Quy định của BLHS 2015 về không truy cứu trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu Không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu – lý luận, lập pháp và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hà nội (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 47)

hết thịi hiệu

2.1.1. Vị trí của quy định khơng truy cửu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu trong BLHS 2015

Trong BLHS 2015, trường họp “không truy cứu trách nhiệm hĩnh sự do hết

thời hiệu ” chưa được qưy định một cách trực tiếp mà thế hiện gián tiếp qua Điều

27, 28 về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong một chương độc lập (Chương V), cùng với nó là quy định về Miễn trách nhiệm hình sự. Tại khoản 1 Điều 27, mặc dù đây là quy định về định nghĩa thế nào là thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng thơng qua định nghĩa này, chúng ta hồn tồn có thể hiểu rằng khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người phạm tội sể khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, có thề coi đây là sự thể hiện gián tiếp của biện pháp tha miễn

“khơng truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu”.

Tại Điều 28 BLHS 2015, quy định về những trường hợp không được áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, nghĩa là dù cho thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã hết thỉ người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự cũng có thể cho chúng ta hiểu rằng đây là những trường hợp sẽ không được áp dụng biện pháp tha miễn “khơng truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu ”. Bên cạnh đó, tại Điều 75 BLHS 2015 về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, cũng quy định rõ một trong các điều kiện đế pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự là chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự1 • •• •ự * theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 Bộ luật này. Điều này chính là sự ghi nhận của BLHS 2015 về việc pháp nhân thương mại phạm tội cũng là chủ thể có thể được hưởng biện pháp tha miễn “khơng truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời

hiệu ” như cá nhân phạm tội thông thường.

Mặc dù vậy, chúng ta cân phải phân biệt rõ giữa hai phạm trù “thời hiệu truy

cứu trách nhiệm hình sự” và trường hợp “khơng truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu”. Đây là hai phạm trù hồn tồn khác biệt nhưng có mối liên hệ chặt

chẽ với nhaư trong đó “thời hiệu truy cứu trách nhiệm hĩnh sự” chính là cơ sở để chúng ta xác định có áp dụng được trường hợp “khơng truy cứu trách nhiệm hình sự

do hết thời hiệu” đối với chủ thể phạm tội hay không? Và như đã phân tích ở trên,

bản chất pháp lý của trường họp “khơng truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời

hiệu ” là một biện pháp tha miễn mà cụ thể ở đây nó chính là một dạng miễn trách

nhiệm hình sự được thừa nhận trong thực tiễn nhưng chưa được ghi nhận chính thức trong BLHS. Từ trước đến nay chúng ta đang xem xét quy định về “thời hiệu truy

cứu trách nhiệm hình sự” giống một biện pháp tha miễn khi bên trong nó gián tiếp

chứa đựng trường hợp “không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu

Bản thân phạm trù “khơng truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu ” là một phạm trù pháp lý phức tạp vì nó vừa mang nội dưng của luật hình sự vừa mang hình thức của luật tố tụng hình sự. Nội dung của luật hình sự thể hiện ờ chỗ ghi nhận nó với tư cách là một biện pháp tha miễn và việc áp dụng phải dựa trên tính chất và mức độ từng loại tội phạm cũng như vấn đề tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của tội phạm đó đế từ đó xác định thời hiệu truy cứu TNHS đã hết • X hay chưa. Nội dung của luật tố tụng hình sự thể hiện ở quy định về hậu quả của việc các cơ quan tiến hành tố tụng khơng được truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội và người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Cho nên chúng ta cũng không thể bỏ qua việc xem xét các quy định liên quan đến phạm trù này trong BL TTHS 2015. Tại Khoản 5 Điều 157 BL TTHS 2015, một trong những căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng khơng khởi tố vụ án hình sự đó là “đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự”. Tại Điều• • • • •

230 BL TTHS 2015, trường hợp này được ghi nhận là một trong những căn cứ để Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can. Tại Điều 248 BL TTHS 2015, trường họp này tiếp tục được ghi nhận là một trong những căn cứ để Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ

vụ án, đình chỉ bị can. Tại Điêu 282 BL TTHS 2015 cũng quy định Thâm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đinh chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều

157 BLHS (Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự). Ngồi ra, trong quy định về thời hạn kháng nghị tái thẩm tại Điều 401 BL TTHS, khi đà hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng khồng được ra quyết định kháng nghị tái thẩm theo hướng khơng có lợi cho người bị kết án. Như vậy, trong BL TTHS 2015, trường hợp “Không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời

hiệu” được ghi nhận thông qua các quy đinh về hậu quả pháp lý hình sự trong

trường hợp này, đó là tùy vào giai đoạn tố tụng mà cơ quan tiến hành tố tụng nếu xác định có đủ căn cứ thì sẽ ra quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can hoặc khơng được ra quyết định kháng nghị tái thẩm theo hướng khơng có lợi cho người bị kết án.

