Cơ sở của định hướng và những giải pháp

Một phần của tài liệu Không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu – lý luận, lập pháp và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hà nội (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 84 - 86)

3.2.1. Cơ sở lý luận

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 đã nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ quan trọng của chúng ta trong nhiệm kỳ này là “Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp

luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dãn; đồng thời xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội” [13]. Đây là cơ sở quan trọng để chúng ta tiếp tục hoàn thiện hệ

thống pháp luật và nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật trên thực tiễn, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Bên cạnh đó, việc hồn thiện quy định pháp luật hình sự về trường hợp

“khơng truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu” phải đảm bảo tính hiệu quả

cùa chính sách nhân đạo, khoan hồng cùa Nhà nước đối với người phạm tội trong những trường hợp đặc biệt, thể hiện rõ được chính sách phân hóa tội phạm và người phạm tội trong đường lối xù’ lý của Nhà nước ta. Việc nâng cao hiệu quả của việc áp dụng quy định này cịn phải khuyến khích được người phạm tội tự mình cải tạo, giáo dục bản thân rời xa con đường tội phạm để trở thành người có ích cho xã hội. Bên cạnh đó việc hồn thiện pháp luật còn phải xây dựng được những quy phạm pháp luật chất lượng, giúp cho các nhà nghiên cứu có được nhận thức khoa học thống nhất về biện pháp tha miễn này. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hình sự phải dựa trên những cơ sở lý luận của khoa học luật hình sự được làm sáng tỏ một cách xác đáng, khách quan và bảo đảm sức thuyết phục với tư duy pháp lý mới, tiến bộ và dân chủ, phù hợp với các nguyên tắc và quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, cũng như các tiêu chí cơ bản tối thiểu và bắt buộc chung dưới khía cạnh kỹ thuật lập pháp đối với một văn bản pháp luật hình sự tốt trong Nhà nước pháp quyền mà GS.TSKH. Lê Văn Cảm đã đưa ra. Đó là: Một, phải chặt chẽ

về mặt cấu trúc; Hai, phải nhất quán về mặt logic pháp lý; Ba, phải chính xác về mặt khoa học; Bốn, phải khả thi về mặt thực tiễn; Năm, phải trong sáng (minh

hạch) và rõ ràng, đơn giản và dẻ hiêu vê mặt thuật ngữ pháp lý [9, tr. 192 - 196].

Xuất phát từ những quan điểm lý luận về quy định “không truy cứu trách nhiệm

hĩnh sự do hết thời hiệu ” đã phân tích tại Chương 1 trong đó có bản chất pháp lý,

điều kiện áp dụng... chúng tôi xây dựng những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng quy định này trên thực tiễn.

3.2.2. Cư sử lập pháp

Khi xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015, các nhà lập pháp đã căn cứ vào quan điểm chỉ đạo “Sửa đổi, hô sung ở mức tối đa những quy

định của BLHS đã được phát hiện và những nội dung rổ ràng là chưa họp lý hoặc khó có thể áp dụng trên thực tế liên quan đến một số chính sách cụ thể được thể hiện trong một số điều luật của BLHS 2015 nhằm đảm bảo tỉnh đồng bộ, nhất quán, logic trong các quy định của BLHS, góp phần hảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật cũng như bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tỏ chức, cá nhân... tiếp tục góp phần đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống, tội phạm [3]. Tuy

nhiên, qua việc phân tích các quy định của BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, chúng ta có thể thấy vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, hạn chế trong quy định pháp luật về quy định “không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu” mà chúng ta cần phải tiếp tục hồn thiện. Đó là những quy định còn gây ra nhiều cách hiểu trên thực tiễn, vấn đề kỹ thuật lập pháp trong BLHS 2015 cũng chưa đảm bảo tính thống nhất. Bên cạnh đó, việc xây dựng những định hướng, giải pháp sẽ dựa trên cơ

sở tham khảo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trong các thời kì trước đây cũng như pháp luật của các quốc gia trên thế giới về quy định “không truy cứu

trách nhiệm hĩnh sự do hết thời hiệu ” với tinh thần tham khảo, học hỏi một cách có

chọn lọc những điểm tiến bộ, nhân văn, phù hợp với thực tiễn ở nước ta, đảm bảo sự kết họp hài hòa các giá trị pháp luật truyền thống của dân tộc với những thành tựu tiên tiến của khoa học pháp lý nhân loại.

3.2.3. Cư sở thực tiễn

Trên thực tiễn, việc áp dụng các quy định của BLHS về trường hợp “khơng

truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu” cho thấy bên cạnh các kết quả đạt

được, hiện nay vân còn nhiêu trường hợp cơ quan tiên hành tô tụng lúng túng trong việc xem xét áp dụng quy định nhân đạo này. Bên cạnh đó, số lượng án tạm đình chỉ chưa giải quyết được còn tồn đọng và chiếm số lượng lớn trong tổng số các trường hợp được đình chỉ do hết thời hiệu cũng là vấn đề đáng phải quan tâm. Việc phân tích thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS tại Chương 2 Luận văn và những tồn tại trong quy định pháp luật về không truy cứu trác nhiệm hình sự do hết thời hiệu ở mục 3.1. Chương này sẽ là cơ sở quan trọng để chúng ta đưa ra được những giải pháp khả thi trên thực tiễn. Là địa bàn tập trung nhiều loại tội phạm phức tạp, nghiêm trọng, áp lực công việc đối với cơ quan, người tiến hành tố tụng ở thành phố Hà Nội ngày càng gia tăng thì chúng ta cũng phải xem xét đưa ra những giải pháp về mặt nhân lực, cơ sở vật chất để việc vận dụng các quy định pháp luật vào việc giải quyết các vụ án hình sự được thuận tiện, mang lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng yêu cầu phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm hiện nay.

Một phần của tài liệu Không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu – lý luận, lập pháp và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hà nội (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)