cứu trách nhiệm hình sự do hết thịi hiệu• • •
Thứ nhất. BLHS 2015 chưa ghi nhận quy định nhân đạo này đúng với bản
chất pháp lý cùa phạm trù “khơng truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu
Như đã phân tích ở các phần trước thì hiện nay BLHS 2015 của nước ta đang bở lửng mà chưa quy định rõ ràng trường hợp này là trường hợp “khơng phải chịu trách
nhiệm hình sự”, “loại trừ trách nhiệm hình sự” hay một trường họp “miễn trách nhiệm hình sự”, về mặt kỹ thuật lập pháp, tác giả cũng đồng tình với quan điểm của
GS. TSKH. Lê Văn Cảm khi nhận định: “Tuy là các biện pháp tha miễn nhưng cả việc
không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu (1) và không thi hành bản án kết tội do hết thời hiệu (2) trong BLHS 2015 lại bị xếp ở vị trí trước 03 ChưoTig liên quan đến hĩnh phạt, biện phảp tư pháp hình sự và quyết định hình phạt” [5, tr. 11]. Điều này
là chưa đảm bảo tính hợp lý về mặt kỹ thuật lập pháp, chưa có tính logic và phù hợp với trình tự giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự trong thực tiễn. Với quan điểm thừa nhận chung trong khoa học luật hình sự và thực tiễn áp dụng quy định “Khơng
truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thịi hiệu ” là một trong những biện pháp tha
miễn thì lẽ ra nó phải được sắp xếp sau các quy định liên quan đến việc giải quyết trách nhiệm hình sự của chủ thể phạm tội cùng với các biện pháp tha miễn khác chứ không phải quy định rải rác không theo một trật tự nào như hiện nay.
Thứ hai, BLHS 2015 hiện nay chỉ mới xác định thời hiệu dựa trên phân loại
tội phạm (tính chất và mức độ nguy hiếm của tội phạm) nhưng đối với những trường hợp tội phạm bị xử lý ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt thì quy định này chưa thể hiện rõ sự phân hóa trách nhiệm hình sự cũng như chưa đảm nguyên tắc cơng bằng của luật hình sự. Đây cũng là quan điểm của tác giả Hoàng Ngọc Hoài trong bài viết Hoàn thiện chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình
sự trong luật hình sự Việt Nam - lý luận và thực tiễn. Theo tác giả thì chuẩn bị
phạm tội là trường hợp phạm tội có tính chất và mức độ nguy hiểm thấp hơn phạm tội chưa đạt và tội phạm hồn thành. Nó mới là giai đoạn chuẩn bị các công cụ, phương tiện thực hiện một tội phạm theo dự định của người phạm tội. về hành vi khách quan thì chưa thực hiện hành vi phạm tội mà người phạm tội định phạm, chưa gây ra một hậu quả gì đối với tội mà người phạm tội định phạm; chính vì vậy mà tính chất nguy hiểm cho xã hội của chuẩn bị phạm tội được xem là thấp đối với một tội phạm cụ thể. Song theo quy định tại Điều 27 BLHS 2015 hiện hành thì việc quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự khơng có sự phân biệt giữa tội phạm chấm dứt ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, tội phạm chưa đạt hay tội phạm hoàn thành [21, tr. 19]. Bên cạnh đó, tham khảo pháp luật một số quốc gia có sự phân hóa trong việc áp dụng quy định nhân đạo này cho từng người phạm tội rất rõ ràng mà BLHS Việt Nam chưa có như quy định riêng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự giữa người chưa thành niên và người đã thành niên phạm tội (Liên bang Nga), hoặc đối với trường hợp người bị hại là người chưa thành niên thi thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được tính từ khi người đó đủ 18 tuối (Liên bang Đức).