2.1.2. Các điều kiện để cá nhân phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu hình sự do hết thời hiệu

Việc phân tích các quy phạm tại Điều 27 BLHS 2015 cho thấy, người phạm tội nếu muốn khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự do đã hết thời hiệu, tức là được hưởng quy định nhân đạo này của pháp luật hình sự Việt Nam thì phải đáp ứng 03 điều kiện do luật định dưới đây.

a) Thứ nhất, kê từ ngày tộỉ phạm mà người đó thực hiện nhất thiết phải qua một thời hạn nhất định và thời hạn đã qua ấy phải tương ứng với 01 trong 04 loại

tội phạm được BLHS quy định cụ thê (khoán 1)

Cụ thể, BLHS hiện nay xác định thời hạn này dài hay ngắn dựa trên tính chất, mức độ nguy hiểm của từng loại tội phạm mà cụ thể là chia ra 4 loại thời hạn tương ứng với 4 loại tội phạm theo phân loại tội phạm cùa BLHS: 05 năm đôi với

tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 20 năm đổi với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. So

với BLHS 1999 về cơ bản các thời hạn này được giữ nguyên. Như vậy, hành vi phạm tội càng có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn thì thời hạn để xác định có được áp dụng quy định nhân đạo “khơng truy cứu trách nhiệm hình sự do

hết thời hiệu ” sẽ càng dài và ngược lại. Điều này là hoàn toàn phù hợp bởi đối với

tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nếu quy định thời hạn này quá ngắn, hay là đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng nếu quy định thời hạn này q dài thì đều khơng có lợi cho hoạt động đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, khơng có lợi cho việc ồn định xã hội.

So với trước đây thì quy định phân loại tội phạm trong BLHS 2015 không chỉ căn cứ vào mức hỉnh phạt tù cao nhất mà còn căn cứ vào loại hỉnh phạt mà điều luật quy định đối với tội phạm tuy nhiên về bản chất việc phân loại tội phạm ở BLHS 2015 khơng có gì thay đổi lớn. Để tránh việc hiểu không đúng, gây tranh cài việc phân loại tội phạm đối với các tội phạm có hình phạt khơng phải hình phạt tù nên BLHS 2015 quy định rõ ràng, cụ thể hơn: “Tổ/ phạm ít nghiêm trọng là tội

phạm cỏ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm”. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là đối với tội

phạm có hình phạt cảnh cáo hoặc trục xuất thì phân loại tội phạm đó như thế nào khi nhà làm luật khơng liệt kê 2 loại hình phạt này vào loại tội phạm nào cả. Có ý kiến cho rằng vì hình phạt cảnh cáo khơng có khung hình phạt nên nhà làm luật khơng quy định hình phạt này trong phân loại tội phạm. Cịn đối với hình phạt trục xuất là hình phạt buộc người nước ngồi bị kết án phải rời khỏi lãnh thố nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể được Tịa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bố sung trong từng trường hợp cụ thể khi xét thấy càn thiết. Trong BLHS 2015 phần các tội phạm, khơng có quy định cụ thể hình phạt trục xuất áp dụng với tội phạm nào. Trên thực tiễn, khi áp dụng hình phạt này Tịa án phải cân nhắc việc buộc người kết án rời khởi Việt Nam đảm bảo có lợi nhiều mặt, khi việc cải tạo, giáo dục người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam khơng đem lại hiệu quả mà cịn gây ra những phức tạp khơng đáng có. Việc áp dụng phải dựa trên chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, phải phối hợp với cơ quan ngoại giao để cân nhắc tính hiệu quả khi áp dụng cùa hình phạt này. Xét về mức độ nặng nhẹ so với các loại hình phạt khác thì nếu như theo cách sắp xếp trong BLHS 2015 thì hình phạt

trục xuât nặng hơn hình phạt cảnh cáo, phạt tiên, cải tạo khơng giam giữ và nhẹ hơn hình phạt tù. Tuy nhiên theo Ths. Đinh Văn Quế thì khơng nên hiểu một cách máy móc như vậy mà phải coi trục xuất là một loại hình phạt nằm trong hệ thống hình phạt của BLHS, có đặc điểm riêng và cũng chỉ áp dụng đối với người nước ngoài

phạm tội ở Việt Nam nên không thể so sánh nặng nhẹ với các loại hình phạt khác trong hệ thống hình phạt của BLHS [30, tr. 56J.

