Định hướng hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về không truy

Một phần của tài liệu Không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu – lý luận, lập pháp và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hà nội (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 86)

cứu trách nhiệm hình sự do hết thịi hiệu• • •

Theo GS. TSKH. Lê Văn Cảm, để xây dựng những định hướng tiếp tục hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong tương lai cần thiết phải tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản sau đây:

Nguyên tắc thứ nhất, định hướng được đưa ra đó phải phù hợp với thông lệ quốc tế và phải cân nhắc các giá trị pháp luật hình sự truyền thống tốt của dân tộc để sao cho phù họp với các nguyên tắc và các quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế. Nguyên tắc thứ hai - định hướng được đưa ra đó phải xuất phất từ lợi ích chung của nhân dân nhằm bảo vệ một cách vững chắc các quyền và tự do của con người và của công dân. Nguyên tắc thứ ba - định hướng được đưa ra đó phải tồn diện và khách quan. Nguyên tắc thứ tư - định hướng được ra đó phải dựa trên sự kết hợp hài hòa các luận điểm tiến bộ khoa học luật hình sự quốc gia và các thành tựu tiên tiến của khoa học luật hình sự quốc tế. Nguyên tắc thứ năm - định hướng đưa ra đó phải thể hiện ở mức cao nhất nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa [7, tr. 134].

Trên cơ sở lý luận, lập pháp và thực tiên đã phân tích ở trên cho thây, theo nguyên tắc cơ bản của định hướng tiếp tục hoàn thiện Phần chung PLHS hiện hành thì các quy phạm của quy định này cần được điều chỉnh theo hướng như sau:

Thứ nhất, BLHS cần phải quy định rõ trường hợp “khơng truy cứu trách

nhiệm hình sự do hết thời hiệu” với tư cách là một trường họp miễn trách nhiệm

hình sự bắt buộc (đương nhiên) đúng với bản chất pháp lý của quy định này như chúng tôi đà phân tích ở Chương 1. Bởi lẽ khi chù thể phạm tội đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để cơ quan tư pháp hình sự “khơng truy cứu trách nhiệm hình sự

do hết thời hiệu” thì cơ quan tư pháp hình sự phải miễn trách nhiệm hình sự cho

chủ thế đó. Với việc ghi nhận như vậy sẽ đảm bảo về mặt kỹ thuật pháp lý cũng như thuận tiện hơn cho việc áp dụng trên thực tiễn. Đây cũng là giải pháp pháp lý được nhiều nhà khoa học luật hình sự đưa ra [5, 14, 58]. Điều này cũng tương thích với pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới khi họ cũng quy định việc khơng truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là một trong những dạng miễn trách nhiệm hình sự. Theo chúng tơi, BLHS cần bố sung thêm một điều khoản về Miễn trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu như sau.

Điều .... Miễn trách nhiệm hình sự do hết thịi hiệu• • •

ỉ. Khỉ đã qua các thời hạn tương ứng đổi với moi loại tội phạm tại khoản ỉ Điều 27 Bộ luật này, người phạm tội đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hĩnh sự nếu trong thời hạn đó, người phạm tội khơng phạm tội mới mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù và người phạm tội không co tình trốn tránh và khơng có quyết định truy nã.

Ngoài ra, cần sửa đổi một số quy định của BLHS 2015 liên quan đến việc áp dụng quy định khơng truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu đối với pháp nhân thương mại. Trước hết, cần bỏ đi điều kiện thứ 4 tại Điều 75. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, đó là “Chưa hết thời hiệu truy cứu

trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 Bộ luật này” thay vào

đó chúng ta có thể quy định riêng một điều luật về Miễn trách nhiệm hình sự đối với

pháp nhân thương mại do hêt thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tại Chương này hoặc quy định thêm một đoạn trong điều luật về Miền trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo chúng tôi, phương án thứ hai sẽ đảm bảo kỹ thuật pháp lý hơn:

Điều .... Miễn trách nhiêm hình sư do hết thòi hiêu

2. Pháp nhãn thương mại phạm tội đương nhiên được miễn trách nhiệm hình

sự do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nếu trong khống thời hạn đã qua tương ứng đối với mỗi loại tội phạm tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật này, pháp nhân thương mại không phạm tội mới mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù.

Bên cạnh đó, chúng tơi hồn toàn đồng ý với quan điểm cùa GS. TSKH. Lê Văn Cảm khi đưa ra mơ hình lập pháp về Phần chung BLHS trong tương lai phải tuân thủ thứ tự của 09 chế định lớn của luật hình sự, cụ thế là: 1) Đạo luật hình sự - • • • • / • / • • •

>2) Tội phạm -> 3) Nhưng trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi -> 4) Trách nhiệm hình sự -> 5) Các biện phảp cưỡng chế hình sự (Hình phạt + Biện pháp tư pháp hình sự) -> 6) Quyết định hình phạt -> 7) Các biện pháp tha miễn - >

8) Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội -> 9)Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội [9, tr. 685]. Quy định về thời hiệu truy cứu

trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu sẽ được ghi nhận tại Phần quy định về các Biện pháp tha miễn.