Thứ ba, vấn đề áp dụng quy định này đối với pháp nhân thương mại. Như đã
phân tích ở trên, quy định tại Điều 27, 28 BLHS 2015 chưa nhắc đến chủ thể là pháp nhân thương mại phạm tội trong khi coi việc còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là một điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại tại Điều 75 là không cần thiết. Bên cạnh đó, việc phân loại tội phạm đối với pháp nhân để xác định điều kiện về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn cịn tồn tại nhiều quan điểm chưa thống nhất về cách áp dụng trên thực tiễn. Một số quan điểm cho rằng nên quy định một thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự riêng đối với pháp nhân thương mại giống như quy định về thời hiệu thi hành bản án đối với pháp nhân thương mại là 5 năm tại khoản 3 Điều 60 BLHS 2015. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ đế thống nhất được việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại gắn với bản chất và căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại.
Thứ tư, với xu hướng ngày càng đê cao nhiệm vụ bảo vệ quyên con người
cùa pháp luật hình sự như hiện nay thì việc thiếu đi nhừng tội phạm xâm phạm tới tính mạng con người trong quy định của BLHS về những trường hợp không áp dụng thời hiệu là một sự hạn chế cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Bởi lẽ quyền sống, quyền tự do cá nhân của con người là khách thể rất quan trọng mà BLHS cần phải bảo vệ. Ở nước ta hiện nay có một số vụ án giết người nghiêm trọng mặc dù đã tìm được hung thủ sau nhiều năm nhưng do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nên khơng thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội như Kỳ án giết người cướp tài sản 41 năm mới tìm ra hung thủ ở Bình Thuận. Theo kiến nghị của Luật sư Phan Trung Hoài - người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại trong vụ án này, việc đỉnh chỉ điều tra vụ án sẽ không làm rõ được trách nhiệm của các cơ quan và người tiến hành tố tụng trong việc bỏ lọt tội phạm, đấy gia đình nạn nhân vào tình trạng khơng có căn cứ và khơng thế buộc ai là người chịu trách nhiệm đối với cái chết của bị hại và ai bồi thường thiệt hại [63]. Điều này chưa đảm bảo lẽ công bằng đối với gia đinh bị hại, những người phải chịu nỗi đau mất người thân suốt một thời gian dài nhưng lại không thế nhờ pháp luật trừng trị người gây ra tội ác. Pháp luật một số quốc gia trên thế giới cũng quy định không
áp dụng quy định nhân đạo này đối với tội phạm xâm phạm tính mạng đặc biệt nghiêm trọng như giết người (Đức). Bên cạnh đó, cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về việc trong trường hợp chủ thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu thì có bị áp dụng các chế tài trách nhiệm pháp lý khác hay không và cụ thể là những chế tài trách nhiệm pháp lý gì?
Thử năm, quy định đối với trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng trong việc đề hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Nguyên tắc xử lý
“Mọi hành vi phạm tội do người (hoặc pháp nhân thương mại) thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chổng, công minh theo đúngphảp luật" trong BLHS
2015 địi hỏi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kịp thời phát hiện tội phạm, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm
qun tiên hành tô tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp đê xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vơ tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. Ý nghĩa của quy định không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu ngồi tính nhân đạo ra còn là yếu tố đòi hỏi các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải khẩn trương truy tìm, phát hiện, xừ lý tội phạm. Việc để cho thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hết mà khơng truy cứu trách nhiệm hình sự được đối với chủ thế phạm tội cũng chứng minh ý thức trách nhiệm trong công việc của cán bộ nhân viên trong các cơ quan tư pháp hình sự là chưa cao. Một số trường hợp còn cố tình kéo dài thời gian khơng giải quyết vụ án để hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự từ đó dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm.• • • • • • 1 • Đây có thế coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội trong hoạt động tư pháp nhưng trong BLHS cũng như các vàn bản pháp luật khác chưa có quy định chế tài xử lý hình sự đối với hành vi này.