Một vấn đề cần lưu ý là tội danh (điều luật) được căn cứ để xác định thời hạn tương ứng phải là tội danh thật mà người phạm tội đà phạm chứ không phải căn cứ vào tội danh mà cơ quan điều tra đã khởi tố. Có thể cơ quan điều tra ban đầu khởi tố về tội danh này, sau đó đổi sang tội danh khác hoặc VKS truy tố về tội danh khác, Tòa án kết án về tội danh khác thì thời hiệu truy cún trách nhiệm hình sự sè không thể căn cứ vào tội danh khởi tố ban đầu. Ngay cả trong trường hợp bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị theo thú tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì tội danh làm căn cứ tính thời hiệu là tội danh mà hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm xác định, về vấn đề này, tại Hội nghị triển khai công tác năm 2010 của ngành Tịa án, Chánh Tịa hình sự TAND tối cao Đinh Văn Quế cũng khẳng định vấn đề này, ơng lý giải:

Trong q trình tố tụng, cơ quan tố tụng có thể chưa xác định đúng tội danh nên có thể khởi tố, truy tố, kết án sai. Những sai lầm của cơ quan tố tụng đã gây bất lợi cho người phạm tội khi áp dụng các quy định khác về thời hạn điều tra, tạm giam... Nếu căn cứ vào tội danh mà người phạm tội bị khởi tố, bị truy tố, kết án sai để xác định thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ thì họ sẽ phải gánh bất lợi tới hai lần [62].

Bên cạnh đó, trong thực tiễn giải quyết các vụ án xâm phạm sở hữu như trộm cắp tài sản, cướp, cướp giật... việc xác định giá tài sản đế xác định khung hình phạt đối với người phạm tội từ đó xem xét thời hiệu truy cứu trách nhiệm hỉnh sự rất khó khăn vì người phạm tội thường tấu thoát ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội, giá trị tài sản chủ yếu dựa vào lời khai của người bị hại. Bên cạnh đó một số vụ án xâm phạm sở hữu trước đây khi khởi tố vụ án hình sự khơng có Quyết định trưng cầu định giá tài sản thiệt hại (ngày 02/3/2005 mới có Nghị định số 26/2005 của

Chính phủ vê định giá tài sản trong tơ tụng hình sự) nên việc phân loại, xác định loại tội phạm cũng rất khó, khơng có căn cứ xác định thời hiệu truy cún trách nhiệm hình sự một cách chính xác. về vấn đề này, tại Hướng dẫn liên ngành số 2010/HDLN của Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an và Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma túy Viện kiếm sát nhân dân tối cao về việc giải đáp vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ, vụ việc tạm dừng giải quyết (sau đây gọi là Hướng dẫn liên ngành 2010) và Thông tư liên tịch số 01/2020, những trường hợp này được hướng dẫn như sau:

Trường hợp Quyết định khởi tố vụ án, Quyết định khởi tố bị can chỉ ghi điều luật, khơng ghi khoản và q trình điều tra chưa chứng minh, làm rõ được hành vi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản nào của điều luật thi việc xác định thời hiệu căn cứ vào khung hình phạt trong cấu thành cơ bản của điều luật đó - Theo Khoản 3 Điều 7 Thơng tư liên tịch 01/2020 [45, tr. 6].

Quy định này một phần gỡ khó cho các cơ quan tiến hành tố tụng, bên cạnh đó cịn thể hiện sự vận dụng nguyên tắc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo hướng có lợi cho người phạm tội, thể hiện tính nhân đạo trong việc áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam. về “khung hình phạt trong cấu thành cơ bản ” cũng được hướng dẫn cụ thể như sau:

Cấu thành tội phạm cơ bản là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu định • A • • 1 • ♦ • tội. Đó là cấu thành tội phạm bao gồm những dấu hiệu mô tả tội phạm và là cơ sở pháp lý cho việc định tội danh và phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Khung hình phạt trong cấu thành cơ bản là khung hình phạt được quy định cho trường hợp phạm tội thông thường của một loại tội, khơng có các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đổi với tội danh đó. Thơng thường, khung hình phạt trong cấu thành cơ bản thường được quy định tại khoản 1 của Điều luật đó. Trong một số trường hợp, khung hình phạt trong cấu thành cơ bản có thể quy định tại khoản khác của Điều luật, ví dụ tội Giết người có khung hình phạt trong cấu thành cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 123 Bộ luật hình sự [45, tr. 13].

Theo khoản 2 Điều 27 BLHS 2015 thỉ thời hạn này sẽ được tính kế từ ngày tội phạm được thực hiện. Tuy nhiên thuật ngữ “ngày tội phạm được thực hiện ” là một thuật ngữ rất khái quát và thực tiễn giải quyết các vụ án hỉnh sự áp dụng để xác định thời điểm bắt đầu này để tính xem đà hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hinh sự đôi với người phạm tội hay chưa là một vân đê phức tạp. Đê có thê hiêu rõ và áp dụng nó một cách chính xác thì chúng ta phải xét nó trong từng trường hợp cụ thể mà ở đây phải căn cứ nó là thuộc loại tội phạm nào và việc thực hiện tội phạm dừng ở giai đoạn nào. Trong thực tiễn, có một số trường hợp rất khó xác định “ngày tội

phạm được thực hiện ”, ví dụ như đối với các vụ án kinh tế, liên ngành Công an -

Một phần của tài liệu Không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu – lý luận, lập pháp và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hà nội (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)