Thứ hai, BLHS cần bổ sung thêm thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối

với giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt đế thế hiện rõ sự phân hóa trong áp dụng chính sách nhân đạo cùa pháp luật hình sự khi áp dụng quy định khơng truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu. Tại Điều 27, chúng tôi đề nghi bổ sung thêm hai đoạn như sau.

“Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự khỉ áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp chuân bị phạm tội sẽ được giảm đi một nửa. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội ớ giai đoạn phạm tội chưa đạt bằng ba phần tư thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tại Khoản 1 Điều 27.”

Bên cạnh đó, cân bơ sung thêm trường hợp người phạm tội là người chưa thành niên phạm tội thì thời hiệu cũng khác biệt với người đã thành niên phạm tội. Quy định mới này có thể đưa vào nội dung Điều 91 BLHS 2015 tại Chương XII. Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:

Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với ngi di 18 tuổi phạm tội

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đổi với người dưới 18 tuổi phạm tội sẽ được giảm đi một nửa so với thời hiệu quỵ định tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật này.

Để có thể bảo vệ tối đa quyền lợi của người bị hại là người dưới 18 tuổi trong một số vụ án nhất định liên quan đến quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, thân thân thể và quyền tình dục thì cần quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự ngưng lại cho đến khi người dưới 18 tuổi đủ 18 tuổi. Cụ thể như sau: “Thời

hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự ngưng lại cho đến khi người bị hại đã đủ 18 tuổi ở các tội theo Điều 142, 144, 145, 146, 147, 151, 153 của Bộ luật này”.

Thứ ba, cần bô sung tội giết người tại Điều 123 vào các trường họp không

được áp dụng quy định nhân đạo không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu, cụ thê chúng ta sẽ có mơ hình lý luận như sau:

Điều... Khơng áp dụng miễn trách nhiệm hình sự khi hết thời hiệu

Người thực hiện hành vi phạm tội thuộc một trong các tội dưới đây thì khơng được miễn trách nhiệm hình sự khi hết thời hiệu:• • • •

1. Tội xâm phạm an ninh quấc gia tại Chương XIII hoặc các tội phá hoại hịa bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này.

2. Tội giết người hoặc Tội tham ồ tài sản thuộc trường họp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 Bộ luật này hoặc tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.

Thứ tu, chúng tôi đồng ý với đề xuất của một số tác giả khi bổ sung tại Phần

các tội phạm trong Chương XXIV - Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp về tội cố ý kéo dài thời gian nhằm mục đích làm hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chủ thể có tội [1, tr. 109; 20, tr. 115], cụ thể như sau:

Điều... Tội cố ý kéo dài thòi gian nhằm mục đích làm hết thịi hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chủ thể có tội• • •

ỉ. Người nào có thâm quyền mà cố ý kéo dài thời gian nhằm mục đích làm hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chủ thê có tội, tạo căn cứ pháp lý cho chủ thê phạm tội này được miễn trách nhiệm hình sự thì bị phạt tù từ... đến...L 9 9/ • L

Thứ năm, sửa đổi quy định pháp luật có liên quan đến quy định khơng truy

cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu và sớm có văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật một cách thống nhất giữa các cơ quan từ trung ương đến địa phương về một số vấn đề như sau:

Một là hướng dẫn cụ thể cấch tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như điều kiện để áp dụng miễn trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu đối với pháp nhân thương mại. vấn đề này cần được hướng dẫn như sau:

Pháp nhân thương mại được miễn trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu khi có đủ 02 điều kiện là:

1) Kê từ ngày tôi phạm mà pháp nhản thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự được thực hiện nhất thiết phải qua một thời hạn nhất định và thời hạn đã9 9 9 9 1 JL *

qua ấy phải tương ứng với 01 trong 04 loại tội phạm được BLHS quy định cụ thê: 05 năm đổi với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đổi với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đổi với tội phạm rất nghiêm trọng; 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2) Trong khoảng thời hạn đã qua ấy, pháp nhăn thương mại không được phạm tội mới mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội mới này trong

trường hợp cá nhân phạm tội là trên 01 năm tù.

Trong đỏ, “ngày tội phạm mà pháp nhản thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự được thực hiện” chính là ngày cá nhân thực hiện hành vi thuộc các tội9 9 ( J 9 9 9 9

phạm được liệt kê tại Điều 76 và thỏa mãn 03 điều kiện tại Điều 75 BLHS 2015.