Thứ sáu, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm chưa thống nhất về việc
thời hạn giải quyết vụ án hình sự bị kéo dài do những nguyên nhân khác nhau như vụ án bị hủy đi hủy lại nhiều lần để xét xử lại hoặc để điều tra lại, bị Tòa án, Viện kiểm sát trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhiều lần... thì có được tính vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? vấn đề này mới chỉ được giải đáp nghiệp vụ bởi VKSND tối cao nhưng chưa có một văn bản nào hướng dẫn mang tính thống nhất liên ngành nên vẫn còn gây nhiều cách hiểu trên thực tiễn.
Thứ bảy, mặc dù hiện nay thời gian tạm đình chỉ vụ án (trừ trường hợp tạm
đình chỉ do không xác định được bị can đang ở đâu và đã có quyết định truy nã) vẫn được tính vào khoảng thời gian để tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cơ quan tư pháp hình sự có thể ra Quyết định đình chỉ vụ án khi có căn cứ. Tuy nhiên điều này chưa xử lý được phần gốc của vấn đề khi số lượng án tạm đinh chỉ chờ tiếp tục giải quyết vẫn ngày càng gia tăng, việc kéo dài thời gian tạm đình chỉ sẽ dẫn đến hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Hiện nay, pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta đang thiếu đi những quy định giới hạn về số lần tạm đình chỉ hay thời gian
tạm đình chỉ. Tại Khoản 1 Điêu 149 BLTTHS năm 2015 quy định thời hạn giải quyết tố giác tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày ra quyết định phục hồi. vấn đề đặt ra là hết thời hạn 01 tháng mà Cơ quan điều tra vẫn chưa đủ căn cứ để làm rõ; việc chưa làm rõ được là do nguyên nhân khách quan và xuất hiện căn cứ tạm đình chỉ theo quy định của pháp luật thì có tiếp tục tạm đình chỉ hay khơng? Theo hướng dẫn tại mục 5 Mục 1 Hướng dẫn liên ngành sổ 2010 thỉ BLTTHS không quy định số lần tạm đỉnh chỉ giải quyết đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Việc tạm đình chỉ, phục hồi giải quyết đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố cần phải thực hiện đúng theo quy định tại Điều 148, 149 BLTTHS 2015. Tuy nhiên, nếu tạm đình chỉ sau đó phục hồi, phục hồi rồi lại tạm đinh chỉ sẽ dẫn đến việc giải quyết vụ án kéo dài, hoặc xảy ra tình trạng thiếu trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền [43, tr. 27].
Bên cạnh đó, hiện nay trong thời gian tạm đình chỉ, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được áp dụng các biện pháp để giải quyết lý do tạm đình chỉ nên trong trường hợp phát sinh tình tiết mới khơng liên quan đến lý do tạm đình chỉ lại chưa quy định giải quyết như thế nào. về nguyên tắc, khi vụ án, vụ việc tạm đình chỉ thì phải tạm dừng các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu. Theo quy định tại khoản 5 Điều 5, khoản 7 Điều 6, khoản 8 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2020 quy định các vụ việc, vụ án sau khi tạm đình chỉ giải quyết, tạm đình chỉ điều tra, Cơ quan có thẩm quyền điều tra và Viện kiểm sát chỉ áp dụng các biện pháp đề giải quyết lý do tạm đình chỉ. Cụ thể như văn bản đôn đốc cơ quan, tổ chức giám định, Hội đồng định giá tài sản sớm có kết luận; đề nghị Viện kiềm sát nhân dân tối cao có Cơng hàm đơn đốc cơ quan chức năng nước ngồi trả lời Yêu cầu tương trợ tư pháp của Việt Nam hoặc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để truy bắt bị can đang truy nã hoặc để làm rõ đối tượng gây án, truy tìm và thu giữ vật chứng. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều vụ án đang tạm đỉnh chỉ thì phát sinh thêm nhiều tình tiết, tài liệu chứng cứ
mới mà khơng liên quan đến căn cứ tạm đình chỉ. Do chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về trình tự, thú tục nên việc thu thập tài liệu chứng cứ mới trên để làm rõ vụ
án còn hạn chế dẫn đến thời gian tạm đình chỉ kéo dài.