Tăng cường năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ Điều tra

Một phần của tài liệu Không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu – lý luận, lập pháp và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hà nội (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 92 - 93)

3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng không truy cứu trách

3.4.2. Tăng cường năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ Điều tra

viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán

Con người là yếu tố trung tâm quyết định sự thành bại của mọi chủ trương, chính sách nhưng trong hoạt động tố tụng hình sự hiện nay, năng lực chuyên môn của đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán vẫn còn hạn chế. Nghị quyết 49 NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ ra: “Cơng tác tưphảp cịn bộc lộ nhiều hạn chế... Đội ngũ cán bộ

tư pháp, bố trợ tư pháp cịn thiếu, trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ cịn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp Do vậy, chúng ta cần phải đổi mới nội dung và phương

pháp đào tạo các chức danh tư pháp hiện nay, bồi dưỡng nhừng Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thấm phán theo hướng cập nhật kịp thời các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm

chất đạo đức trong sạch, vững mạnh, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh với tội phạm để bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Để việc áp dụng quy định không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu được hiệu quả hơn trên thực tiễn thì cần phải thường xuyên tập huấn, hướng dẫn cho các cán bộ tư pháp để họ nắm vững được quy định này khi giải quyết nguồn tin về tội phạm cũng như các vụ án hình sự. Với khối lượng công việc ngày càng nhiều như hiện nay, yêu cầu về cán bộ trở nên cấp bách trong khi đó chỉ tiêu biên chế của Kiểm sát viên và Thẩm phán hằng năm rất thấp, nhiều trường hợp do khối lượng công việc quá nặng nề đi kèm với chế độ đãi ngộ chưa được tốt nên vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp Kiểm sát viên, Thẩm phán xin nghỉ việc. Do đó, chúng ta cần phải khẩn trương rà soát, bồ sung số lượng cán bộ cho cả hai ngành Tòa án và Viện kiểm sát cũng như tăng chế độ đãi ngộ phù hợp hơn với tính chất đặc thù của cơng việc để đội ngũ cán bộ tư pháp này có thể n tâm cơng tác, gán bó với ngành và có động lực tiếp tục phấn đấu. Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm cùa các cán bộ tư pháp nhất là lực lượng cán bộ điều tra đề họ luôn khắc phục khó khăn, kịp thời phát hiện, nhanh chóng điều tra làm rõ tội phạm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Người lãnh đạo, chỉ đạo cũng phải thường xuyên sâu sát công việc, động viên khen thưởng cán bộ, nắm rõ trình độ, năng lực của cán bộ để phân công điều tra, truy tố, xét xử các vụ án phù hợp đạt được yêu cầu đấu tranh phịng chống tội phạm. Bên cạnh đó, cũng cần phải tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động công vụ kịp thời xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm đề đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động tư pháp cũng như làm trong sạch đội ngũ, lấy lại niềm tin của nhân dân vào các cán bộ bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật.

Một phần của tài liệu Không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu – lý luận, lập pháp và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hà nội (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)