X • • • • • •

Việc xác định loại tội phạm mà pháp nhân thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự được căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội

theo quy định tại khoản ỉ Điều 9 (Phân loại tội phạm đối với cá nhân phạm tội) và quy định tương ứng đổi với các tội phạm được quỵ định tại Điều 76 BLHS 2015. Ví

dụ: Pháp nhân thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản ỉ Điêu ỉ92 BLHS 2015, có mức hình phạt cao nhất là 5 năm tù khi áp dụng đối với cá nhân phạm tội nên được xếp vào tội phạm nghiêm trọng (tính chất và mức độ nguy hiếm cho xã hội lớn) nên thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại sẽ là 10 năm.

Hai là hướng dẫn cụ thể thời gian giải quyết các vụ án do hủy đề điều tra lại, hủy để xét xừ lại, trả hồ sơ để điều tra bổ sung ... thì có tính vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự để xem xét cho người phạm tội hưởng sự khoan hồng của Nhà nước hay không? vấn đề này cần được hướng dẫn thống nhất như sau:

Sau khi có quyết định khởi tố bị can, vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì xác định là đang trong quả trình hoạt động tố tụng đối với vụ án

và khơng được tính vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (bao gồm cả trường hợp vụ án bị hủy đì hủy lại nhiều lần đê xét xử lại hoặc đê điều tra lại hoặc trả hồ• í •/ •• •• sơ để điều tra bổ sung nhiều lần...). Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử mà vụ án bị tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án (trừ trường họp tạm đình chỉ do khơng xác định được bị can đang ở đâu và đã cỏ quyết định truy nã) thì cần phải xác định là các hoạt động tố tụng được tạm dừng; thời gian tiến hành các hoạt động nhằm khắc phục lý do tạm đình chỉ sẽ vẫn được tính vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ba là tiếp tục nghiên cứu, ban hành hướng dẫn giải đáp rõ hơn về số lần được ra quyết định tạm đình chỉ cũng như cụ thể các biện pháp mà cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng khi mà vụ việc, vụ án đang tạm đình chỉ phát sinh các tình tiết mới. Tùy vào tính chất, mức độ nghiêm trọng và phức tạp của vụ việc, vụ án mà chúng ta có thể quy định số lần tạm đình chỉ giải quyết, tạm đình chỉ điều tra vụ án. Đối với vụ án, vụ việc đang tạm đình chỉ giải quyết phát sinh tình tiết mới khơng liên quan đến căn cứ tạm đình chỉ nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ án thì Cơ quan tố tụng có thể phục hồi điều tra vụ án, điều tra bị can để có thế áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết nhanh chóng giải quyết vụ án.

Bốn là cần hướng dẫn cụ thể các chế tài áp dụng đối với những chủ thể phạm

tội khi khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự do hêt thời hiệu thì có bị áp dụng những chế tài xử lý khác về hành chính, dân sự ... hay không? Hướng dẫn cụ thể về việc giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại, công khai xin lỗi... của chủ thể phạm tội, trách nhiệm của cơ quan và người tiến hành tố tụng đối với bị can và gia đình bị hại...

3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng không truy CÚ11 trách nhiệm hình sự do hết thịi hiệu trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.4.1. Hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật hình sự

Đe quy định khơng truy cứu trách nhiệm hình sự được áp dụng một cách hiệu quả trên thực tiễn thì trước hết chúng ta phải nghiên cứu, hồn thiện các quy định pháp luật hình sự về quy định này, đảm bảo tính đồng bộ, thể hiện đúng bản chất cũng như tính nhân đạo và tính phân hóa sâu sắc của pháp luật hình sự Việt Nam. Bên cạnh đó, cần rà sốt các vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật để kịp thời hướng dẫn, áp dụng thống nhất giữa các cơ quan từ trung ương đến địa phương. Đây cũng là cơ sở để người dân tin hơn vào sự nhân văn, đề cao việc bảo vệ quyền con người trong pháp luật Việt Nam.

3.4.2. Tăng cường năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán

Con người là yếu tố trung tâm quyết định sự thành bại của mọi chủ trương, chính sách nhưng trong hoạt động tố tụng hình sự hiện nay, năng lực chun mơn của đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán vẫn còn hạn chế. Nghị quyết 49 NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ ra: “Công tác tưphảp còn bộc lộ nhiều hạn chế... Đội ngũ cán bộ

tư pháp, bố trợ tư pháp cịn thiếu, trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một

Một phần của tài liệu Không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu – lý luận, lập pháp và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hà nội (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)