng phát triển Nhà nước sẽ có những chính sách khuyến khích với ngành này và hạn chế với ngành khách để cho các ngành trong nền kinh tế phát triển đồng đều. Do đó, nhằm nâng cao hiệu quả tài chính thì khi hoạt động, sản xuất kinh doanh bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm và tuân thủ chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.

 Đối thủ cạnh tranh

Quy luật của thị trường “mạnh thắng, yếu thua” nên các doanh nghiệp luôn cố gắng để tổn tại và ngược lại nếu khơng có khả năng cạnh tranh sẽ bị đầy lùi ra khỏi thị trường. Đối thủ cạnh tranh bao gồm các nhà sản xuất, kinh doanh cùng sản phẩm kinh doanh hay khả năng thay thế doang nghiệp. Cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp tạo lớp bọc vững mạnh, nâng cao hoạt động của mình và khơng ngừng đổi mới, sáng tạo trong kinh doanh để đáp ứng nhu cầu khách hàng, phù hợp với điều kiện thực tiến và bắt kịp xu hứing thị trường.

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động trực tiếp tới hiệu quả tài chính bao gồm: sức mạnh tài chính cơng ty, tiềm năng về

con người, trình độ tổ chức quản lý con người, dòng tiền, tài sản, cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ hiện đại,…

 Sức mạnh tài chính

Tài chính của doanh nghiệp mạnh hay yếu được phản ánh thể hiện rõ trên tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng, huy động trong quá trình sản xuất, hoạt động kinh doanh. Khả năng quản lý có hiệu quả nguồn vốn trong kinh doanh. Sức mạnh tài chính cịn thể hiện rõ ở khả năng sinh lời, vòng quay vốn lưu động, nợ ngắn hạn,…

 Nguồn nhân lực

Cơng ty có phát triển vững mạnh một phần phụ thuộc vào yếu tố con người. Nguồn nhân lực dồi dào, có kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Khả năng vận hành, quản lý cùng khả năng chuyên mơn hố cao hồn thành mọi nhiệm vụ công ty giao phó. Đồng thời, đội ngũ cán bộ nhân viên trung thành luôn hướng về doanh nghiệp, đồng nghiệp đoàn kết và không ngừng nỗ lực học hỏi để tận dụng và khai thác thêm nhiều cơ hội kinh doanh.

 Tiềm lực công ty

Doanh nghiệp tạo nên một tiềm lực riêng biệt, điểm nhấn đặc biệt để tạo thế lực cho doanh nghiệp trên thị trường, thu hút khách hàng và tác động đến quyết định mua của khách hàng. Doanh nghiệp có phương pháp định hướng kinh doanh tốt sẽ phát huy được tiềm lực của công ty, mở ra thêm nhiều cơ hội phát triển.

 Trình độ tổ chức quản lý

Doanh nghiệp cần đào tạo và xây dựng tổ chức quản lý hiệu quả. Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém sẽ gây ra những tổn thất về kinh tế như thất thoát hàng hoá, nhân viên hoạt động rời rạc khơng đồn kết và có sự hỗ trợ lẫn nhau, dịng tiền của doanh nghiệp khơng được sử dụng tối ưu dẫn đến doanh thu sụt giảm.

 Cập nhật công nghệ

Nền kinh tế số hố doanh nghiệp cần cập nhật các ứng dụng cơng nghệ số hố, trang bị cơng nghệ trong kinh doanh nhằm tiếp cận khách hàng qua nhiều phương thức khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tham khảo các sản phẩm và gia tăng doanh thu. Trên đây là những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính và cải thiện

những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động tài chính thì doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá kỹ từng điểm mạnh và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới hoạt động tài chính doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp cần tìm ra những nguyên nhân, đưa ra những biện pháp đầy đủ, kịp thời và hữu hiệu để đẩy mạnh công tác hoạt động tài chính và gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Tóm lại, chương 1 đã trình bày những lý luận chung về hiệu qủa hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Từ đó thấy đưọc tầm quan trọng và ý nghũa của việc nâng cao hiệu quả tài chính đối với doanh nghiệp cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Vậy thực trạng hoạt động tài chính tại Cơng ty Cổ phần Bất động Sản Thế Kỷ- Cen Land có đạt hiệu quả tối đa hay khơng, điều này sẽ được đề cập ở chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CƠNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN THẾ KỶ- CEN LAND

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tài chính của công ty cổ phần bất động sản thế kỷ cen land (Trang 25 - 30)